Kiến thức Thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp: 6 phương pháp xây dựng...

Việc thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp ứng với sự phát triển là vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Các kiến thức cần biết dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ dưới đây sẽ giúp nhà quản lý thiết lập mục tiêu thực tế và hiệu quả!

I. Tại sao phải thiết lập mục tiêu doanh nghiệp?

Trước khi tìm hiểu cách thiết lập mục tiêu thành công cho năm mới, MISA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu lý do tại sao việc thiết lập mục tiêu công việc lại quan trọng?

Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để định hướng con đường đi của doanh nghiệp, cũng như cung cấp động lực phấn đấu cho chủ doanh nghiệp. Quan trọng nhất, đặt mục tiêu là một cách để đo lường sự tiến bộ của người quản lý.

Nếu bạn muốn làm cho công việc kinh doanh của mình trở nên tốt nhất có thể

Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp:

  • Thiết lập mục tiêu giúp bạn đo lường tiến độ công việc
  • Mục tiêu giúp tổ chức duy trì được động lực
  • Thiết lập mục tiêu giúp loại bỏ sự trì hoãn
  • Giúp tổ chức liên tục đạt được sự tiến bộ
  • Thiết lập mục tiêu giúp nâng cao hiệu suất công việc
  • Thiết lập mục tiêu tạo ra sự tập trung và liên kết trong tổ chức

Tất cả các mục tiêu đều quan trọng, bất kể chúng lớn hay nhỏ. Đạt được những mục tiêu nhỏ có thể giúp bạn hướng tới những mục tiêu lớn hơn. Mục tiêu có thể giúp cho doanh nghiệp thành công nhưng cũng có thể phá vỡ sự thành công đó. 

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Kiến thức cần biết về Thiết lập mục tiêu dành cho Start-up và doanh nghiệp nhỏ

II. Các loại mục tiêu phổ biến trong doanh nghiệp

1. Đặt mục tiêu theo thời gian

Mục tiêu theo thời gian thường được chia thành ba loại:

  • Mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu đòi hỏi con người thực hiện trong thời gian dài, thường từ 5 năm trở lên. Những mục tiêu dài hạn sẽ gắn với những quyết định mang tính chiến lược, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn mục tiêu trung hạn và ngắn hạn.
  • Mục tiêu trung hạn: Những mục tiêu có khoảng thời gian thực hiện trung bình từ ba năm trở lại.
  • Mục tiêu ngắn hạn: Những mục tiêu có thời hạn thực hiện khoảng 1 năm hoặc ít hơn. Mục tiêu ngắn hạn gắn với các quyết định chiến thuật, tác nghiệp nhanh nên có tính cụ thể, định lượng chính xác.

Cần lưu ý rằng, việc phân biệt giữa các loại mục tiêu bằng số năm cụ thể như trên không đúng trong tất cả trường hợp. Người quản lý nên định nghĩa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn dựa trên một chu kỳ quyết định thông thường của doanh nghiệp.

ví dụ về mục tiêu theo thời gian
Ví dụ về mục tiêu theo thời gian của một doanh nghiệp

Vi dụ, công ty sản xuất xe ô tô cần một chu kỳ quyết định kéo dài 5 năm để tung ra các mẫu xe hơi mới. Lúc này, bất kỳ mục tiêu nào liên quan đến mẫu hàng mới có thể hoàn thành dưới 5 năm đều được công ty coi là mục tiêu ngắn hạn.

Khi hoạch định mục tiêu, ba loại trên luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn được xác lập căn cứ vào định hướng của mục tiêu dài hạn. Mặt khác, mục tiêu dài hạn vẫn bị phụ thuộc vào các điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Xem thêm: Bí quyết xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp cần biết 

2. Đặt mục tiêu theo bản chất

Những mục tiêu theo bản chất bao gồm:

  • Mục tiêu kinh tế: tăng lợi nhuận, doanh thu, thị phần, cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh…
  • Mục tiêu xã hội: giải quyết vấn đề công việc, tham gia từ thiện, bảo vệ môi sinh môi trường, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trách nhiệm…
  • Mục tiêu chính trị: giữ mối quan hệ tốt với các nhà chức trách địa phương, vận động hành lang nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho hoạt động kinh doanh, tiếp cận và bắt kịp thời các thông tin, chính sách mới nhất của chính phủ…

Trên thực tế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa ba loại mục tiêu. Thực tiễn cho thấy nhiều công ty chỉ theo đuổi mục tiêu kinh doanh một cách thuần túy, không quan tâm đến mục tiêu xã hội nên đã bị dư luận lên án. Từ đó hình ảnh trong mắt công chúng bị giảm sút, đánh mất nhiều cơ hội. 

Ngược lại, những doanh nghiệp biết gắn liên mục tiêu kinh doanh với mục tiêu xã hội cũng như tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền sẽ gặp nhiều thuận lợi, tạo ra được sự cảm tình và ủng hộ vững vàng. Những doanh nghiệp này có thể phát triển lâu dài theo thời gian.

3. Đặt mục tiêu theo cấp độ

Phân cấp mục tiêu không chỉ quan trọng trong quá trình thiết lập mà còn có vai trò quan trọng cho việc triển khai mục tiêu một cách hiệu quả. Trong quản trị chiến lược, xác định ba cấp độ mục tiêu chính là cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược tương ứng: 

  • Cấp công ty: Những mục tiêu có tính chất tổng quát, dài hạn hơn. Mục tiêu cấp công ty tạo cơ sở và định hướng cho các mục tiêu cấp thấp. Mục tiêu này sẽ do hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc công ty đề xuất, quyết định.
  • Cấp đơn vị kinh doanh: Mục tiêu gắn với từng đơn vị kinh doanh chiến lược, từng sản phẩm, từng ngành hàng riêng biệt. Những mục tiêu cấp đơn vị phải hỗ trợ hoàn thành mục tiêu cấp công ty và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. 
  • Cấp chức năng: Mục tiêu gắn liền với mục tiêu cấp kinh doanh nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện mục tiêu cấp kinh doanh. Phạm vi của mục tiêu cấp chức năng liên quan hoạt động cụ thể như sản xuất, tài chính, Marketing, quản trị nguồn nhân lực…

4. Đặt mục tiêu theo hình thức

Hình thức của mục tiêu có hai loại như sau: 

  • Mục tiêu định tính: Mục tiêu biểu hiện dưới dạng xu hướng, tính chất, không xác định bằng con số cụ thể. Các doanh nghiệp thường áp dụng khi xử lý vấn đề phức tạp, khó có thể định lượng. Càng đi cao hơn trong cấu trúc quản lý, dường như doanh nghiệp càng có mục tiêu định tính hơn.
  • Mục tiêu định lượng: Mục tiêu được xác định, đo lường bằng các con số cụ thể và thông qua các công cụ.
Phần mềm báo cáo công việc tốt nhất doanh nghiệp cần biết
Người quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý công việc để dễ dàng đo lường, kiểm soát các mục tiêu định lượng

Trong quản trị, các mục tiêu định lượng có một vai trò nền tảng cho việc lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra đánh giá. Thế những, nếu tình huống phức tạp khó định lượng chính xác mà người quản lý vẫn gắng đẩy con số lên quá cao vì sẽ dẫn đến sự phản kháng từ nhân viên. Nghệ thuật hoạch định mục tiêu đòi hỏi các nhà quản trị biết phối hợp và lựa chọn giữa mục tiêu định lượng và định tính một cách hợp lý. 

CTA MGM 02

5. Đặt mục tiêu theo tốc độ tăng trưởng

Theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, các mục tiêu có thể chia thành ba loai: 

  • Mục tiêu tăng trưởng nhanh: doanh nghiệp cố gắng phấn đấu đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành. Để làm được điều này, công ty phải hội đầy đủ những điều kiện bên trong đồng thời tranh thủ được một số cơ hội bên ngoài.
  • Mục tiêu tăng trưởng ổn định: Xác định một mức độ tăng trưởng ngang bằng với mức độ tăng trưởng bình quân chung của ngành hoặc duy trì, củng cố tốc độ tăng trưởng như những năm trước. 
  • Mục tiêu suy giảm: Làm giảm tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp hơn mức bình quân chung toàn ngành hoặc thu hẹp lại quy mô hoạt động của công ty. Việc thực hiện mục tiêu suy giảm nảy sinh từ những nguyên nhân khách quan như sự suy thoái kinh tế, lạm phát, cạnh tranh khốc liệt,.. Bên cạnh đó, những nguyên nhân chủ quan như doanh nghiệp muốn từ bỏ lĩnh vực kinh doanh sản phẩm đã lỗi thời, không còn phù hợp cũng có thể xảy ra. 

Có thể nói, để có được một hệ thống mục tiêu chính xác, khoa học, các công ty nên xem xét và tái lập mục tiêu theo cả 5 góc độ trên.

III. Các lĩnh vực chính để người quản lý thiết lập mục tiêu

1. Dịch vụ

Đặt mục tiêu tập trung nhiều vào khách hàng, các mục tiêu tập trung vào dịch vụ có thể là cung cấp dịch vụ được tốt hơn cho khách hàng. Đặc biệt doanh nghiệp đã tiếp thu được nhiều ý kiến mang tính xây dựng cho khách hàng.

2. Xã hội

Doanh nghiệp cần đặt mục tiêu vào việc đóng góp cho cộng đồng hoặc tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.

3. Lợi nhuận

Doanh nghiệp luôn thiết lập mục tiêu định hướng doanh thu hàng đầu và đặt các lộ trình cụ thể về các bước và cách thức thực hiện giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận về công ty hiệu quả nhất!

4. Tăng trưởng

Phát triển và mở rộng doanh nghiệp nên là một mục tiêu chủ chốt khi doanh nghiệp ổn định. Đặt mục tiêu tìm nguồn nhân sự tài năng và đào tạo theo hướng doanh nghiệp mong muốn đạt được.

Doanh nghiệp luôn thiết lập mục tiêu định hướng doanh thu hàng đầu
Bạn gặp khó khăn trong thiết lập mục tiêu doanh nghiệpTHAM KHẢO NGAY PHẦN MỀM MISA AMIS CÔNG VIỆC

IV. 6 phương pháp để thiết lập các mục tiêu kinh doanh trong năm mới

Theo một nghiên cứu, những người biết thiết lập mục tiêu sẽ có khả năng thành công cao hơn gấp 10 lần so với những người không có mục tiêu rõ ràng. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với các doanh nghiệp. Nếu bạn muốn thành công về lâu dài, hãy học cách đặt mục tiêu và đạt được chúng. 

1. Xác định mục tiêu của bạn là gì

Chắc chắn rằng bạn sẽ không đơn độc trên hành trình thiết lập mục tiêu! Rất nhiều chủ doanh nghiệp phải vật lộn với việc bắt đầu từ đâu khi xác định mục tiêu (đặc biệt là những người mới).

Vậy… bắt đầu từ đâu? Thay vì chỉ nghĩ “Chúng ta muốn đặt mục tiêu gì cho công ty của mình?” hãy nghĩ về nó theo cách này: Chúng ta muốn đạt được điều gì?

Khi xác định mục tiêu, hãy đảm bảo rằng chúng xứng đáng với thời gian và công sức của bạn. Hãy suy nghĩ về những mục tiêu kinh doanh thực sự có thể thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển trong năm tới.

Để tìm ra các ưu tiên hàng đầu của bạn, hãy xem xét tận dụng phân tích SWOT. Phân tích của bạn sẽ cho bạn biết doanh nghiệp của bạn đang đi xuống ở đâu và những lĩnh vực nào cần cải thiện. Khi bạn xác định được lĩnh vực nào cần trợ giúp, hãy bắt đầu đưa ra các mục tiêu mà bạn tin rằng mình có thể đạt được (hoặc sắp đạt được) trong vài tháng hoặc năm tới. 

2. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Bạn càng dành nhiều thời gian để mô tả và hình dung các mục tiêu của mình, bạn càng có nhiều khả năng thực sự đạt được chúng. Vì vậy, khi đặt mục tiêu, hãy mô tả chi tiết và đặt ra mục tiêu rõ ràng nhất có thể.

Chúng ta cần đi sâu vào chi tiết thực tế khi đặt mục tiêu, những gì cần để đạt được và thời gian bao lâu để đạt được mục tiêu đó. Để Xác định vị trí bạn muốn đạt được mục tiêu, hãy coi đây là lộ trình mục tiêu của bạn. Hãy cụ thể hóa những gì bạn muốn hoàn thành tại mỗi thời điểm.

Lộ trình của bạn cũng có thể trình bày chi tiết các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như: Tăng doanh thu tổng thể hoặc giảm một số chi phí nhất định.

3. Cam kết với các mục tiêu đề ra  

Giống như bất cứ điều gì trong cuộc sống, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu, bạn phải cam kết thực hiện nó. Khi bạn đã đặt mục tiêu, hãy thực hiện cam kết và kiên trì thực hiện. Đừng đoán già đoán non về mục tiêu của bạn hoặc từ bỏ chúng ngay lập tức. Tận hưởng chuyến đi, theo dõi kết quả của bạn và làm bất cứ điều gì bạn cần làm để duy trì động lực trong suốt quá trình. 

4. Gặp gỡ nhóm thường xuyên để đo lường tiến độ

Không có cảm giác nào tuyệt vời hơn việc đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt ra. Tuy nhiên, bạn không thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn không có hệ thống theo dõi và phân tích quá trình thực hiện mục tiêu đó. 

Tìm cách theo dõi các mục tiêu phù hợp với nhóm hợp tác. Ví dụ: Có thể bạn sẽ sử dụng bảng tính để theo dõi các chỉ số hàng tháng. Bằng cách theo dõi (các) mục tiêu của mình, bạn có thể tìm ra điều gì đang và không hiệu quả và thực hiện các thay đổi trong quá trình thực hiện để đảm bảo cuối cùng bạn đạt được những mục tiêu gì? 

Bạn cũng nên gặp gỡ nhóm của mình để thảo luận về các mục tiêu đề ra. Bằng cách đó, bạn giữ cho mọi người biết và có thể đưa ra các ý tưởng để giúp bạn đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.

5. Tự chịu trách nhiệm với thời hạn

Nếu bạn thực sự muốn thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu kinh doanh, hãy thử đặt ra các thời hạn để tự chịu trách nhiệm. Đặt mục tiêu tập trung vào thời gian giúp bạn xác định ngày rõ ràng về thời điểm bạn muốn đạt được mục tiêu của mình. Thời hạn giúp bạn giữ vững vị trí và tạo cho bạn động lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu.

Ngay từ khi bắt đầu thiết lập mục tiêu, hãy đặt thời hạn cho thời điểm bạn muốn đạt được mục tiêu. Chúng ta không bàn về việc thực hiện theo quý, mà chúng ta phải đưa ra một ngày cụ thể hoàn thành mục tiêu đó. Bằng cách đó, bạn có thể tự chịu trách nhiệm với mục tiêu của mình đã đề ra.

6. Kỷ niệm các cột mốc và thành tựu

Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, hãy nhớ kỷ niệm các mốc quan trọng bạn đạt được khi mục tiêu bạn hoàn thành, bất kể chúng lớn hay nhỏ. Bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và năng lượng để đạt được mục tiêu, vì vậy hãy dành một chút thời gian để ghi lại tất cả và thư giãn với thành tựu đạt được. 

Những thành tích nhỏ hơn có thể là những phần thưởng đơn giản, chẳng hạn như bữa trưa tại nhà hàng yêu thích hoặc một chiếc bánh ngọt. Khi đạt được những thành tựu quan trọng, bạn có thể tiết kiệm hơn một chút với những màn ăn mừng của mình để phù hợp với mục tiêu mà bạn đã đạt được.

Đặt mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn có thể giúp thiết lập doanh nghiệp của bạn thành công. Tìm hiểu cách đặt các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn cho doanh nghiệp của bạn.

TĂNG HIỆU SUẤT QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp thành công với MISA AMIS

Cho dù là ở cấp độ cá nhân hay chuyên nghiệp, các mục tiêu được thiết lập thông qua công cụ sẽ giúp bạn tập trung vào vị trí bạn muốn. Mục tiêu còn tăng cường sự tham gia của nhân viên, đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị đình trệ. 

Dùng ngay miễn phí

Với MISA AMIS Công việc, phần mềm sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu hiệu quả hơn:

Phần mềm quản lý mục tiêu giúp bạn làm điều này với một số tính năng như: 

  • Phần mềm quản lý công việc MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý điều hành và giám sát công việc. 
  • Làm việc mọi lúc – mọi nơi, giao việc trực tiếp, thảo luận tập trung, báo cáo đa chiều, cảnh báo tiến độ thông minh.
  • Phần mềm tổng quan và báo cáo tiến độ kịp thời để giúp bạn phân tích chính xác tiến trình của mình.
  • Sắp xếp chia nhỏ mục tiêu của bạn thành những việc cần làm đơn giản. Hỗ trợ quản lý đưa ra những điều chỉnh tức thì để tối đa hoá kết quả công việc.
  • Tổ chức các hạng mục công việc, phân bổ nhân lực liên phòng ban, thiết lập tiến độ trên một nền tảng hợp nhất.

Đặc biệt bằng cách sử dụng một ứng dụng thiết lập mục tiêu cho phép bạn đặt và theo dõi tiến trình của mình đối với các mục tiêu SMART, KPI và OKR.

VI. Kết luận

Với phòng ban Start-up và doanh nghiệp nhỏ, việc có những mục tiêu kinh doanh rõ ràng có thời hạn và có thể đạt được cho phép bạn định hướng công ty đi đúng hướng. Hy vọng qua những thông tin hữu ích về thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp, bạn có thể xây dựng mọi mục tiêu kinh doanh thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]