Bài giảng e-learning là gì? Cách soạn bài giảng e-learning trong doanh nghiệp

25/10/2021
1820

Bài giảng e-learning với nhiều ưu điểm vượt trội đã giúp cho công tác học tập và giảng dạy từ xa của các trường học, tổ chức, doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội kéo dài do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. So với giảng dạy truyền thống, e-learning đem đến một phương thức đào tạo mới, chuyên nghiệp hơn, thuận tiện và linh hoạt hơn rất nhiều.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MISA AMIS HRM đi tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của e-learning đối với  doanh nghiệp, cũng như cách thức để soạn bài giảng e-learning một cách hiệu quả nhất.

Bài giảng e-learning
Bài giảng e-learning

>> Xem thêm: Phần mềm e-learning trong hệ thống quản lý nhân sự

1. Bài giảng e-learning là gì?

Bài giảng e-learning có tên đầy đủ là electronic-learning, là một thuật ngữ mô tả hoạt động đào tạo trên nền tảng số thông qua các thiết bị công nghệ. Đây là phương thức đào tạo mới, được tạo nên bởi sự phối kết hợp công nghệ thông tin với các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường học, doanh nghiệp, tổ chức. 

Với bài giảng e-learning, người học chỉ cần có máy tính, PC, điện thoại thông minh,…hoặc bất cứ thiết bị kết nối internet nào là có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi, vô cùng linh hoạt và thuận tiện. 

Có thể nói, e-learning tạo ra một hệ sinh thái giáo dục được số hóa hoàn chỉnh thông qua quá trình lưu trữ, mã hóa và truyền tải dữ liệu mà trong đó, người học không những được tương tác trực tiếp với giảng viên và hệ thống học trực tuyến, mà còn được tự do lựa chọn các phương thức học tập phù hợp với bản thân.

Các bài giảng điện tử e-learning là sẽ thường rất sinh động, vì có sự kết hợp giữa cả âm thanh, hình ảnh, video,…đem lại sự thu hút cho người đọc, đồng thời lại có thể đáp ứng nhiều nhu cầu và mục đích học tập khác nhau của người học. Chính vì thế, không chỉ  trong lĩnh vực giáo dục, mà các bài giảng trực tuyến này còn được ứng dụng trong đào tạo nội bộ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức. 

2. Phân biệt bài giảng e-learning với m-learning

Bài giảng m-learning (mobile-learning) hiểu một cách đơn giản là một dạng bài giảng được thiết kế dưới dạng video clip quay sẵn, sau đó đăng tải lên các mạng xã hội như youtube, website,…

Phân biệt e-learning với m-learning
Phân biệt e-learning với m-learning

M-learning có thể coi là một hình thức đào tạo tiền thân của e-learning. Dưới đây là bảng phân tích so sánh thêm về sự giống, khác nhau của hai hình thức đào tạo này 

Bài giảng e-learning Bài giảng m-learning
Mức độ tương tác  Độ tương tác giữa giảng viên và người học cao Rất ít hoặc gần như không có sự tương tác giữa người dạy và người học 
Định dạng bài giảng Thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, thiết kế hấp dẫn hơn  Phân phối trên Website dưới dạng video quay trước
Mục đích Thường sử dụng để đào tạo các bài giảng mang tính chuyên sâu  Thường được sử dụng để đào tạo các kiến thức cơ bản, tổng quát 
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất cao hơn, đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên hơn  Chi phí thấp hơn

So sánh e-learning với m-learning

3. Ưu điểm vượt trội khi ứng dụng bài giảng e-learning trong đào tạo doanh nghiệp 

3.1 Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo

Một trong nhưng lợi thế dễ dàng nhận thấy nhất của việc ứng dụng bài giảng e-learning trong đào tạo doanh nghiệp đó chính là nó giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. 

Trong doanh nghiệp, các nhân viên sẽ có nhiều công việc phải hoàn thành, và lịch họp, làm việc khác nhau, nên sẽ rất khó để thống nhất một khoảng thời gian rảnh để tất cả cùng tham gia đào tạo. Khi áp dụng hình thức bài giảng e-learning, các nhân viên có thể chủ động được thời gian của mình, tham gia đào tạo mọi lúc mọi nơi, thậm chí là có thể học ngay cả khi đã tan làm. 

Bên cạnh đó, chỉ cần có thiết bị kết nối internet như máy tính PC, laptop, điện thoại,…là có thể học tập, nên sẽ tiết kiệm được chi phí cho xây dựng các phòng đào tạo, cũng như các trang thiết bị học tập như phương pháp đào tạo truyền thống. 

3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo

Với bài giảng e-learning, các nhân viên được đào tạo không cần phải ghi chép nhiều, vì mọi dữ liệu về bài giảng đã được lưu trữ trên hệ thống. Đặc biệt, hình thức đào tạo trực tuyến này còn cung cấp thêm các tính năng khác như: đặt câu hỏi cho giảng viên, đánh giá, bình luận về bài học, giúp nâng cao tương tác giữa hai bên. Đồng thời, hệ thống còn có các hình thức kiểm tra, đánh giá để người đào tạo có thể đánh giá được mức độ tiếp thu của nhân viên. 

Thông qua đó, người đào tạo cũng có thể nắm được những ưu, nhược điểm trong bài giảng của mình, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. 

Tóm lại, tất cả mọi dữ liệu lịch sử về việc dạy và học đều  được lưu trữ và phân loại rõ ràng trên hệ thống, nên cực kỳ thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng đào tạo của doanh nghiệp. 

3.3 Đa dạng hóa các phương thức truyền tải

Với sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt thiết kế hình ảnh, truyền tải thông tin, sự kết hợp nội dung phong phú, thông tin đa chiều, phân phối linh hoạt bài giảng e-learning chiếm ưu thế hoàn toàn so với bài giảng truyền thống trong việc tạo cảm hứng cho người học. 

Các bài kiểm tra dưới dạng quizz nhanh, game vui,…chắc chắn sẽ thú vị hơn nhiều so với các bài kiểm tra giấy thông thường. 

3.4 Tăng tính chủ động cho người học

Như đã nói ở trên, bài giảng e-learning giúp người học có thể tham gia học tập bất cứ lúc nào. Chính vì thế, nó càng khuyến khích nhân viên học tập, tăng tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn để phục vụ công việc. 

4. Hướng dẫn quy trình soạn bài giảng e-learning trong doanh nghiệp

4.1 Quy trình xây dựng hệ thống bài giảng e-learning 

Để xây dựng một hệ thống bài giảng e-learning hiệu quả và thu hút người học, nhà quản trị nhân sự cần thực hiện thoe 5 bước dưới đây.

4.1.1 Lên kế hoạch, xác định mục tiêu bài giảng 

Bước đầu tiên của quy trình chính là xây dựng kế hoạch và xác định được mục tiêu đào tạo cho doanh nghiệp của bạn. Việc xác định đúng chủ đề đào tạo, mục tiêu đào tạo sẽ giúp cho quá trình thiết kế bài giảng e-learning được thực hiện hiệu quả hơn. 

4.1.2 Tìm kiếm và tổng hợp tư liệu cho từng bài giảng

Sau khi đã lên được kế hoạch đào tạo với mục tiêu và chủ đề đào tạo rõ ràng, việc cần làm tiếp theo đó chính là phải tìm kiếm tư liệu cho các bài giảng của mình. Tư liệu đó có thể lấy từ thông tin nội bộ doanh nghiệp, các kiến thức và trải nghiệm cá nhân, hoặc các nguồn tin chính thống trên internet. Khi bạn chuẩn bị tư liệu càng kỹ lưỡng, thì bài giảng sẽ càng chi tiết, cung cấp nhiều kiến thức đến người học. 

4.1.3 Xây dựng kịch bản để thiết kế bài giảng 

Xây dựng kịch bản chính là việc bạn phải hệ thống hóa các kiến thức đào tạo cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý. Trong khi xây dựng kịch bản, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Cung cấp đầy đủ kiến thức trong bài giảng
  • Hệ thống kiến thức một cách logic, khoa học, thuận tiện cho việc tiếp thu kiến thức
  • Xác định các hình thức truyền tải trong từng phần kiến thức: text, hình ảnh, video, audio,…
  • Hệ thống câu hỏi sau bài giảng 

4.1.4 Chọn phần mềm e-learning và số hóa bài giảng 

Hiện nay, có rất nhiều hệ thống phần mềm e-learning được phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình đào tạo nhân viên hiệu quả hơn.

Để tìm phần mềm E-learning phù hợp , bạn nên xem xét dựa trên mục đích sử dụng và đặc thù ngành của doanh nghiệp mình. Sau đó, việc tiếp theo đó chính là số hóa, đồng bộ hóa bài giảng của mình nhờ sự hỗ trợ của phần mềm đó. 

>> Xem thêm: Top 19 phần mềm E-learning trong hệ thống quản lý nhân sự HRM 

E-Learning là một trong những phần mềm sáng giá sắp sửa ra mắt thời gian tới của thương hiệu MISA AMIS HRM. Sản phẩm nằm trong bộ giải pháp nhân sự toàn diện MISA AMIS, mang sứ mệnh đem tới cho doanh nghiệp một công cụ đào tạo thông minh, tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam. 

Tìm hiểu ngay về AMIS HRM – Nền tảng quản trị nguồn nhân lực hợp nhất tại đây. 

 
CTA nhận tư vấn

4.1.5 Chạy thử video và chỉnh sửa nội dung bài giảng

Để bài giảng e-learning đem lại hiệu quả tốt nhất, thì trước khi xuất bản chính thức, bạn cần tiến hành chạy thử, kiểm tra chi tiết, rà soát lỗi để có những điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện bài giảng của mình.

4.2 Các bước thiết kế bài giảng e-learning

Để soạn được bài giảng e-learning, thông thường, người đào tạo cần phải thực hiện theo các bước sau đây: 

  • Set up và chuẩn bị thiết bị cần thiết 
  • Khai báo và thiết lập trên phần mềm e-learning
  • Biên tập audio, hình ảnh, clip,…
  • Chèn câu hỏi tương tác 
  • Hoàn thiện thiết kế bài giảng 

5. Xu hướng đào tạo trực tuyến trong kỷ nguyên 4.0 đối với doanh nghiệp

Các bài giảng trực tuyến trở thành xu hướng đào tạo mới trong các doanh nghiệp
Các bài giảng trực tuyến trở thành xu hướng đào tạo mới trong các doanh nghiệp

Sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0  đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất và quản trị trong các doanh nghiệp hiện nay. 

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, bài giảng e-learning ra đời như một cuộc cách mạng trong đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, mang đến sự linh hoạt và thuận tiện.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn trở thành một trong những tổ chức tiên phong, muốn tiến xa hơn nữa trong tương lai, thì việc chú trọng đến công tác đào tạo nhân sự là cực kỳ quan trọng.

Và, để đào tạo được nhân sự một cách tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả, thì cần phải tìm ra phương thức và cách thức đào tạo tiên tiến nhất – và hiện nay không gì khác có thể thay thế được các bài giảng e – learning.

E-learning đã và đang trở thành xu thế trong đào tạo doanh nghiệp. Trong tương lai, phương thức đào tạo này nhất định sẽ còn phổ biến hơn nữa, và phát huy nhiều hơn nữa những thế mạnh của mình đối với các doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm phần mềm e-learning, hay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thiết kế bài giảng điện tử, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm về giải pháp AMIS E-learning nhé! CTA nhận tư vấn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả