Trong bối cảnh thị trường thời trang nam tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh, Coolmate đã khẳng định mình như một ngôi sao sáng với những chiến lược tiếp thị đột phá. Từ việc tận dụng mô hình F2C (Factory-to-Consumer) đến việc đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo sáng tạo trên mạng xã hội, chiến lược Marketing của Coolmate đã mang lại những kết quả ấn tượng, giúp thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Bài viết này sẽ khám phá các những điểm thú vị trong chiến lược Marketing của Coolmate và tìm hiểu lý do thành công của thương hiệu này.
Giới thiệu về Coolmate
Coolmate của nước nào?
Coolmate là một thương hiệu thời trang nam nổi tiếng tại Việt Nam ra đời vào năm 2019. Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đơn giản nhưng đầy tinh tế, Coolmate nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
Khác với nhiều thương hiệu thời trang truyền thống, Coolmate đã tận dụng mô hình kinh doanh trực tuyến (F2C – Factory-to-Consumer) nhằm tối ưu hóa chi phí, đồng thời cung cấp các sản phẩm thời trang nam giới chất lượng với mức giá hợp lý.
Năm 2021, nhờ sự bùng nổ sau khi tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam, doanh thu của Coolmate đã tăng gấp 3 lần lên 137 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 5 ngày sau chương trình, doanh số Coolmate tăng mạnh, với 30.000 sản phẩm bán ra.
Sau khi thành công trên Shark Tank, Coolmate đã thu hút được các khoản đầu tư lớn từ nhiều quỹ nổi tiếng, bao gồm quỹ STIC (Hàn Quốc) với khoản đầu tư 500.000 USD, giúp định giá công ty ở mức 5 triệu USD.
Tính đến năm 2023, doanh thu của Coolmate đặt mục tiêu đạt 500 tỷ đồng. Thương hiệu cũng mở rộng quy mô với 2 kho hàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM, tổng diện tích lên đến 3.000m².
Giá trị cốt lõi của Coolmate
Coolmate luôn duy trì và phát triển dựa trên ba giá trị cốt lõi:
-
Chất lượng sản phẩm vượt trội: Coolmate cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, được thiết kế từ các chất liệu tốt nhất, đảm bảo sự thoải mái cho người mặc. Các sản phẩm của Coolmate được sản xuất tại Việt Nam, giúp thương hiệu kiểm soát chất lượng từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.
- Dịch vụ khách hàng xuất sắc: Với phương châm “Khách hàng là trọng tâm”, Coolmate chú trọng vào việc mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Thương hiệu này nổi bật với dịch vụ giao hàng nhanh trong 4 giờ tại các thành phố lớn, chính sách đổi trả linh hoạt trong 60 ngày và hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chăm sóc khách hàng.
-
Tính bền vững và trách nhiệm xã hội: Coolmate nỗ lực hướng đến một thương hiệu thân thiện với môi trường thông qua các sản phẩm sử dụng chất liệu bền vững như cotton organic và công nghệ sản xuất tiết kiệm nước. Thương hiệu cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động từ thiện, khuyến khích lối sống xanh và đóng góp vào cộng đồng.
Các sản phẩm của Coolmate
Các sản phẩm của Coolmate khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao cho nam giới, bao gồm:
- Áo thun: Các dòng áo thun của Coolmate nổi bật với chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát, phù hợp cho mọi hoạt động thường ngày. Màu sắc và kiểu dáng đa dạng, dễ phối đồ.
- Áo polo: Thiết kế áo polo thanh lịch, phù hợp cho cả đi làm lẫn đi chơi, với chất liệu co giãn, thoáng khí, giúp người mặc cảm thấy thoải mái suốt cả ngày.
- Quần lót và đồ mặc nhà: Coolmate nổi tiếng với dòng quần lót nam cao cấp, sử dụng chất liệu cotton organic, thân thiện với da. Các sản phẩm đồ mặc nhà được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, mang lại sự thoải mái tối đa.
- Phụ kiện: Ngoài các sản phẩm thời trang, Coolmate còn cung cấp các phụ kiện như tất, nón, và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tất cả đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo sự bền bỉ.
- Các bộ sưu tập theo mùa: Coolmate thường xuyên ra mắt các bộ sưu tập theo mùa như áo khoác, hoodie, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cho tủ đồ của mình.
Phân tích tổng quan về thương hiệu Coolmate
Khách hàng mục tiêu của Coolmate
Thị trường mục tiêu của Coolmate là thị trường thời trang nam tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ tuổi, có thu nhập trung bình khá.
Chân dung cụ thể khách hàng mục tiêu của Coolmate được xác định như sau:
- Độ tuổi: Nam giới từ 18 đến 35 tuổi.
- Địa điểm: Sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các khu vực có nhu cầu cao về thời trang.
- Phong cách sống: Nhóm khách hàng này có lối sống hiện đại, ưa chuộng sự tiện lợi và ưu tiên mua sắm trực tuyến. Họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, yếu tố thời trang và có xu hướng chọn lựa những thương hiệu thân thiện với môi trường.
- Nhu cầu: Tìm kiếm các sản phẩm thời trang đơn giản, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cao, đặc biệt là những người ưa thích phong cách tối giản (minimalist).
Đối thủ cạnh tranh của Coolmate
Coolmate hoạt động trong thị trường thời trang nam, vốn đầy tính cạnh tranh với nhiều thương hiệu từ trong nước đến quốc tế. Các đối thủ cạnh tranh của Coolmate nổi bật có thể kể đến như:
- Routine: Là thương hiệu thời trang nam nổi bật với các sản phẩm mang phong cách thanh lịch và hiện đại. Routine tập trung vào thiết kế phù hợp cho cả đi làm lẫn đi chơi, thu hút được sự quan tâm của những khách hàng có phong cách trẻ trung, năng động.
- An Phước: Thương hiệu thời trang nam lâu đời tại Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm sơ mi, vest và quần tây. An Phước thường nhắm đến đối tượng khách hàng trung niên và dân văn phòng, ưu tiên sự chỉnh chu, sang trọng.
- Uniqlo: Thương hiệu thời trang quốc tế từ Nhật Bản với phong cách tối giản, đa dạng về lựa chọn và chất lượng ổn định. Uniqlo nổi bật nhờ vào các công nghệ may mặc tiên tiến như AIRism hay HEATTECH, thu hút lượng lớn khách hàng tại Việt Nam.
- H&M và Zara: Hai thương hiệu thời trang nhanh (fast fashion) đến từ châu Âu với mức giá phải chăng, mẫu mã liên tục cập nhật. Dù không chuyên biệt cho thời trang nam, nhưng H&M và Zara vẫn có sức cạnh tranh mạnh mẽ nhờ vào khả năng tiếp cận xu hướng nhanh chóng.
Coolmate đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu này, đặc biệt là về mặt giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Coolmate nằm ở mô hình F2C, giúp tiết kiệm chi phí trung gian và mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng.
Phân tích mô hình SWOT của Coolmate
Mô hình SWOT của Coolmate dựa trên 4 yếu tố Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats được biểu hiện như sau:
1. Strengths – Điểm mạnh của Coomate
- Mô hình F2C (Factory-to-Consumer): Coolmate áp dụng mô hình F2C, giúp loại bỏ các khâu trung gian, từ đó tiết kiệm chi phí và cung cấp sản phẩm với giá cả hợp lý hơn. Mô hình này cũng giúp thương hiệu tạo mối liên kết chặt chẽ với khách hàng.
- Sản phẩm chất lượng, đa dạng: Sử dụng chất liệu cao cấp như cotton organic và các sản phẩm thân thiện với môi trường, Coolmate đem đến sự thoải mái cho người dùng. Bộ sưu tập phong phú từ áo thun, áo polo, quần lót đến phụ kiện đã đáp ứng đa dạng nhu cầu của nam giới.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Chính sách đổi trả trong 60 ngày và giao hàng nhanh trong 4 giờ tại các thành phố lớn tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Thương hiệu bền vững: Coolmate đang dần xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững và có trách nhiệm với môi trường, điều này thu hút nhóm khách hàng có ý thức về bảo vệ môi trường.
2. Weaknesses – Điểm yếu của Coolmate
- Phụ thuộc vào thị trường nội địa: Hiện tại, Coolmate chủ yếu tập trung vào thị trường Việt Nam. Sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất có thể gây ra rủi ro nếu có biến động kinh tế.
- Thiếu đa dạng kênh phân phối: Do tập trung vào mô hình D2C, Coolmate bỏ lỡ một số khách hàng tiềm năng ưa chuộng mua sắm tại cửa hàng truyền thống.
- Sản phẩm chủ yếu là thời trang cơ bản: Coolmate chưa đa dạng hóa nhiều về phong cách và mẫu mã thời trang. Việc này có thể làm hạn chế sức hút với những khách hàng có gu thời trang đa dạng hơn.
3. Opportunities – Cơ hội của Coolmate
- Thị trường thời trang trực tuyến phát triển mạnh: Xu hướng mua sắm online đang gia tăng, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, mở ra nhiều cơ hội cho Coolmate mở rộng tệp khách hàng.
- Tăng cường xu hướng sống xanh: Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng, điều này giúp Coolmate tận dụng lợi thế từ các sản phẩm bền vững.
- Mở rộng thị trường quốc tế: Coolmate có cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận như Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có gu thời trang tương tự như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
4. Threats – Thách thức của Coolmate
- Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường thời trang nam Việt Nam đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa và quốc tế như Uniqlo, H&M, Routine.
- Biến động kinh tế: Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng có thể giảm nếu nền kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng đến doanh thu của Coolmate.
- Thay đổi xu hướng thời trang: Ngành thời trang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi Coolmate phải liên tục cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Phân tích chiến lược Marketing của Coolmate
Chiến lược marketing của Coolmate đã được triển khai một cách sáng tạo và hiệu quả để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thời trang nam tại Việt Nam. Dưới đây là những điểm nổi bật trong chiến lược marketing của Coolmate:
1. Tận dụng mô hình F2C (Factory-to-Consumer)
Trong chiến lược Marketing của Coolmate về phân phối, hãng lựa chọn mô hình F2C (Factory-to-Consumer), nghĩa là bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ kênh phân phối trung gian nào. Điều này giúp thương hiệu:
- Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu chi phí phân phối, từ đó có thể cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng: Mô hình F2C giúp Coolmate kiểm soát tốt hơn về trải nghiệm người dùng, từ đó tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
2. Chiến lược Digital Marketing hiệu quả
Chiến lược Marketing của Coolmate tập trung mạnh vào digital marketing và thương mại điện tử, tận dụng các kênh trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok và Google Ads để thu hút khách hàng mục tiêu. Các yếu tố đáng chú ý trong chiến lược này bao gồm:
- Content Marketing sáng tạo: Thương hiệu thường xuyên cập nhật nội dung liên quan đến thời trang, mẹo phối đồ, và lối sống trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút tương tác.
- Chạy quảng cáo tối ưu: Coolmate sử dụng quảng cáo trả phí và tối ưu hóa SEO để tăng lượt truy cập vào website bán hàng, đặc biệt nhắm đến khách hàng nam trong độ tuổi 18-35.
- Email Marketing: Triển khai các chiến dịch email marketing cá nhân hóa để chăm sóc khách hàng cũ, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
Trong các chiến dịch quảng cáo Coolmate đã thực hiện, có một bộ ảnh quảng cáo đồ lót nam đã làm dậy sóng cư dân mạng vì cách “lột tả” người mẫu chụp (theo nghĩa đen) dễ gây phản cảm. Tuy gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận lợi ích giúp thương hiệu viral mà bộ ảnh này để lại.
3. Chiến lược Customer Experience (CX)
Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) là yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của Coolmate nhằm khác biệt hóa so với đối thủ:
- Giao hàng nhanh chóng: Đặc biệt nổi bật với dịch vụ giao hàng nhanh trong 4 giờ tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu nhận hàng cấp tốc.
- Chính sách đổi trả trong 60 ngày: Khách hàng có thể đổi trả sản phẩm trong vòng 60 ngày, kể cả khi đã sử dụng, giúp tăng niềm tin và sự hài lòng.
- Chăm sóc khách hàng tận tình: Đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thông qua nhiều kênh như chat trực tuyến, hotline, và email.
4. Chiến lược định vị thương hiệu bền vững
Coolmate hướng đến thời trang bền vững với việc sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường như cotton organic và công nghệ Excool. Thương hiệu nhấn mạnh thông điệp “Coolmate for a Better World”, khuyến khích khách hàng tham gia vào các hoạt động tái chế và bảo vệ môi trường.
Hình thức đóng gói sản phẩm của Coolmate cũng loại bỏ túi nilon, chỉ đựng trong chiếc hộp carton có màu đen chủ đạo của thương hiệu. Bên trong hộp còn có kèm các chiếc tem dán với thông điệp “No Plastic Inside”, “Say No To Plastic”. Kiểu đóng gói và truyền tải này rất được lòng giới trẻ.
5. Sử dụng Influencer Marketing và KOLs
Giống như nhiều thương hiệu nhắm tới giới trẻ, chiến lược Marketing của Coolmate cũng chú trọng việc hợp tác với nhiều influencers và KOLs (Key Opinion Leaders) trên các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok để tăng cường nhận diện thương hiệu hoặc triển khai phiên livestream, review Coolmate.
Chiến lược này giúp Coolmate tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng tính thuyết phục qua những bài review và chia sẻ trải nghiệm thực tế.
Một số cái tên nổi bật từng hợp tác để quảng cáo Coolmate có thể kể đến như người mẫu Hóa Trần, JVevermind, PewPew, vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, Song Luân,..
6. Tăng cường trải nghiệm mua sắm đa kênh (Omnichannel)
Dù tập trung vào kênh online, Coolmate cũng đang dần mở rộng sự hiện diện offline thông qua việc tham gia các pop-up store tại các thành phố lớn. Điều này giúp khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua, từ đó gia tăng độ tin cậy.
7. Ứng dụng công nghệ vào quản lý và phân tích dữ liệu
Coolmate đã xây dựng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) nội bộ nhằm quản lý hiệu quả quy trình bán hàng và vận hành. Điều này giúp họ tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý kho bãi, và cải thiện dịch vụ khách hàng. Đồng thời, thương hiệu cũng sử dụng phân tích dữ liệu (Data Analytics) để hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng và đưa ra các chiến lược marketing chính xác hơn.
Một trong những giải pháp khác được nhiều doanh nghiệp sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng là phần mềm quản lý MISA AMIS CRM. Nhờ những tính năng như quản lý dữ liệu khách hàng tập trung và lưu trữ toàn bộ hành trình chăm sóc, đội ngũ nhân sự có thể nắm bắt thông tin đầy đủ và thực hiện lộ trình chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo nên lợi thế cạnh tranh về dịch vụ cho doanh nghiệp.
Dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng
Tổng kết về chiến lược Marketing của Coolmate