Lộ thông tin khách hàng: Thực trạng & giải pháp bảo mật cho DN

17/02/2025
40

Theo thống kê từ CyStack, hơn 2 triệu tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam bị lộ thông tin khách hàng trong năm 2023. Một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam từng để lộ 160 triệu tài khoản người dùng. Hay các vụ rao bán dữ liệu khách hàng ngân hàng là minh chứng rõ ràng cho rủi ro bảo mật nghiêm trọng. Không chỉ mất hàng tỷ đồng xử lý khủng hoảng. Doanh nghiệp còn đối diện nguy cơ mất uy tín, sụt giảm doanh số và bị xử phạt pháp lý. Trong thời đại dữ liệu là tài sản sống còn, CEO, nhà quản lý cần hành động ngay để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp.

1. Thực trạng lộ thông tin khách hàng tại Việt Nam

1.1. Số liệu đáng báo động về tình trạng lộ thông tin khách hàng

Trong những năm gần đây, tình trạng lộ thông tin khách hàng tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề. Theo báo cáo từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), chỉ trong năm 2024, hàng triệu thông tin cá nhân của người dùng Việt Nam đã bị rò rỉ trên các nền tảng trực tuyến và chợ đen dữ liệu.

Thực trạng báo động về rò rỉ thông tin khách hàng
Thực trạng báo động về rò rỉ thông tin khách hàng

Một số thống kê đáng chú ý:

  • Hơn 2 triệu tài khoản ngân hàng tại Việt Nam bị rò rỉ thông tin chỉ trong năm qua.
  • 70% doanh nghiệp bị tấn công mạng có liên quan đến việc lộ thông tin khách hàng.
  • Dữ liệu cá nhân đang được bán công khai trên các hội nhóm, bao gồm số điện thoại, email, địa chỉ, lịch sử giao dịch.

Một trong những hình thức rò rỉ thông tin phổ biến nhất là lộ số điện thoại khách hàng. Nhiều người dùng nhận được cuộc gọi mời vay tiền, đầu tư tài chính dù chưa từng cung cấp thông tin cho các tổ chức đó. Nguyên nhân chính đến từ việc dữ liệu bị thu thập trái phép và mua bán trên thị trường đen.

Việc mua bán dữ liệu khách hàng diễn ra tràn lan, gây mất niềm tin nghiêm trọng. Khách hàng thường xuyên bị làm phiền bởi tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo. Thậm chí bị đánh cắp danh tính để thực hiện các hành vi gian lận tài chính.

1.2. Hậu quả của việc lộ thông tin khách hàng

Đối với khách hàng

Hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân của khách hàng
Hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân của khách hàng
  • Mất an toàn tài chính: Khách hàng có thể bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do thông tin cá nhân bị khai thác.
  • Bị làm phiền liên tục: Cuộc gọi spam, tin nhắn rác tràn lan, ảnh hưởng đến quyền riêng tư.
  • Nguy cơ bị đánh cắp danh tính: Thông tin cá nhân bị sử dụng để thực hiện hành vi gian lận.

Đối với doanh nghiệp

Hậu quả của việc lộ thông tin khách hàng đối với doanh nghiệp
Hậu quả của việc lộ thông tin khách hàng đối với doanh nghiệp
  • Mất uy tín thương hiệu: Khách hàng mất niềm tin, ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
  • Vi phạm pháp luật, bị xử phạt, kiện tụng: Vi phạm bảo mật thông tin có thể khiến doanh nghiệp đối diện với án phạt hàng tỷ đồng.
  • Thiệt hại tài chính nặng nề: Mất khách hàng, tổn thất doanh thu và chịu chi phí khắc phục rủi ro bảo mật.

Tình trạng lộ thông tin khách hàng không còn là hiện tượng cá biệt. Mà đã trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp.

Năm 2021, một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới gặp sự cố nghiêm trọng

Khi 530 triệu người dùng tại hơn 100 quốc gia bị lộ thông tin cá nhân. Bao gồm số điện thoại, email, vị trí và danh tính. Ngay cả CEO của tập đoàn này cũng bị rao bán thông tin trên mạng xã hội. Cho thấy lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng ngay từ nội bộ.

Dữ liệu này bị khai thác từ lỗ hổng bảo mật của nền tảng MXH top đầu thế giới trước năm 2019 và bị phát tán công khai trên các diễn đàn hacker. Dù đã khắc phục sự cố, nhưng hậu quả vẫn kéo dài. Người dùng đối mặt với nguy cơ lừa đảo, đánh cắp danh tính. Còn doanh nghiệp thì hứng chịu khủng hoảng niềm tin, tổn thất tài chính và áp lực pháp lý.

Vụ việc này là lời cảnh báo mạnh mẽ: Ngay cả tập đoàn công nghệ lớn nhất cũng có thể thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng, kéo theo thiệt hại khôn lường.

1.3. Mức xử phạt đối với hành vi gây ra lộ thông tin khách hàng.

Việc làm lộ thông tin khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Xử phạt hành chính

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt 10 – 20 triệu đồng nếu:

  • Thu thập, sử dụng thông tin khách hàng sai mục đích.
  • Không đảm bảo an toàn thông tin, để rò rỉ dữ liệu.
  • Chuyển giao thông tin khách hàng trái phép cho bên thứ ba.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, nếu vi phạm nghiêm trọng, cá nhân hoặc tổ chức có thể bị xử lý hình sự với các mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm nếu vi phạm liên quan đến từ 20 đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 – 50 triệu đồng.
  • Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng – 2 năm nếu: Vi phạm từ 50 đến dưới 200 tài khoản. Có tổ chức, hành vi có tính chất chuyên nghiệp. Thu lợi bất chính từ 50 – 200 triệu đồng. Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 2 – 7 năm nếu: Vi phạm từ 200 tài khoản trở lên. Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng. Cấm hành nghề từ 1 – 5 năm. Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc lộ thông tin khách hàng không chỉ gây thiệt hại tài chính. Còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp. Thậm chí dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân dẫn đến lộ thông tin khách hàng

Việc lộ thông tin khách hàng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm yếu tố nội bộ doanh nghiệp và các mối đe dọa bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Nguyên nhân dẫn đến lộ thông tin khách hàng
Nguyên nhân dẫn đến lộ thông tin khách hàng

Lỗ hổng bảo mật trong hệ thống

  • Hệ thống quản lý dữ liệu kém bảo mật, không được cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện cho hacker xâm nhập.
  • Website hoặc phần mềm doanh nghiệp có lỗ hổng kỹ thuật, dễ bị tấn công bởi các hình thức như: SQL Injection, Phishing, Malware, Ransomware.
  • Không mã hóa dữ liệu nhạy cảm. Khiến thông tin khách hàng bị đánh cắp dễ dàng nếu hệ thống bị xâm nhập.

Nhân viên vô tình hoặc cố ý làm lộ thông tin

Thiếu đào tạo về bảo mật dữ liệu. Dẫn đến việc nhân viên sử dụng mật khẩu yếu, gửi thông tin khách hàng qua email cá nhân hoặc sử dụng thiết bị không an toàn.

Bán dữ liệu khách hàng cho bên thứ ba để trục lợi cá nhân. Nhiều vụ rò rỉ thông tin xuất phát từ nội bộ công ty do nhân viên đánh cắp dữ liệu và giao dịch ngầm với các bên mua thông tin.

Bên thứ ba làm lộ thông tin

Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của bên thứ ba (như thanh toán trực tuyến, marketing automation) nhưng không kiểm soát chặt chẽ vấn đề bảo mật. Nếu đối tác không bảo vệ dữ liệu đúng cách, thông tin khách hàng có thể bị rò rỉ.

Ví dụ: Một số vụ rò rỉ thông tin lớn tại Việt Nam có liên quan đến dịch vụ viễn thông. Như là ngân hàng, sàn thương mại điện tử bị hacker tấn công thông qua bên cung cấp dịch vụ.

Lừa đảo, tấn công mạng từ hacker

  • Phishing (Giả mạo): Hacker giả danh ngân hàng, công ty để lừa khách hàng cung cấp thông tin cá nhân.
  • Ransomware (Mã độc tống tiền): Doanh nghiệp bị tấn công, dữ liệu khách hàng bị mã hóa và yêu cầu tiền chuộc.
  • Data Scraping (Khai thác dữ liệu trái phép): Các hệ thống không bảo vệ tốt có thể bị khai thác dữ liệu tự động, dẫn đến lộ thông tin hàng loạt.

Quy trình quản lý thông tin kém

  • Không có chính sách bảo mật chặt chẽ. Khiến nhân viên có thể truy cập và chia sẻ thông tin khách hàng một cách tùy tiện.
  • Thiếu cơ chế kiểm soát quyền truy cập. Dẫn đến việc nhân viên không liên quan cũng có thể tiếp cận dữ liệu khách hàng.
  • Không giám sát hoặc kiểm tra bảo mật định kỳ. Dẫn đến việc phát hiện lỗ hổng quá muộn.
Doanh nghiệp của anh/chị đang gặp khó khăn trong việc quản lý thông tin khách hàng?Thử ngay MISA AMIS CRM miễn phí
MISA AMIS CRM giải pháp hàng đầu trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng
MISA AMIS CRM giải pháp hàng đầu trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng

3. Công cụ quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả không gây lọt lộ

Hệ thống CRM bảo mật cao

CRM (Customer Relationship Management) giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng tập trung. Kiểm soát quyền truy cập và mã hóa thông tin. Một số tính năng quan trọng của CRM giúp bảo mật dữ liệu:

  • Phân quyền truy cập: Chỉ nhân sự được cấp quyền mới có thể xem hoặc chỉnh sửa thông tin khách hàng.
  • Mã hóa dữ liệu: Ngăn chặn hacker xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.
  • Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng cloud an toàn: Các hệ thống như MISA AMIS CRM có hạ tầng bảo mật cao cấp. Giúp doanh nghiệp tránh mất dữ liệu do tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống.

Xem thêm: CRM là gì? Hệ thống CRM (CRM System) có tính năng và lợi ích nào?

MISA AMIS CRM được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn bảo mật và an toàn thông tin hàng đầu thế giới. Đảm bảo mức độ bảo vệ dữ liệu cao nhất. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi lưu trữ và quản lý thông tin trên hệ thống của MISA AMIS.

crm-quan-ly-du-lieu-khach-hang

Bảo mật dữ liệu – Tránh thất thoát – Thấu hiểu khách hàng toàn diện

  • Lưu trữ tập trung toàn bộ thông tin khách hàng: Công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, người liên hệ, lịch sử giao dịch…
  • Nhập khẩu và đồng bộ dữ liệu linh hoạt từ file Excel, Facebook, Zalo, webform. Giúp cập nhật thông tin nhanh chóng.
  • Phân quyền truy cập chi tiết: Kiểm soát chặt chẽ quyền xem, chỉnh sửa. Ngăn ngừa rủi ro thất thoát thông tin.
  • Kết nối đa nền tảng: Đồng bộ với hệ thống kế toán, marketing, CSKH. Giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả.

Quản lý đội ngũ Sales – Kiểm soát nhân sự, chống thất thoát dữ liệu

  • Phân quyền theo cấp bậc và vị trí công việc. Tránh nhân viên lấy cắp dữ liệu khách hàng khi nghỉ việc.
  • Tự động thu hồi quyền truy cập dữ liệu khi nhân viên nghỉ việc. Đảm bảo thông tin không bị rò rỉ ra ngoài.
  • Chặn tải xuống hoặc xuất dữ liệu hàng loạt. Ngăn chặn tình trạng nhân viên trục lợi từ danh sách khách hàng.
  • Cảnh báo bảo mật khi phát hiện truy cập bất thường. Giúp doanh nghiệp chủ động xử lý rủi ro.

Ngoài CRM với giải pháp bảo mật thông tin, quản lý dữ liệu khách hàng. Doanh nghiệp còn phải bảo mật dữ liệu về tài chính, nhân sự, quy trình nội bộ và toàn bộ hệ thống vận hành doanh nghiệp. Hiểu được điều này, MISA AMIS cung cấp bộ giải pháp quản trị toàn diện. Giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và bảo vệ dữ liệu chặt chẽ trên mọi nền tảng.

Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất
Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất

Dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng

  • Bảo mật xuyên suốt: Toàn bộ dữ liệu tài chính, nhân sự, khách hàng, công việc…Đều được mã hóa và lưu trữ an toàn, hạn chế rủi ro rò rỉ.
  • Kết nối đa nền tảng, giảm thiểu rủi ro bảo mật: Dữ liệu luân chuyển an toàn giữa các phòng ban (kế toán, nhân sự, bán hàng…). Đồng bộ với ngân hàng, thuế, sàn TMĐT, logistics mà không bị thất thoát.
  • Tuân thủ chặt chẽ quy định pháp lý: Hệ thống đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu và quy định tài chính – kế toán tại Việt Nam. Giúp doanh nghiệp triển khai nhanh chóng và an toàn.
  • Kiểm soát truy cập, ngăn chặn rủi ro nội bộ: Phân quyền chặt chẽ theo vai trò nhân viên. Ngăn chặn tình trạng đánh cắp dữ liệu khi nghỉ việc hoặc rò rỉ thông tin nội bộ.

Với MISA AMIS, doanh nghiệp không chỉ quản lý hiệu quả. Mà còn xây dựng một hệ thống bảo mật toàn diện. Giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin. Bảo vệ tài sản dữ liệu một cách tối ưu.

Kết luận

Làm lộ thông tin khách hàng là thảm họa với doanh nghiệp – gây mất doanh thu, mất niềm tin và thậm chí chịu trách nhiệm pháp lý. Giải pháp quan trọng nhất là quản lý dữ liệu tập trung, bảo mật chặt chẽ, phân quyền rõ ràng. Nền tảng MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin khách hàng tuyệt đối, tránh rủi ro thất thoát. Đừng để doanh nghiệp của bạn trở thành nạn nhân tiếp theo

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA