“Khấu trừ thuế” là thuật ngữ được sử nhiều trong công tác kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Phần lớn kế toán thuế đều quan tâm đến vấn đề hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ để phục vụ quá trình thực hiện công tác này tại doanh nghiệp của mình. Thực tế cho thấy, kế toán thuế thường xuyên gặp phải những khó khăn khi đối mặt với vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng mà cách thức hạch toán điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ chính là vấn đề khiến kế toán doanh nghiệp đau đầu nhất.
Tìm hiểu thuế GTGT là gì và các quy định mới nhất về thuế VAT.
1. Hạch toán điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào
Đối với doanh nghiệp kê khai tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi kế toán phát hiện sai sót trong quá trình kê khai thuế giá trị gia tăng thì phải thực hiện kê khai bổ sung để đảm bảo tính đúng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước.
Trong quá trình này, kế toán doanh nghiệp đồng thời phải thực hiện hạch toán lại để đảm bảo số liệu trên phần mềm kế toán khớp với số liệu khai thuế. Khi phát hiện sai sót dẫn đến phải điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ – thuế giá trị gia tăng đầu vào, kế toán doanh nghiệp cần nhiều bước để xác định và đưa ra hạch toán chính xác nhất. Kế toán doanh nghiệp có thể chia việc hạch toán điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thành các trường hợp:
Trường hợp 1
Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do kế toán doanh nghiệp gặp sai sót trong khi nhập tờ khai thuế. ⇒ Lúc này kế toán doanh nghiệp chỉ cần thực hiện kê khai điều chỉnh lại tờ khai thuế và không phải thực hiện hạch toán lại.
Đọc thêm: Hướng dẫn hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm chi tiết
Trường hợp 2
Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do phát hiện hóa đơn bị sai sót về số lượng, thành tiền, giá bán… Trong trường hợp này, giảm thuế GTGT được khấu trừ đồng nghĩa với giảm số tiền phải trả người bán, do đó phải ghi nợ TK 331.
- Nếu hóa đơn chỉ bị ghi sai số thuế GTGT đầu vào còn giá trị hàng hóa, chi phí mua vào không bị thay đổi, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 1331
- Nếu hóa đơn hàng hóa mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản đầu vào bị sai sót cả về số lượng, giá bán, thành tiền dẫn đến sai giá trị, , kế toán phải hạch toán điều chỉnh lại giá trị của các khoản mục này.
+ Với hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ còn trong kho, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 156, 211,….
Có TK 1331
+ Với hàng đã bán, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ Tk 331
Có TK 632
Có TK 1331
+ Với dịch vụ mua trực tiếp được hạch toán làm chi phí, hoặc các NVL, CCDC đã xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 154, 641, 642, 627, 622…
Có TK 1331
Cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp thực hiện các bút toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào đầu ra cuối kỳ để xác định lại số thuế GTGT phải nộp hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau. Nếu phát sinh các khoản chậm nộp, kế toán hạch toán như trường hợp chậm nộp bên dưới.
Trường hợp trước đó công ty đã thanh toán đủ tiền cho nhà cung cấp nhưng sau khi xác định sai sót hóa đơn mà không thu lại được các khoản điều chỉnh giảm, kế toán doanh nghiệp thực hiện thêm một bút toán hạch toán tăng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu:
Nợ TK 811
Có TK 331
Một số phần mềm phổ biến như Phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn lại. Nếu có phát sinh thay đổi số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết hoặc số thuế GTGT phải nộp chương trình sẽ tự động lập chứng từ hạch toán điều chỉnh thuế GTGT.
Trường hợp 3
Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào
Theo quy định tại thông tư 130/2016/TT-BTC, với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
- Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 1331
- Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm tăng số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 3331
Với trường hợp này, ngoài việc nộp thêm tiền thuế GTGT vào NSNN là số tiền chênh lệch so với số thuế phải nộp trước đó thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm một khoản “tiền chậm nộp vào NSNN” do quá hạn nộp thuế GTGT. Mức tiền chậm nộp được tính như sau:
Trong đó, thời gian tính chậm nộp tính liên tục từ ngày phát sinh chậm nộp đến ngày phía trước liền kề ngày hoàn thiện nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp phải tự xác định số tiền thuế thiếu và số tiền phạt chậm nộp để hoàn thiện nộp thuế cho NSNN sớm nhất. Trường hợp doanh nghiệp không tự xác định thì cơ quan thuế sẽ ấn định.
Kế toán hạch toán khoản phạt nộp chậm như sau:
Nợ TK 811
Có TK 3339
Đọc thêm:
- Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo đúng quy định
- Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại chi tiết nhất
2. Hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ
Khấu trừ thuế vốn là quyền lợi của doanh nghiệp bởi công tác khấu trừ thuế giá trị gia tăng nói riêng và khấu trừ thuế nói chung sẽ giúp xác định được số thuế GTGT cần nộp. Từ đó chống thất thu thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời giúp đảm bảo bản chất của thuế GTGT là “đánh chủ yếu vào người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cuối cùng”.
Trong quá trình kê khai, khấu trừ thuế, doanh nghiệp có thể gặp các sai sót dẫn đến phải kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ. Hồ sơ khai bổ sung hay hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ thường bao gồm các loại giấy tờ:
- Tờ khai thuế của kỳ phát sinh sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh
- Biên bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo đúng mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC
- Tài liệu kèm theo để giải thích số liệu trong biên bản giải trình kê khai bổ sung, điều chỉnh.
Theo khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC
-
- Nếu sai sót xuất hiện là hóa đơn đầu vào, kế toán doanh nghiệp có thể kê khai bổ sung vào mọi thời điểm sau khi phát hiện sai sót, trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh – kiểm tra.
Ví dụ: Tại kỳ thuế quý III năm 2020, doanh nghiệp B phát hiện có 01 hóa đơn đầu vào ngày 26/03/2020 chưa kê khai vào kỳ thuế quý I năm 2020.
⇒ Doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn đó vào quý hiện tại (quý III năm 2020).
-
- Nếu sai sót xuất hiện là hóa đơn đầu ra, kế toán doanh nghiệp cần kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ xuất hiện sai sót và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai (nếu có).
Ví dụ: Tại kỳ thuế quý III năm 2020, doanh nghiệp B phát hiện thiếu 01 hóa đơn phát sinh ngày 06/04/2020 chưa kê khai vào kỳ thuế quý II năm 2020.
⇒ Doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT của quý II năm 2020.
-
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng kỳ khai thuế hiện tại luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ (Chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức kỳ khai thuế liền kề phía trước và thực hiện điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ: Tại Quý III năm 2020, doanh nghiệp có số thuế khấu trừ chuyển sang kỳ sau (chỉ tiêu 43) là 15 triệu đồng. Tuy nhiên, tại kỳ khai thuế quý IV năm 2020, kế toán doanh nghiệp phát hiện sai sót và đã thực hiện nộp bổ sung tờ khai quý III dẫn đến số liệu ở chỉ tiêu 43 chuyển thành 12 triệu đồng thay vì 15 triệu đồng. Lúc này, chỉ tiêu 22 trên tờ khai thuế GTGT quý IV năm 2020 sẽ là 12 triệu đồng và kế toán ghi thêm điều chỉnh vào chỉ tiêu Điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ (chỉ tiêu 37) 3 triệu đồng.
Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC cũng chỉ rõ những trường hợp kê khai bổ sung thuế, trong đó có bao gồm trường hợp kê khai bổ sung điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ. Theo đó có 02 trường hợp điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ bao gồm:
Trường hợp 01: Kê khai bổ sung điều chỉnh làm giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Trường hợp 02: Kê khai bổ sung điều chỉnh làm giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đồng thời làm tăng số thuế giá trị gia tăng
Đối với người làm kế toán, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công việc hàng ngày là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp đồng …. và nhất là tính năng về thuế sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tính năng về thuế tạo ra sự đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp, các tính năng như:
- Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
- Tự động khấu trừ thuế
- Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
- Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm
là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán về thuế. Anh/chị kế toán doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây.