Hợp đồng thuê khoán là gì? Ví dụ thuê khoán tài sản

18/01/2022
3927

Hợp đồng thuê khoán là gì? Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê

Vậy Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 có quy định gì về đối tượng của loại hợp đồng này? Điều khoản, điều kiện về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ra sao? Hãy theo dõi toàn bộ bài viết dưới đây để hiểu rõ nhất các thông tin này, kèm theo đó là những ví dụ thực tế.

1. Hợp đồng thuê khoán dành cho ai?

tổng quan về hợp đồng thuê khoán

Đối tượng ký hợp đồng thuê khoán được xác định có 2 bên, một bên là nhóm sở hữu tài sản (đất đai, rừng; mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết,…) và một bên có nhu cầu thuê lại nhằm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức. Trong đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng là gì và các loại hợp đồng phổ biến hiện nay

2. Ví dụ hợp đồng thuê khoán?

thuê khoán xe

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán được hiểu là các cơ sở vật chất như đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác; gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh hay tư liệu sản xuất,… Và điển hình nhất của hợp đồng thuê khoán mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường thực hiện là thuê khoán tài sản.

Ví dụ về hợp đồng thuê khoán:

Anh A có nhu cầu thuê một chiếc xe ô tô để làm thêm công việc tài xế nhằm tăng thu nhập tay trái cho mình. Anh A biết B là công ty lớn chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe với giá tốt, phù hợp với ngân sách mình cần tìm. Anh A tìm đến công ty B để làm hợp đồng thuê mướn xe trong thời hạn 3 tháng.

Trách nhiệm của công ty B sẽ là giao xe cho anh A khai thác công dụng để hưởng lợi. Còn Nghĩa vụ của anh A trong hợp đồng sẽ là trả đủ tiền thuê hằng tháng cho công ty B, đồng thời phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình. Nếu anh A làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị xe thì phải bồi thường thiệt hại cho công ty B (trừ khi có những thỏa thuận khác).

Căn cứ theo quy định tại điều 508: Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán:

1. Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

2. Bên thuê khoán có thể tự mình thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.

3. Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.

3. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán?

thỏa thuận hợp đồng thuê khoán

Cũng trong Bộ luật dân sự 2015 Điều 492, một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán đều phải tuân theo các quy định sau:

Trường hợp Diễn giải
1  

⚠️Một bên vi lý do cá nhân muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán. Quy định là phải báo trước cho đối phương trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu A thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước cho B phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

2  

⚠️ Khi bên A thuê khoán nhưng khai thác công dụng tài sản không đúng mục đích thì quy định bên B cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3  

⚠️ Khi bên A thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác tài sản thuê là nguồn sống duy nhất của A. Đồng thời việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên B cho thuê khoán thì bên B không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Do đó, bên A lúc này phải cam kết với bên B không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng vô hiệu là gì và giá trị pháp lý liên quan

4. Nội dung trong hợp đồng thuê khoán

nội dung của hợp đồng

STT Nội dung Giải thích
1 ✅ Thông tin các bên  

Các bên cung cấp đủ và chính xác thông tin cá nhân của bên thuê khoán và bên cho thuê khoán theo các tiêu chí: Họ tên, thông tin cá nhân, địa chỉ, số tài khoản…

2 ✅ Tài sản thuê khoán  

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê khoán và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền thuê của Bên cho thuê khoán đối với tài sản thuê khoán.

3 ✅ Thời hạn thuê khoán  

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

4 ✅ Giá thuê khoán  

Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.

5 ✅ Giao tài sản thuê khoán  

Các bên thỏa thuận thời điểm giao tài sản, địa điểm giao tài sản thuê khoán. Lưu ý: Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán. Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.

6 ✅ Quyền và nghĩa vụ các bên  

Dựa trên các quy định của pháp luật và ý chí, các bên thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng bên trong hợp đồng. Lưu ý: Các bên chú ý đến quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản thuê.

7 ✅ Các điều khoản khác  

Các bên thỏa thuận một số điều khoản khác để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình trên nguyên tắc không vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

Tham khảo mẫu hợp đồng thuê khoán và tải về tại đây.

5. Hình thức ký kết hợp đồng thuê khoán

Có giá trị ngang bằng với các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng thuê khoán tài sản cũng cần phải được lập ra theo thỏa thuận và giao kết bằng văn bản văn bản. Điều này chính là căn cứ để nhà nước giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản thuê khoán là bất động sản nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác tài sản thuê khoán sai mục đích sử dụng mà pháp luật đã quy định.

Có 3 hình thức ký kết bằng văn bản được Pháp luật công nhận:

5.1. Ký tay truyền thống

Chữ ký truyền thống được tạo ra sử dụng để ký kết các loại hợp đồng, văn bản. Tuy nhiên, hình thức này đã không còn được xem là tối ưu ở thời điểm hiện tại bởi 2 lý do:

ký tay truyền thống

❌ Mất từ 5 đến 8 ngày cho công đoạn soạn thảo hợp đồng, xem xét ký nháy, chuyển phát nhanh qua lại cho 2 bên ký chính và cất kho, lưu trữ. Do đó, ký tay truyền thống gây tốn thời gian và bất tiện khi bên thuê khoán cần sử dụng tài sản thuê sớm nhưng phải phụ thuộc vào quy trình của bên còn lại (nếu là doanh nghiệp lớn còn phải trải qua giai đoạn trình ký từ các phòng ban chuyên môn).

❌ Trong thời đại các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chạy đua thì việc ký tay truyền thống gây tốn kém là một khuyết điểm nghiêm trọng. Một giao kết thực hiện có thể phải mất từ 60.000 – 100.000vnđ cho mỗi bộ hồ sơ bao gồm tiền giấy in (mỗi bên giữ 2 bản), chi phí mực in (in đi in lại nếu sai sót), chi phí chuyển phát nhanh (2 chiều) và kệ kho, lưu trữ (nếu là doanh nghiệp lớn còn phải kê ngân sách cho nhân lực quản lý hồ sơ).

5.2. Ký điện tử trên hợp đồng điện tử

Được ra đời nhằm cải thiện chất lượng của công tác ký kết truyền thống, việc ký kết trên hợp đồng điện tử dần khẳng định được vị thế của mình qua từng loại hợp đồng bởi sự công nhận của Pháp luật.

Theo khoản 1, Điều 21 Luật Giao dịch điện tử thì:

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký điện tử có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. Chữ ký này thực hiện dựa trên sự tin tưởng của hai bên vì chúng bản chất là không sử dụng mã hóa. Khuyết điểm là dễ bị giả mạo.

>>> Xem thêm: Luật giao dịch điện tử và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

5.3. Ký số từ xa trên hợp đồng điện tử

Chữ ký số có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó. Chữ ký số được công nhận là loại chữ ký có tính an toàn và bảo mật rất cao theo quy định hiện hành.

– Với loại hình chữ ký số USB Token thông thường, khoá bí mật sẽ nằm trong Token của người sử dụng. Theo đó, chỉ có người sử dụng mới có thể ký khi nắm giữ khoá này. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là chỉ có thể thực hiện trên máy tính.

usb token

– Mặt khác, chữ ký số còn tồn tại loại hình ký từ xa – có thể hiểu là chữ ký online, chữ ký số di động,… Loại chữ ký số này sử dụng nền tảng chính là hệ thống đám mây của nhà cung cấp để ký. Nhờ đó, người sử dụng có thể ký ngay trên các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc máy tính bảng.

ký Esign

Đặc điểm chung của hình thức ký số trên hợp đồng điện tử là gì?

– Tiết kiệm 90% thời gian: Thay vì hai bên phải mất từ 5 đến 8 ngày để thực hiện từng bước ký kết thì ký điện tử chỉ cần mất chưa đến 5 phút để trình ký online và lưu trữ trực tuyến trên nền tảng điện tử.

– Tiết kiệm 90% chi phí: Thay vì tốn hàng chục triệu mỗi năm cho các bản hợp đồng thuê khoán dịch vụ, doanh nghiệp khi chuyển qua hình thức ký kết điện tử này chỉ cần tốn chưa đến 3 triệu đồng cho 200 tài liệu, hợp đồng/năm và 1 triệu 290 ngàn cho chữ ký số tiện lợi ký mọi lúc mọi nơi, quản lý dễ dàng qua App điện tử.

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng điện tử là gì? Tính pháp lý, lợi ích và sự khác biệt với hợp đồng giấy

Trên đây là toàn bộ những điều mà Misa chia sẻ nhằm giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm chắc các thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng thuê khoán. Bên cạnh đó, nếu muốn tham khảo giải pháp phần mềm hợp đồng điện tử AMIS WeSign, bạn hãy click vào nút bên dưới và để lại thông tin hoặc liên hệ số điện thoại 0904.783.238 (Mr. Trường Giang) để được tư vấn kỹ lưỡng.

Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Hợp đồng thuê khoán chuyên môn là gì? Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng thuê khoán chuyên môn

>>> Hợp đồng khoán việc là gì? Những quy định mới nhất về hợp đồng khoán việc

>>> Hợp đồng 3 bên là gì? 5 nguyên tắc ký kết quan trọng cần biết

>>> Hợp đồng nguyên tắc là gì? Mẫu hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh và tiếng Việt mới nhất và đầy đủ nhất

>>> Mẫu hợp đồng thuê khoán tài sản đúng quy định cập nhật mới nhất

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả