Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy công ty mới nhất

24/07/2024
229

Khi người lao động vi phạm nội quy công ty, cá nhân liên quan sẽ phải làm rõ sự việc, giải thích nguyên nhân của vi phạm đó. Đây cũng là cơ sở để cấp quản lý xem xét và đưa ra quyết định xử lý phù hợp. Bài viết dưới đây của MISA AMIS HRM sẽ cung cấp cho bạn mẫu bản tường trình vi phạm nội quy công ty chuẩn, cùng với hướng dẫn cách viết bản tường trình này.

1. Khi nào cần viết bản tường trình vi phạm nội quy công ty? 

Các trường hợp cần viết bản tường trình vi phạm nội quy công ty

Bản tường trình là mẫu văn bản ghi lại các vi phạm của cá nhân hoặc người lao động đối với nội quy công ty. Nội dung bản tường trình bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân của người làm tường trình, thời gian xảy ra sự việc, diễn biến và nguyên nhân diễn ra sự việc. Ban lãnh đạo sẽ xem xét văn bản này để đánh giá mức độ vi phạm và đưa ra quyết định.

Thông thường, người lao động sẽ phải viết bản tường trình vi phạm nội quy công ty trong các trường hợp sau:

  • Khi bạn bị phát hiện hoặc bị tố cáo vi phạm nội quy
  • Khi cấp trên yêu cầu bạn giải trình về một hành vi hoặc sự việc cụ thể.
  • Khi bạn chứng kiến đồng nghiệp vi phạm nội quy và công ty yêu cầu bạn báo cáo.
  • Khi xảy ra sự cố liên quan đến vi phạm nội quy, an toàn hoặc quy trình làm việc.
Quản lý dữ liệu nhân viên và thủ tục kỷ luật, khen thưởng dễ dàngThử ngay phần mềm AMIS Thông Tin Nhân Sự

2. Hướng dẫn viết bản tường trình vi phạm nội quy công ty

2.1 Thể thức văn bản tường trình

Bản tường trình không quá khắt khe về quy chuẩn thể thức nhưng vẫn cần tuân thủ các yêu cầu cơ bản. Hình thức và nội dung của bản tường trình có thể thay đổi tùy theo tính chất và mức độ của từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về Thể thức văn bản, bản tường trình phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  • Tên tổ chức, doanh nghiệp ban hành bản tường trình.
  • Số, ký hiệu của văn bản tường trình
  • Thời gian và địa điểm ban hành văn bản.
  • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
  • Nội dung văn bản.
  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu, chữ ký số của đơn vị, tổ chức.
  • Nơi nhận.

Ngoài các thành phần quy định trên, văn bản tường trình có thể bổ sung các thành phần khác như:

  • Phụ lục.
  • Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
  • Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
  • Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

2.2 Nội dung văn bản tường trình

Trong bản tường trình cần bao gồm đầy đủ những nội dung dưới đây:

  • Địa điểm và thời gian soạn thảo bản tường trình.
  • Tên văn bản: Ghi ngắn gọn sự việc cần tường trình.
  • Người nhận: Ghi cụ thể cá nhân hoặc đơn vị, tổ chức tiếp nhận bản tường trình.
  • Thông tin của người viết bản tường trình: Nêu đầy đủ họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng theo CMND hoặc CCCD.
  • Liệt kê danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc hay nhân vật làm chứng.
  • Trình tự diễn biến sự việc.
  • Nguyên nhân của sự việc: Mô tả cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
  • Chỉ rõ mức độ thiệt hại (nếu có).
  • Ghi rõ trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu sự việc gây ra hậu quả lớn đối với tổ chức.
  • Nêu những phương án thay thế hay đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).

Lưu ý: Thông tin trong bản tường trình phải hoàn toàn chính xác. Người viết bản tường trình sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về tính xác thực của mọi chi tiết được khai báo.

3. Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy công ty

Dưới đây là mẫu bản tường trình vi phạm nội quy công ty mà độc giả có thể tham khảo. Hãy tải về và tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn.

TẢI MẪU BẢN TƯỜNG TRÌNH VI PHẠM NỘI QUY CÔNG TY TẠI ĐÂY

Để quản lý các sự cố và thủ tục kỷ luật trong công ty, phần mềm AMIS Thông Tin Nhân Sự đang được nhiều công ty sử dụng. Phần mềm lưu trữ tất cả hồ sơ nhân viên cũng như quá trình làm việc của họ. Trong suốt quá trình đó, các thông tin như vi phạm nội quy, thành tích cá nhân, lịch sử thay đổi vị trí làm việc đều được ghi nhận, giúp nhà quản lý có cơ sở để đánh giá và hoạch định nhân sự.

4. Những câu hỏi thường gặp về nội quy công ty

4.1 Người lao động vi phạm nội quy công ty thì sẽ bị xử lý như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

  • Khiển trách: Áp dụng đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu hoặc không gây hậu quả nghiêm trọng, có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương tối đa 06 tháng: Áp dụng đối với các vi phạm có mức độ vừa phải, khi mà việc nhắc nhở không còn đủ hiệu quả.
  • Cách chức: Áp dụng đối với các vi phạm nghiêm trọng, khi người lao động giữ các vị trí quản lý hoặc có trách nhiệm cao trong công ty. Hình thức này bao gồm việc loại bỏ người lao động khỏi vị trí chức vụ hiện tại của họ, nhưng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc tại công ty trong một vai trò khác.
  • Sa thải: Là hình thức kỷ luật nghiêm trọng nhất, dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật này đối với cá nhân vi phạm nội quy công ty.

4.2 Người lao động vi phạm nội quy công ty có bị sa thải hay không?

Người lao động vi phạm nội quy công ty có thể bị sa thải nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

  • Lấy cắp, biển thủ, đánh bạc, cố ý gây thương tổn, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Tái phạm vi phạm đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà chưa được xóa kỷ luật.
  • Tự ý nghỉ việc tích lũy 05 ngày trong vòng 30 ngày hoặc 20 ngày trong vòng 365 ngày mà không có lý do hợp lý.
Nếu người lao động vi phạm 1 trong 4 trường hợp trên thì doanh nghiệp có thể ra quyết định sa thải

5. Kết luận

Trên đây là những điều cần biết về bản tường trình và mẫu bản tường trình vi phạm nội quy công ty phổ biến nhất hiện nay. Việc soạn thảo bản tường trình đúng chuẩn góp phần duy trì kỷ luật và nề nếp trong công ty. Qua đó, công ty có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp và xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả