Tìm hiểu ngành dọc, ngành ngang là gì trong quản trị nhân sự?

15/08/2024
6289

Để doanh nghiệp có thể phát triển lớn mạnh, sẽ rất cần đến chiến lược quản lý thông minh, để có thể tối đa hóa hiệu quả và năng suất công việc. Mỗi doanh nghiệp sẽ đều có những thách thức riêng, do vậy, việc lựa chọn cơ cấu phù hợp phụ thuộc vào tính cách, kỹ năng và tài năng của nhân viên đặc biệt quan trọng, để có thể phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

mindmap nhân sự

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

Tổ chức ngành dọc ngành ngang là hai kiểu cấu trúc kinh doanh phổ biến nhất, và cũng chính là chiến lược để phát triển nhân sự toàn diện, phù hợp để cùng thúc đẩy sức mạnh của hệ thống quản lý công ty. 

Do vậy, nhà quản lý nhân sự, điều phối công việc và các anh chị chủ doanh nghiệp đặc biệt cần hiểu được những lợi ích và hạn chế của từng chiến lược quản lý, qua đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Ngành dọc là gì?

Các doanh nghiệp, tổ chức lớn truyền thống thường sẽ được tổ chức theo chiều dọc, để có thể xác định được cơ cấu lãnh đạo, với các cấp bậc cao nhất, với hệ thống chung như sau:

  • Hội đồng quản trị, nhóm các nhà đầu tư.
  • Ban lãnh đạo điều hành.
  • Ban lãnh đạo khu vực/ vùng miền.
  • Chánh văn phòng, quản lý văn phòng.
  • Trưởng bộ phận chuyên môn.
  • Phụ trách sản phẩm, nhân viên chuyên môn….
ngành dọc ngành ngang
ngành dọc ngành ngang

Trách nhiệm cũng vì thế mà đi theo hệ thống, với cấp bậc cao nhất sẽ có vai trò quan trọng nhất trong cả doanh nghiệp, Qua đó, ảnh hưởng của ban lãnh đạo sẽ ‘chạy theo chiều dọc’ xuống các nhà quản lý cấp trung và các trưởng bộ phận nói chung.

Qua đó, quản lý các cấp sẽ phân công nhiệm vụ tới từng nhóm nhân viên trong một bộ phận. Nhân viên có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, sau đó trả kết quả ‘ngược’ lại lên các bộ phận cấp trên, qua đó người quản lý có đủ quyền hạn phê duyệt (hoặc từ chối) phân mảng công việc đó.

Sau khi đầu công việc đó hoàn thành và được phê duyệt, sẽ được chuyển tới các bộ phận khác để tiếp tục sản xuất dựa trên kết quả đã được thực hiện từ bộ phận trước đó. 

Có thể nói rằng, quản lý công việc ngành dọc chính là quản lý công việc theo chuỗi nối tiếp và theo trật tự nhất định.

ngành dọc là gì?

Ưu điểm, hạn chế và thách thức của quản lý ngành dọc

Khi nền kinh tế toàn cầu chuyển sang nền kinh tế tri thức vào cuối những năm 1900-2000, các công ty khởi nghiệp bắt đầu hoạt động tốt hơn các tổ chức sử dụng quản lý dự án chỉ huy và kiểm soát. Do vậy, khối doanh nghiệp có ‘đội quân tinh nhuệ’ lớn dần và có lợi thế cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ với các doanh nghiệp lớn.

Do vậy, bài toán với doanh nghiệp lớn ở đây chính là phải đổi mới cạnh tranh với năng lực sản xuất, tuy nhiên hệ thống quản lý ngành dọc lại khá giới hạn để có thể thực hiện được điều này.

Nhược điểm ở đây chính là, để công việc hiệu quả, sẽ yêu cầu được diễn ra tuần tự, với các đầu công việc được thành 100% trước đó. Để có thể ‘chen’ sự sáng tạo và độc đáo, đem lại lợi thế cạnh tranh trong luồng công việc vậy quả thực là một điều khó khăn, đặc biệt khi năng lực nhân sự không hề giống nhau.

Xử lý không khéo, chính điều này còn tạo ra ‘chính trị’ giữa các phòng ban, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, ‘cha chung không ai khóc’… 

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, lợi thế của việc quản lý ngành dọc chính là công việc được sắp xếp theo kỷ luật, rất dễ dàng trong việc đào tạo & phát triển năng lực nhân sự theo từng vị trí. Do vậy, một nhà quản lý nhân sự tài ba ở đây chính là biết cách phân chia công việc ngành dọc và ngành ngang hợp lý, để có thể phát huy được lợi thế của cả hai mảng công việc này.

Lợi ích của tích hợp theo chiều dọc chính là khả năng kết nối hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực liên quan, để tăng trưởng lợi nhuận. Khi phối hợp hiệu quả, phát triển ngành dọc cho phép các công ty có thể tương tác ngay lập tức với người tiêu dùng.

Bảng: Ưu nhược điểm của tổ chức kinh doanh ngành dọc

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Có hệ thống và quy trình quản lý quy củ, nhân viên có lộ trình thăng tiến rõ ràng
  • Giảm chi phí trên các bộ phận khác nhau trong cùng chuỗi sản xuất
  • Kiểm soát chất lượng dịch vụ và sản phẩm chặt chẽ
  • Kiểm soát luồng thông tin tốt trong cùng một chuỗi cung ứng
  • Kiểm soát tốt hơn khối lượng sản xuất đã định
  • Một phương pháp tiếp cận nguồn lực và các nguồn triển vọng
  • Thiếu tính sáng tạo trong luồng việc, tiềm ẩn nguy cơ chất lượng sản phẩm và dịch vụ sụt giảm so với thị trường nói chung
  • Phát sinh nhiều chi phí tổ chức và điều phối

Ngành ngang là gì?

Phát triển ngành ngang chính là đào tạo & tập huấn đi vào chiều sâu, để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực, với các ‘tuyệt kỹ’ chuyên môn, phải tích lũy trong nhiều năm.

Đào tạo theo chiều ngang tập trung vào những gì nhân sự đã biết nhưng đào sâu vào chuyên môn, chính là những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thu nhặt được khi làm việc trong một hệ thống, giai đoạn tăng trưởng và suy thoái cụ thể, để có thể ứng phó và đưa ra những thay đổi cốt lõi quan trọng trong bộ máy, tăng cường năng lực tổ chức, sẵn sàng đương đầu với mọi yếu tố ngoại cảnh.

Lợi thế của việc đào tạo phát triển & tổ chức ngành ngang chính là nhân sự sẽ có khả năng đưa ra quyết định đơn thuần dựa vào tính chất chuyên môn và yêu cầu công việc, không bị vấn đề cảm xúc và chức năng quản lý lấn át. Đưa ra quyết định ngành ngang khá nhanh và không bị ảnh hưởng quá nhiều trong cơ cấu tổ chức, bởi sẽ không có sự phân biệt giữa việc người đưa ra quyết định chuyên môn là quản lý hay nhân viên.

Ngành ngang là gì?

Ưu điểm, hạn chế và thách thức của cơ cấu tổ chức ngành ngang

Với cấu trúc phẳng, linh hoạt, phương pháp quản lý ngành ngang khá phù hợp với mô hình dự án, với tính nhanh nhạy, do vậy sẽ linh hoạt hiệu quả.

Qua đó, quản lý dự án ngành ngang hỗ trợ công việc được lặp đi lặp để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất, thay vì tuần tự theo từng cấp bậc. Qua đó, các nhóm dự án sẽ có khả năng hoàn thành song song các phần thuộc một dự án, với nhiều thử nghiệm khác nhau, thu thập phản hồi từ nhiều nhóm đối tượng, qua đó cải tiến dự án.

Cuối cùng, người quản lý sẽ là người tập hợp lại tất cả những thông tin, ý kiến đóng góp này, và xây dựng ‘dự thảo’ để gộp các phần công việc đã hoàn thành lại với nhau, tìm ra một giải pháp chung. Bước cuối cùng của việc hoàn thành dự án ngành ngang sẽ luôn là, các nhân sự làm việc sẽ phải tinh chỉnh phần công việc của mình sao cho phù hợp nhất, để tạo nên một ‘cỗ máy’ sản phẩm phù hợp nhất với: 

  • Nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng
  • Yêu cầu tính năng sản phẩm của các nhà đầu tư 
  • Phù hợp với môi trường, văn hoá và luật pháp của đất nước sở tại

Ngoài ra, một ưu điểm khá hay ho của phát triển dự án ngành ngang chính là chức năng kiểm tra và đánh giá chéo, để sản phẩm và dịch vụ sau khi được sản xuất gia công sẽ có giá trị kinh tế và xã hội cao hơn.

Tuy nhiên, một nhược đáng nói ở đây chính là, cơ cấu tổ chức ngành ngang nếu không biết sắp xếp, sẽ khá ‘lộn xộn’, nhân viên sẽ bị ‘đè chuyên môn’ lên nhau, gây ra những mâu thuẫn không đáng có. 

Do vậy, cách duy nhất có thể xử lý được vấn đề này, cũng là cơ hội để doanh nghiệp lớn tiếp nhận nhóm nhân sự trẻ tuổi, linh hoạt với sức sáng tạo cao, chính là làm rõ:

  • Yêu cầu chuyên môn 
  • Mô tả công việc
  • Số lượng đầu việc 

Của từng mảng vị trí, qua đó nhân viên sẽ có ‘đất diễn năng lực’ tốt nhất!

Trong quản lý vĩ mô, quản trị doanh nghiệp ngành ngang chính là chiến lược tiếp quản một công ty khác hoạt động ở cùng cấp độ trong một ngành, để tích hợp thêm năng lực của sản phẩm, doanh nghiệp. của doanh nghiệp, qua đó mở rộng quy mô, đa dạng hóa việc cung cấp sản phẩm, giảm cạnh tranh và mở rộng sang các thị trường mới.

Tích hợp ngành ngang hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp củng cố vị trí thương hiệu và thị phần trên thị trường, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực gia công sản phẩm.

Bảng: Ưu nhược điểm của tổ chức kinh doanh ngành ngang

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tăng thị phần doanh nghiệp
  • Gia tăng dữ liệu & cơ sở IT hạ tầng
  • Thúc đẩy doanh thu tốt
  • Giảm thiểu sự cạnh tranh trong doanh nghiệp và thị trường
  • Tổng hợp và tăng cường nguồn lực (nhờ sự kết nối đa chiều, quản trị công nghệ hiệu quả, v.v.)
  • Giảm chi phí sản xuất và đầu tư
  • Có mức độ kiểm soát cao từ các cấp bậc cao hơn
  • Giá thành (có thể) cao hơn, do chất lượng sản xuất và dịch vụ cao hơn
  • Thành quả thiếu sự liên kết với giá trị nền tảng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới giá trị tổng thể của doanh nghiệp (Khi quản lý không điều phối công việc hiệu quả)

>>> Xem thêm: Top 15+ phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất dành cho doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn, giúp quản lý nhân viên hiệu quả hơn.

Quy trình phát triển nhân sự

Để có thể đáp ứng được cả hai nhu cầu phát triển nhân sự ngành dọc và ngành ngang, ngoài 5 bước cơ bản để đào tạo nhân sự & phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Đánh giá nhu cầu đào tạo.
  • Đặt mục tiêu đào tạo & phát triển.
  • Thiết kế quy trình đào tạo.
  • Thực hiện đào tạo.
  • Quản lý, kiểm soát và đánh giá.

Với nhóm nhân sự cấp cao, nhà quản lý đặc biệt cần chú ý đến tố chất, khả năng để đặt nhân sự vào vị trí phù hợp nhất. Qua đó, nhà quản lý nhân sự và nhân viên sẽ cùng thiết kế lộ trình phát triển & đào tạo cùng doanh nghiệp, để có vị trí thích hợp nhất dành cho nhân viên.

Do vậy, các chương trình tập sự, ‘quyền’ cấp cao hơn được khá coi trọng ở doanh nghiệp lớn, để nhân viên được thử sức ở vị trí cao hơn, áp lực và trách nhiệm nặng nề hơn. Đây cũng chính là cách để giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự, nhân sự không cảm thấy quá sợ hãi, bị choáng ngợp khi phải đảm nhận quá nhiều trọng trách cùng một lúc. 

Đương nhiên, cơ cấu tổ chức theo chiều dọc và chiều ngang sẽ có cả ưu và nhược điểm. Do vậy, nhà quản lý cần thật sự tỉnh táo, định vị được giai đoạn doanh nghiệp đang phát triển, qua đó đưa ra chiến lược tìm kiếm và phát triển và đào tạo nhân sự tốt nhất.

Gặp gỡ với các chuyên gia quản lý nhân sự tại AMIS HRM – Nền tảng phần mềm quản trị nguồn nhân lực hợp nhất để có chiến lược phát triển nhân sự toàn diện nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả