Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200

08/01/2023
5744

Để quản lý tài sản cố định và thuận lợi cho việc tính khấu hao, các doanh nghiệp thường sử dụng thẻ tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định được lập khi bàn giao tài sản cố đinh và căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200.

1. Thẻ tài sản cố định là gì?

Thẻ tài sản cố định là chứng từ được dùng để theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm của từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc lập thẻ tài sản cố định giúp kế toán dễ dàng theo dõi sự thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn cho từng năm của tài sản cố định (TSCĐ).

Mỗi tài sản cố định sẽ có một thẻ tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp hoạt động và đây cũng là cơ sở để kế toán doanh nghiệp ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của tài sản cố định.

Thẻ TSCĐ sẽ do kế toán tài sản cố định lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.

>> Đọc thêm: Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận và cách phân loại

2. Hướng dẫn lập thẻ tài sản cố định

Thẻ tài sản cố định được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định và dùng chung cho mọi tài sản cố định (nhà cửa, máy móc, thiết bị, vật kiến trúc…). 

Căn cứ để lập thẻ tài sản cố định:

  • Biên bản giao nhận TSCĐ;
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
  • Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;
  • Biên bản thanh lý TSCĐ;
  • Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính.

Phần 1: Ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định

Kế toán doanh nghiệp thực hiện ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định như:

  • Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng)
  • Số hiệu, nước sản xuất (xây dựng)
  • Năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng
  • Năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế
  • Ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng tài sản cố định

Phần 2: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ 

Kế toán doanh nghiệp thực hiện ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ và qua từng thời kỳ do xây dựng, trang bị thêm, tháo bớt đi hoặc do đánh giá lại… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm

  • Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.
  • Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ.
  • Cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm.
  • Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi,..) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.

>> Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp

Phần 3: Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ

  • Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.
  • Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.
  • Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm.

>> Đọc thêm: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định

profit margin là gì

3. Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200

3.1. Mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: …………………………..

Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số S11-DNN

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: ……………….

Ngày… tháng…. năm… lập thẻ……

Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số……………………………… ngày…. tháng…. năm…

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCD:…………………….…… Số hiệu TSCĐ…………

Nước sản xuất (xây dựng)……………………………………………….. Năm sản xuất…………

Bộ phận quản lý, sử dụng…………………………………… Năm đưa vào sử dụng……………

Công suất (diện tích thiết kế)………………………………………………………………………….

Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày……… tháng…………… năm……….

Lý do đình chỉ………………………………………………………………………………

Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn
A B C 1 2 3 4

Dụng cụ phụ tùng kèm theo

Số TT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2
         

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số:………… ngày…. tháng…. năm………

Lý do giảm: …………………………………………………………………

Người lập biểu(Ký, họ tên) Kế toán trưởng(Ký, họ tên) Ngày … tháng … năm …

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Tải ngay mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 133/2016/TT-BTC TẠI ĐÂY

3.2. Mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị:………………

Địa chỉ:………………

Mẫu số S23-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: ……….

Ngày ……tháng …… năm …..lập thẻ …..

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số …………..ngày…..tháng…..năm………

Tên, mã ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:………………………. Số hiệu TSCĐ…………………………….

Nước sản xuất (xây dựng)…………………………………….. Năm sản xuất……………………………………….

Bộ phận quản lý, sử dụng……………………………………… Năm đưa vào sử dụng…………………………….

Công suất (diện tích thiết kế)……………………………………………………………………………..

Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …….tháng……..năm……

Lý do đình chỉ…………………………………………………………………………………..

Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn
A B C 1 2 3 4

Dụng cụ phụ tùng kèm theo

Số

TT

Tên, quy cách dụng cụ,

phụ tùng

Đơn vị Số lượng Giá trị
A B C 1 2
         

 

 

Ghi giảm TSCĐ chứng từ sổ:……………..ngày…tháng…năm………………………………………………….

Lý do giảm……………………………………………………………………………………………………………………..

    Ngày ….tháng ….năm ….
Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

>> Tải ngay mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200/2014/TT-BTC TẠI ĐÂY

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán, các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ quản lý tự động giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả. Các công cụ như phần mềm kế toán online AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý tài sản cố định, cụ thể như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ chi tiết tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng/giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm; Lập chứng từ điều chuyển TSCĐ từ đơn vị này đến đơn vị khác
  • Cung cấp Sổ tài sản cố định để khách hàng xem và in theo mẫu quy định

>> Xem thêm: Quản lý tài sản cố định trên phần mềm kế toán MISA AMIS

Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

CTA nhận tư vấn

Tổng hợp: Kiều Lục

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả