Mục đích giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách là để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho tính mạng của hành khách trong quá trình vận chuyển. Vậy loại hợp đồng này cần tuân thủ những quy định nào? Hoạt động vận chuyển hành khách bằng ô tô có cần giao kết hợp đồng không và mẫu HĐ ra sao? Hãy cùng Misa tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì?
Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) đã quy định:
Hợp đồng vận chuyển hành khách (HĐ vận chuyển hành khách) là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên vận chuyển có trách nhiệm chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận. Còn hành khách phải có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển (có thể là pháp nhân hoặc cá nhân được phép kinh doanh vận chuyển hành khách)
Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được xác lập thông qua những hình thức sau:
- Hình thức văn bản
- Hình thức lời nói
- Một hành vi cụ thể
Vé tàu xe, vé máy bay, tàu sông, tàu biển có những thông tin như giá vận chuyển, giờ khởi hành, địa điểm xuất phát, nơi đến, thời gian có giá trị của vé, những dấu hiệu của tổ chức vận chuyển (tên tàu xe, loại máy bay và số chuyến bay) chính là một trong những bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách. Cá nhân đi trên các phương tiện giao thông vận tải có mua vé hợp lệ được xem là đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách.
>>> Tham khảo thêm: Khái niệm hợp đồng và các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
2. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng ô tô bắt đầu được quy định:
Đầu năm 2020 (cụ thể vào ngày 17/01), Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và thay thế cho nghị định số 86/2014/NĐ-CP trước đó.
Điều 15 trong nghị định 10/2020/NĐ-CP, nội dung thay đổi được chỉ rõ như sau: Hợp đồng vận chuyển hành khách (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
3. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng ô tô phải đảm bảo có đủ 7 nội dung:
STT | Thông tin | Nội dung |
1 | Đơn vị kinh doanh vận tải | ✅ Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng |
2 | Người lái xe | ✅ Họ tên đầy đủ, số điện thoại |
3 | Hành khách/Người thuê vận tải | ✅ Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có) |
4 | Thông tin của xe | ✅ Trọng tải và biển số kiểm soát xe |
5 | Thông tin về việc thực hiện hợp đồng | ✅ Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách |
6 | Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán | ✅ Số tiền thỏa thuận trong hợp đồng và thanh toán chuyển khoản/tiền mặt một lần hay nhiều lần, thanh toán khi nào |
7 | Trách nhiệm của các bên tham gia | ✅ Thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách
✅ Thể hiện cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách |
Những thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển hành khách ngoài việc đảm bảo sự minh bạch giữa các bên thì còn được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thẩm quyền; cung cấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan thuế, công an, thanh tra giao thông khi có yêu cầu.
Nếu không được thực hiện với đầy đủ những thông tin cơ bản trên, hợp đồng coi như là hợp đồng không có hiệu lực.
>>> Xêm thêm: Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý mà doanh nghiệp cần biết
4. Nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách
4.1. Bên vận chuyển:
Nghĩa vụ:
– Đảm bảo an toàn khi chở hành khách theo lộ trình từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm bằng phương tiện đã thỏa thuận.
– Đảm bảo đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
– Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận.
– Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quyền:
– Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người nếu vượt quá mức quy định.
– Từ chối chuyên chở hành khách nếu vi phạm các trường hợp điển hình sau:
- Không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển. Ví dụ thực tế là hành khách không thực hiện, chống cự các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan mà Bộ Y tế quy định.
- Có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Trong tình huống hành khách có yêu cầu dừng chuyến, bên vận chuyển có quyền không trả lại cước phí vận chuyển, ngược lại, hành khách còn có thể bị buộc chịu phạt vi phạm.
4.2. Hành khách:
Nghĩa vụ
– Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
– Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
– Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và những quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
– Bồi thường cho những thiệt hại gây ra do vi phạm các điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận trong điều lệ vận chuyển của bên vận chuyển.
Quyền:
– Yêu cầu được chuyên chở bằng đúng loại phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
– Không phải trả cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở theo đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp bị từ chối chuyên chở theo thỏa thuận và trường hợp khác do pháp luật quy định.
– Nhận lại hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
– Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời thời gian vận chuyển và theo thủ tục do pháp luật quy định.
5. Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách:
Nếu vận chuyển bằng các phương tiện như xe máy, taxi hay xe bus thì việc giao kết bằng văn bản hợp đồng là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu là các bên chạy xe dịch vụ, xe hợp đồng thì việc sử dụng hợp đồng chuyên dụng lại rất cần thiết vì những lý do sau:
– Bên vận tải và bên hành khách sẽ xác định rõ ràng được những thông tin liên quan đến hoạt động vận tải như: số lượng hành khách, thời gian, địa điểm nhận và giao hành khác, quyền và trách nhiệm về việc tuân thủ hợp đồng, về việc bồi thường thiệt hại … Nếu có những tranh chấp phát sinh trong tương lai thì đây sẽ là căn cứ để giải quyết.
– Xe hợp đồng thường sẽ đi đường dài, không phải xe ở địa phương và do đó có thể bị cơ quan chức năng kiểm tra. Việc không xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ, hợp đồng chuyên chở sẽ khiến bên vận chuyển bị phạt hành chính theo Khoản 8 Điều 23 và Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Các doanh nghiệp vận chuyển hành khách có thể tham khảo mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách bằng ô tô tại đây.
6. Ký hợp đồng vận chuyển hành khách trực tuyến
Việc ký hợp đồng vận chuyển hành khách theo phương thức truyền thống chiếm rất nhiều thời gian, chi phí và công sức của các doanh nghiệp vận chuyển. Do đó, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng vận chuyển hành khách AMIS WeSign của MISA đã ra đời và trở thành công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp trong ngành.
Bạn có thể tham khảo thêm về cách mà phần mềm giúp các doanh nghiệp vận chuyển hành khách tiết kiệm thời gian ký kết bằng cách click vào nút bên dưới.
Phần mềm được hiểu là giải pháp chuyển đổi số, tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết giữa cá nhân và tổ chức, tiết kiệm 85% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết truyền thống. Wesign có chức năng tương thích với các chữ ký số bằng USB Token, HSM, Remote Signing. Chỉ sau vài phút kích hoạt, các loại hợp đồng, tài liệu bao gồm Hợp đồng vận chuyển hành khách đều được số hóa toàn bộ, tránh chỉnh sửa phát sinh rủi ro cho doanh nghiệp.
Pháp lý của hợp đồng điện tử dựa trên:
– Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác.
– Bộ Luật Lao động 2019 ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Xem thêm nội dung liên quan
>>> Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì? Những lưu ý thường gặp
>>> Phạt vi phạm hợp đồng thương mại – Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất cho từng trường hợp
>>> Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất năm 2022