Biểu mẫu, Quy định Biểu mẫu quản trị nhân sự Mẫu quyết định kỷ luật lao động mới nhất hiện nay

Trong môi trường làm việc, việc thiết lập và tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo sự công bằng và một môi trường làm việc chuyên nghiệp, việc ban hành quyết định kỷ luật lao động là cần thiết. Mẫu quyết định kỷ luật lao động gồm những nội dung gì, hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

TẢI MIỄN PHÍ CÁC MẪU QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT TẠI MỤC 2 BÀI VIẾT

1. Quyết định kỷ luật là gì? Vai trò của quyết định kỷ luật

Mẫu quyết định kỷ luật lao động là văn bản dùng để thông báo áp dụng hình thức kỷ luật với người lao động vi phạm quy định của pháp luật về lao động hoặc nội quy, quy chế lao động của tổ chức.

mẫu quyết định kỷ luật lao động
Khi vi phạm nội quy, người lao động có thể nhận được quyết định xử lý kỷ luật từ công ty

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có mẫu quyết định kỷ luật để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Văn bản này có ý nghĩa như sau:

Giữ gìn kỷ luật lao động trong tổ chức: Quyết định thực thi các hình thức kỷ luật giúp răn đe các trường hợp vi phạm và hạn chế trường hợp tương tự, góp phần tạo nên môi trường làm việc có trật tự, an toàn và hiệu quả.  

Bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động: Quyết định kỷ luật lao động được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật giúp đảm bảo quyền lợi của các bên.

Là căn cứ để giải quyết tranh chấp lao động nếu có: Nếu không đồng ý với quyết định kỷ luật, người lao động có quyền yêu cầu xem xét lại quyết định, khiếu nại hoặc khởi kiện.

2. Mẫu quyết định kỷ luật lao động mới nhất hiện nay

Dưới đây là mẫu quyết định kỷ luật lao động để các tổ chức và doanh nghiệp tham khảo.

Mẫu quyết định kỷ luật lao động

Tải mẫu này

mẫu quyết định kỷ luật lao động

Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của giám đốc công ty

Tải mẫu này

mẫu quyết định kỷ luật lao động

Mẫu quyết định xử lý kỷ luật của tổ chức, đơn vị

Tải mẫu này

mẫu quyết định kỷ luật lao động

Mẫu quyết định kỷ luật bằng hình thức thuyên chuyển

Tải mẫu này

mẫu quyết định kỷ luật lao động

Mẫu quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách

Tải mẫu này

mẫu quyết định kỷ luật lao động


Để theo dõi quá trình làm việc, ghi nhận đầy đủ lịch sử kỷ luật, khen thưởng, thay đổi vị trí của người lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng AMIS Thông Tin Nhân Sự. Không tốn thời gian tra cứu và xem lại giấy tờ, mọi thông tin về một nhân viên đều được lưu trữ và trích xuất dễ dàng, nhanh chóng. Phần mềm thuộc nền tảng quản trị nhân sự MISA AMIS HRM do MISA phát triển và được hàng ngàn doanh nghiệp tin dùng.

Dùng ngay miễn phí

3. Quyết định xử lý kỷ luật được ban hành vào thời gian nào?

Dựa vào Điều 123 Bộ Luật Lao Động 2019, thời hiệu xử lý  kỷ luật được quy định như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy cần lưu ý thời hiệu xử lý là 06 tháng từ khi xảy ra vi phạm và 12 tháng với một số trường hợp đặc biệt.

4. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người lao động

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Khi phát hiện hành vi vi phạm của người lao động, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản tại thời điểm xảy ra vi phạm, đồng thời thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nếu người lao động chưa đủ 15 tuổi cần thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người lao động này. 

Nếu phát hiện hành vi vi phạm sau khi hành vi đã xảy ra, thì cần thu thập bằng chứng chứng minh lỗi của người lao động.

Bước 2: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức họp, họ tên người vi phạm, hành vi bị xử lý. Thông báo phải được gửi ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành họp và phải đảm bảo các thành phần tham dự họp nhận được thông báo trước cuộc họp.

Các thành phần tham dự họp phải xác nhận tham gia. Nếu một trong các thành phần không thể tham dự họp thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận lại về thời gian, địa điểm. Nếu không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động sẽ quyết định cuối cùng.

Các bên tham gia họp xử lý kỷ luật theo đúng như thông báo. Nếu một trong các thành phần tham dự không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành.

Bước 3: Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật

Lập biên bản về nội dung cuộc họp. Biên bản này phải được thông qua trước khi cuộc họp kết thúc và có chữ ký của người tham dự. Trong trường hợp có người không ký vào biên bản thì cần nêu rõ họ tên và lý do không ký.

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp

Bước 4: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật 

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ban hành quyết định xử lý kỷ luật và gửi đến các thành phần liên quan. Quyết định này phải được ban hành trong thời hiệu mà pháp luật quy định.

5. Các biện pháp xử lý kỷ luật 

mẫu quyết định kỷ luật lao động
Khi vi phạm kỷ luật, người lao động có thể bị xử lý bằng hình thức khiển trách, cắt chức…

Biện pháp kỷ luật là hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm nhằm răn đe, ngăn ngừa tái phạm. Các biện pháp này được Luật Lao Động quy định. Tùy theo mức độ vi phạm mà người lao động có thể bị xử lý như sau:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng, hoặc chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn trong tối đa 6 tháng, hoặc cách chức.
  • Sa thải: biện pháp này được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Người sử dụng lao động cần lưu ý: Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

6. Kết luận

Với những thông tin trên và các mẫu quyết định kỷ luật lao động, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề kỷ luật trong tổ chức. Việc ban hành quyết định kỷ luật và áp dụng biện pháp kỷ luật cần được người sử dụng lao động cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính minh bạch, sự công bằng trong doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]