Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là chế tài xử lý vi phạm hợp đồng thường được sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định xoay quanh vấn đề này. Mời Doanh nghiệp tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về khái niệm cũng như cách xác định mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
I. Bồi thường thiệt hại hợp đồng nghĩa là gì?
Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất (hoặc tinh thần) bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015, người bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường những khoản sau:
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Lưu ý: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra, và có đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm: Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Cụ thể như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng | |
✅Có hành vi vi phạm hợp đồng |
|
✅Có xảy ra thiệt hại thực tế |
|
✅Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra |
|
✅Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ |
|
>>> Bài viết liên quan: Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất cho từng trường hợp
III. Cơ sở tính mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự
Bởi vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, cho nên, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng.
Thông thường, mức bồi thường thiệt hại hợp đồng sẽ được xác định theo 02 cơ sở sau:
– Thứ nhất: Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
– Thứ hai: Nếu trong Hợp đồng có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường thì sẽ làm theo quy định tại Hợp đồng. Với điều kiện là các điều khoản đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại hợp đồng sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc giá trị bị thiệt hại thực tế của từng trường hợp cụ thể.
IV. Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Quy định về việc xác định thiệt hại về tinh thần cũng thuộc phạm vi được bồi thường khi vi phạm hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có bất kỳ một tiền lệ nào về bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Có thể thấy, cho dù căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng là rất rõ ràng nhưng khi xác định vấn đề bồi thường thiệt hại cho những tổn thất tinh thần là điều không dễ dàng.
Đối với các thiệt hại về tinh thần được các Tòa án chấp thuận bồi thường, ngoài các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã nêu trên, thì còn cần phải có 02 dấu hiệu:
– Thứ nhất: Tính dự đoán được của thiệt hại. Bên có nghĩa vụ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trước hoặc có thể dự đoán trước một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng như là một hậu quả có thể xảy ra từ việc vi phạm hợp đồng.
– Thứ hai: Những tổn thương tinh thần mà bên bị vi phạm phải gánh chịu phải là những thiệt hại “đáng kể”. Có thể hiểu “thiệt hại đáng kể” là những thiệt hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của bên bị vi phạm và có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe tinh thần, tâm lý của bên bị vi phạm.
V. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt và phạt vi phạm hợp đồng
Hợp đồng có thể là hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng dân sự do đó khi bàn về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại từ vi phạm hợp đồng cần lưu ý cả quy định của Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể:
✅Điều 307 Luật thương mại 2005 | Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại:
|
✅Khoản 3 Điều 418 Bộ Luật Dân sự 2015 | Quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:
|
Như vậy, căn cứ vào loại hợp đồng cụ thể mà các bên ký kết, mối quan hệ giữa hai chế tài này là không giống nhau.
– Đối với hợp đồng thương mại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh ngay cả khi các bên không có thỏa thuận, còn trách nhiệm nộp phạt vi phạm chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng.
– Đối với hợp đồng dân sự: trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
VI. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại hợp đồng
Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 351 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Theo đó, hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi hoàn toàn do bên có quyền thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm.
>>> Bài viết liên quan: Tranh chấp hợp đồng là gì? Những quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng
Ngoài ra, nếu như các bên thỏa thuận về trường hợp không phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì bên có nghĩa vụ cũng không phải bồi thường về hành vi của mình.
Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:
MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. |
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Xem thêm các nội dung liên quan
>>> Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Các mẫu HĐ phổ biến
>>> Điều khoản bảo hành trong hợp đồng là gì? Quy định về thời hạn bảo hành
>>> Tìm hiểu hợp đồng vô hiệu là gì và những hậu quả pháp lý