Hợp đồng kinh tế là gì? Các quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế

20/07/2023
823

Hợp đồng kinh tế là một cụm từ không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Pháp luật quy định như thế nào về loại hợp đồng này? Mời Doanh nghiệp tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của MISA.

I. Khái quát về hợp đồng kinh tế

hợp đồng kinh tế là gì

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Tuy pháp luật hiện hành không còn khái niệm về hợp đồng kinh tế nhưng theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, có thể hiểu:

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

2. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng kinh tế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 4 đặc điểm quan trọng sau đây:

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Mục đích của hợp đồng Gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của các bên, như hoạt động mua bán/ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc các hợp đồng trao đổi hàng hóa.
✅ Chủ thể giao kết Phải có một bên là pháp nhân. Chủ thể còn lại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
✅ Nội dung của hợp đồng Phải phù hợp với các lĩnh vực, hoạt động ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Đồng thời, không được trái với quy định của pháp luật, điều cấm của xã hội.
✅ Hình thức của hợp đồng Hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

3. Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng hiện nay

Mỗi loại hợp đồng kinh tế đều mang những đặc trưng và tính pháp lý riêng của nó. Theo sự phát triển đa dạng lĩnh vực của nền kinh tế thị trường, một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp có thể kể đến là:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương;
  • Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu;
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
  • Hợp đồng gia công đặt hàng;
  • Hợp đồng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật;
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng kinh tế xây dựng;
  • Hợp đồng kinh tế thương mại;
  • Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Hợp đồng liên doanh liên kết;
  • Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

>>> Bài viết liên quan: Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế là gì và được viết như thế nào?

II. Quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế

quy định về hợp đồng kinh tế

Mặc dù pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể về hợp đồng kinh tế nhưng hợp đồng kinh tế dựa trên hợp đồng dân sự cơ bản, do đó hợp đồng kinh tế sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.

1. Quy định về tư cách chủ thể của hợp đồng kinh tế

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp.
  • Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú.

2. Quy định về ký kết hợp đồng kinh tế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng kinh tế bắt buộc phải có một bên chủ thể là pháp nhân. Vậy việc ký kết hợp đồng kinh tế sẽ được thực hiện bởi người đại diện có thẩm quyền. Theo đó thì người đại diện được chia làm 2 loại:

Người đại diện trong hợp đồng kinh tế
✅ Đại diện đương nhiên theo pháp luật
  • Được quy định đối với các doanh nghiệp tư nhân. Người đại diện đương nhiên của các doanh nghiệp tư nhân sẽ là chủ đầu tư.
  • Người đại diện đương nhiên có quyền đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền sẽ chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền.
✅ Đại diện theo ủy quyền
  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên sẽ là tổng giám đốc và đối với công ty hợp danh thì người đại diện sẽ là các thành viên hợp danh.

3. Nội dung của hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế là những điều khoản do các bên thỏa thuận với nhau dựa trên quy định của pháp luật. Những điều khoản này có thể làm phát sinh; thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Sau đây là 03 loại điều khoản cơ bản của nội dung hợp đồng kinh tế:

Điều khoản cơ bản của nội dung hợp đồng kinh tế:
✅ Điều khoản chủ yếu Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
  • Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có).
  • Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…).
  • Phương thức thanh toán, giá.
  • Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
✅ Điều khoản thường lệ Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận.
✅ Điều khoản tùy nghi Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất, những cập nhật năm 2023

III. Thực hiện hợp đồng kinh tế

thực hiện hợp đồng kinh tế

1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế

Nguyên tắc chấp hành hiện thực: đòi hỏi các bên thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng.

Nguyên tắc chấp hành đúng: đòi hỏi các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Cụ thể là thực hiện đúng đối tượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh toán và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Nguyên tắc hợp tác cùng có lợi: đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.

2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế

Pháp luật đưa ra 03 biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc áp dụng một trong các biện pháp này hoặc có thể kết hợp nhiều biện pháp, nếu một biện pháp không đủ để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng.

Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế
✅ Thế chấp tài sản Là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản (động sản, bất động sản) hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Trong trường hợp các bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ, bên có quyền sẽ xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình.

✅ Cầm cố tài sản Là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết.

Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ đảm bảo giữ nguyên giá trị của vật cầm cố và không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực.

✅ Bảo lãnh tài sản Là một biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trong đó cá nhân hay tổ chức (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền trong hợp đồng là sẽ dùng tài sản của mình chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) khi người này không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký.

Lưu ý: Việc thế chấp; cầm cố; bảo lãnh tài sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận công chứng của Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

>> Xem thêm:

IV. Hợp đồng kinh tế vô hiệu

hợp đồng kinh tế vô hiệu

1. Hợp đồng kinh tế vô hiệu khi nào?

Hợp đồng kinh tế vô hiệu khi việc ký kết trái với các quy định của pháp luật. Khi đó, các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng này đều không có giá trị thực hiện.

2. Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách xử lý

Có 02 loại hợp đồng kinh tế vô hiệu gồm: Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và Hợp đồng kinh tế vô hiệu một phần.

Mỗi loại HĐ kinh tế vô hiệu sẽ có cách xử lý khác nhau theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

HĐ kinh tế vô hiệu toàn bộ HĐ kinh tế vô hiệu 1 phần
✅ Định nghĩa
  • Vi phạm các điều cấm của pháp luật. Ví dụ: nội dung hợp đồng kinh tế được thỏa thuận sản xuất, tiêu thụ hàng cấm.
  • Một trong các bên ký hợp đồng không có GPKD theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận.
  • Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền. Người đó không phải là đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền hoặc là đại diện theo ủy quyền nhưng ký kết vượt quá phạm vi ủy quyền và nội dung ký hợp đồng nằm toàn bộ trong phạm vi vượt quá ủy quyền đó.
  • Người ký kết có hành vi lừa đảo như: giả danh, giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu.

Có một phần nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng; hoặc có phần nội dung do người được uỷ quyền ký hợp đồng vượt quá phạm vi uỷ quyền.

Do đó, chỉ có phần thỏa thuận trái pháp luật và phần nội dung ký vượt phạm vi ủy quyền bị vô hiệu, các phần còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật và vẫn được thực hiện bình thường.

✅ Cách thức xử lý

Dù các bên chưa thực hiện hay đã thực hiện xong đều phải xử lý theo pháp luật:

  • Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện.
  • Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý về tài sản.
  • Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong thì các bên bị xử lý về tài sản.
Các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với phần vô hiệu đó.
✅ Nguyên tắc xử lý
  • Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Thiệt hại phát sinh do các bên gánh chịu.

>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý doanh nghiệp cần biết.

Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng kinh tế đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:

  • Tiết kiệm được tới 90% thời gian ký kết
  • Tiết kiệm 85% chi phí
  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
  • Đảm bảo tiến độ ký kết ngay trong đại dịch Covid 19

các loại hợp đồng điện tử

MISA tự hào là đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng online AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký hợp đồng online ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.

Tìm hiểu thêm về phần mềm AMIS WeSign

Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.


Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Hợp đồng đại lý là gì? 5 đặc điểm quan trọng thương nhân cần nhớ

>>> Hợp đồng vay vốn là gì? Mẫu hợp đồng vay vốn mới nhất

>>> Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

>>> Mẫu hợp đồng kinh tế tiếng Anh đầy đủ và mới nhất hiện nay

>>> Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế đầy đủ, được cập nhật mới nhất

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả