Mô hình SMART là gì? Nguyên tắc và cách đặt mục tiêu SMART

19/03/2025
49872

Đặt mục tiêu rõ ràng và khả thi là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi mục tiêu quá chung chung hoặc khó đo lường. Mô hình SMART ra đời như một phương pháp giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu cụ thể, thực tế và dễ dàng theo dõi tiến độ. Vậy mô hình SMART là gì, cách áp dụng ra sao và làm thế nào để doanh nghiệp thực thi hiệu quả? Cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là một phương pháp đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng, đo lường được và có tính khả thi cao. SMART là viết tắt của năm tiêu chí:

  • Specific (Cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết, không mơ hồ.
  • Measurable (Đo lường được): Cần có tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành.
  • Achievable (Khả thi): Mục tiêu phải thực tế, phù hợp với nguồn lực hiện có.
  • Realistic (Tính thực tế): Mục tiêu cần phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, tránh đặt kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp.
  • Time-bound (Có thời hạn): Cần xác định rõ mốc thời gian hoàn thành để theo dõi tiến độ.
Mô hình SMART là một phương pháp đặt mục tiêu
Mô hình SMART là một phương pháp đặt mục tiêu

Mô hình SMART lần đầu tiên được George T. Doran nhắc đến trong ấn bản “Management Review” phát hành vào tháng 11 năm 1981. Sau đó, nguyên tắc này lại được Giáo sư Robert S. Rubin thuộc Đại học Saint Louis nghiên cứu và công bố trên báo chí. Peter Drucker trong “Lý thuyết quản lý theo mục tiêu” cũng có đề cập đến công thức SMART này như một “kim chỉ nam” để thiết lập mục tiêu sao cho thông minh và hiệu quả.

Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu chung chung như “Tăng doanh số”, một mục tiêu SMART sẽ cụ thể hơn: “Tăng doanh số bán hàng thêm 20% trong 6 tháng tới bằng cách mở rộng kênh bán hàng online”.

2. Lợi ích của doanh nghiệp khi thiết lập mục tiêu SMART

Dưới đây là những lợi ích quan trọng khi doanh nghiệp thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART
Lợi ích của doanh nghiệp khi thiết lập mục tiêu theo SMART

Tối ưu các mục tiêu

Các nhà quản trị sử dụng các số liệu cụ thể có thể thực hiện được để xác định các mục tiêu và đánh giá đúng tiến độ thực hiện. Bức tranh tổng thể về các mục tiêu kinh doanh của bạn được vạch ra rõ ràng và sắc nét hơn.

Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu

Việc đáp ứng các tiêu chí của mục tiêu SMART cho phép công ty loại bỏ các hạn chế chưa được giải quyết và loại bỏ các mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của công ty. 

Từ đó, toàn bộ doanh nghiệp và từng cá nhân có định hướng chính xác, sự phù hợp rõ ràng và ưu tiên cho mục tiêu của mình. Ngoài ra, mục tiêu của SMART là đặt ra một khoảng thời gian để điều chỉnh và ưu tiên các nhiệm vụ mà công ty cần thực hiện trước, để không bị chậm trễ.

Khả năng đo lường mục tiêu

Các mục tiêu được đặt ra, nhưng các nhà quản lý có thể bối rối về việc liệu nhân viên đã thực sự đạt được các mục tiêu đã đề ra hay chưa. Mô hình SMART giúp ban lãnh đạo nâng cao khả năng đo lường mục tiêu và quản lý nhân viên tốt hơn.

Phù hợp thúc đẩy hiệu suất làm việc

Mỗi bộ phận của doanh nghiệp phải có mục tiêu riêng và phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố liên quan của mục tiêu thông minh giúp liên kết liền mạch các mục tiêu riêng lẻ với mục tiêu chung của tổ chức, mang lại sức mạnh to lớn cho toàn bộ doanh nghiệp. 

Đồng thời, mục tiêu của SMART giúp nhân viên xác định rõ ràng mục tiêu họ cần đạt được tại nơi làm việc. Họ hiểu rõ ràng rằng những gì họ làm góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp và thúc đẩy họ đạt được điều đó.

Bạn muốn theo dõi tiến độ chi tiết và quản lý chặt chẽ mục tiêu cho doanh nghiệp?Thử ngay MISA AMIS - Giải pháp quản trị toàn diện

3. Thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART

Để đảm bảo mục tiêu rõ ràng, khả thi và mang lại kết quả thực tế, doanh nghiệp cần áp dụng mô hình SMART hiệu quả. Dưới đây là cách đặt mục tiêu SMART thông qua một ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng online.

3.1. S – Specific (Cụ thể, dễ hiểu)

Mục tiêu cần rõ ràng, tránh chung chung để cả đội ngũ hiểu chính xác những gì cần đạt được. Ví dụ thay vì đặt mục tiêu “Tăng doanh số”, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu “Tăng doanh số bán hàng online của sản phẩm A trên website lên 20% trong 6 tháng tới”.

Câu hỏi cần đặt ra:

  • Chúng ta muốn đạt được điều gì? → Tăng doanh số bán hàng online.
  • Tại sao mục tiêu này quan trọng? → Giúp mở rộng kênh bán hàng, tối ưu doanh thu từ nền tảng số.
  • Ai chịu trách nhiệm? → Phòng kinh doanh và marketing.
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu? → Trên website chính của doanh nghiệp.

3.2. M – Measurable (Đo lường được)

Cần có tiêu chí cụ thể để theo dõi và đánh giá tiến độ hoàn thành. Doanh nghiệp có thể đo lường mức tăng trưởng doanh số bằng các chỉ số:

  • Doanh thu online tăng 20% trong 6 tháng.
  • Lượng khách hàng mua qua website tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập website thành người mua hàng đạt 5%.

Câu hỏi cần đặt ra:

  • Làm thế nào để biết rằng chúng ta đã đạt mục tiêu? → Theo dõi doanh số, tỷ lệ chuyển đổi trên website.
  • Có thể sử dụng nguồn thông tin nào? → Báo cáo từ hệ thống CRM hoặc phần mềm quản lý bán hàng.

Phần mềm MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin giữa các kênh bán hàng, theo dõi chính xác các chỉ số bằng cách tự động thu thập, tổng hợp và hiển thị dữ liệu theo thời gian thực.

Hệ thống cung cấp báo cáo chi tiết về doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, hành vi khách hàng, giúp nhà quản lý nắm bắt ngay tình hình kinh doanh mà không mất thời gian xử lý thủ công.

Trải nghiệm MISA AMIS CRM miễn phí

3.3. A – Achievable (Khả thi, có thể đạt được)

Mục tiêu cần phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, không quá xa vời nhưng vẫn đủ thử thách. Ví dụ: Nếu năm trước doanh số bán hàng online tăng 10%, thì việc đặt mục tiêu tăng 50% có thể quá cao. Thay vào đó, đặt mục tiêu tăng 20% sẽ khả thi hơn, đặc biệt nếu doanh nghiệp có kế hoạch cải thiện website và chạy quảng cáo.

Câu hỏi cần đặt ra:

  • Mục tiêu này có thể đạt được không? → Có, nếu triển khai chiến lược marketing online tốt.
  • Những nguồn lực nào cần thiết? → Ngân sách chạy quảng cáo, tối ưu SEO, cải thiện giao diện website.

3.4. R – Realistic (Thực tế, phù hợp với tình hình doanh nghiệp)

Mục tiêu cần gắn liền với định hướng phát triển và năng lực hiện có của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang đẩy mạnh kênh bán hàng online và có ngân sách marketing hợp lý, thì mục tiêu tăng 20% doanh số online là hợp lý. Nhưng nếu website còn chưa hoàn thiện hoặc chưa có đội ngũ digital marketing, cần điều chỉnh kế hoạch phù hợp trước khi đặt mục tiêu này.

Câu hỏi cần đặt ra:

  • Mục tiêu này có phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp không? → Có, nếu doanh nghiệp đang đầu tư vào kênh bán hàng online.
  • Đây có phải là thời điểm thích hợp để triển khai không? → Phù hợp nếu đang trong giai đoạn đẩy mạnh thương mại điện tử.

3.5. T – Time-bound (Có thời hạn cụ thể)

Cần xác định mốc thời gian để theo dõi tiến độ và hoàn thành đúng kế hoạch. Ví dụ:

  • Trong tháng đầu tiên, tối ưu lại website và tăng ngân sách quảng cáo.
  • Trong 3 tháng tiếp theo, tăng lưu lượng truy cập và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
  • Đến tháng thứ 6, đạt doanh số tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Câu hỏi cần đặt ra:

  • Mục tiêu cần hoàn thành khi nào? → Trong 6 tháng.
  • Các mốc quan trọng trong ngắn hạn là gì? → Hoàn thiện website, chạy chiến dịch quảng cáo.
  • Cần làm gì để đạt mục tiêu dài hạn? → Duy trì marketing liên tục, cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.

4. Ví dụ về cách đặt mục tiêu SMART

Để hiểu rõ hơn về cách áp dụng mô hình SMART trong thực tế, MISA AMIS sẽ chia sẻ một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Ví dụ 1: Công ty muốn cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

Mục tiêu chung chung: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Mục tiêu SMART:

  • Specific (Cụ thể): Cải thiện thời gian phản hồi khách hàng trên các kênh hỗ trợ (hotline, email, chat).
  • Measurable (Đo lường được): Giảm thời gian phản hồi trung bình từ 10 phút xuống 5 phút, tăng mức độ hài lòng khách hàng lên 95%.
  • Achievable (Khả thi): Hiện tại, công ty đã có đội ngũ CSKH nhưng chưa tối ưu quy trình.
  • Realistic (Thực tế): Công ty có thể triển khai chatbot, đào tạo nhân viên để đạt mục tiêu.
  • Time-bound (Có thời hạn): Hoàn thành trong 3 tháng, đánh giá hiệu quả hàng tuần.

Mục tiêu hoàn chỉnh: Trong 3 tháng tới, giảm thời gian phản hồi khách hàng từ 10 phút xuống còn 5 phút bằng cách triển khai chatbot và đào tạo lại đội ngũ CSKH, đảm bảo mức độ hài lòng đạt 95%.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường sang thị trường mới

Mục tiêu chung chung: Mở rộng kinh doanh sang thị trường mới.

Mục tiêu SMART:

  • Specific (Cụ thể): Mở rộng kinh doanh tại Hà Nội bằng cách mở 2 chi nhánh mới.
  • Measurable (Đo lường được): Đạt doanh số 1 tỷ đồng/tháng tại mỗi chi nhánh sau 6 tháng hoạt động.
  • Achievable (Khả thi): Công ty đã thành công ở TP.HCM và có kinh nghiệm mở chi nhánh mới.
  • Realistic (Thực tế): Đã có kế hoạch tài chính, đội ngũ nhân sự và nghiên cứu thị trường.
  • Time-bound (Có thời hạn): Hoàn thành trong 6 tháng, theo dõi doanh số theo từng quý.

Mục tiêu hoàn chỉnh: Trong 6 tháng tới, mở 2 chi nhánh mới tại Hà Nội, đạt doanh số 1 tỷ đồng/tháng tại mỗi chi nhánh, thông qua chiến lược quảng bá thương hiệu và tuyển dụng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

5. So sánh sự giống và khác nhau giữa mục tiêu SMART và OKR

SMART và OKR đều là hai phương pháp đặt mục tiêu phổ biến trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi mô hình có cách tiếp cận và ứng dụng khác nhau.

So sánh hai phương pháp đặt mục tiêu mô hình SMART và OKR
So sánh hai phương pháp đặt mục tiêu SMART và OKR

Điểm giống nhau giữa SMART và OKR

  • Đều giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu rõ ràng: Cả SMART và OKR đều hướng đến việc xác định các mục tiêu cụ thể để nhân sự có thể hiểu và thực hiện.
  • Tập trung vào đo lường kết quả: Cả hai mô hình đều yêu cầu đặt ra các tiêu chí đo lường để theo dõi tiến độ và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
  • Hướng đến kết quả thực tế: Cả SMART và OKR đều nhấn mạnh việc đặt mục tiêu có tính khả thi, giúp doanh nghiệp không chỉ định hướng mà còn đạt được kết quả mong muốn.
  • Có tính linh hoạt: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh mục tiêu theo tình hình thực tế khi triển khai cả hai mô hình.

Điểm khác nhau giữa SMART và OKR

Tiêu chí SMART OKR
Khái niệm Phương pháp giúp thiết lập mục tiêu cụ thể, dễ đo lường và khả thi. Hệ thống quản lý mục tiêu giúp doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu lớn và đo lường kết quả bằng các chỉ số cụ thể.
Cấu trúc Gồm 5 yếu tố: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Realistic (Thực tế), Time-bound (Có thời hạn). Gồm 2 phần: Objectives (Mục tiêu) – định hướng cần đạt được và Key Results (Kết quả then chốt) – các chỉ số đo lường mức độ hoàn thành.
Phạm vi áp dụng Phù hợp với các mục tiêu nhỏ, có tính ngắn hạn, có thể áp dụng ở cấp cá nhân hoặc nhóm. Phù hợp với các mục tiêu lớn hơn, mang tính chiến lược, thường được áp dụng ở cấp tổ chức, doanh nghiệp.
Mức độ linh hoạt Có thể thay đổi nhưng thường được đặt cố định theo từng giai đoạn. Linh hoạt hơn, có thể điều chỉnh Key Results trong quá trình thực hiện để đạt mục tiêu.
Tập trung vào yếu tố nào? Tập trung vào tính khả thi và thực tế của mục tiêu. Tập trung vào tính thách thức và sự đổi mới, khuyến khích doanh nghiệp đặt mục tiêu táo bạo hơn.
Tần suất đánh giá Đánh giá khi hoàn thành mục tiêu hoặc theo từng giai đoạn cố định. Đánh giá định kỳ (thường theo quý), có thể thay đổi mục tiêu nếu cần.
Ví dụ SMART: “Trong 6 tháng, tăng doanh số bán hàng online của sản phẩm A lên 20% bằng cách tối ưu website và chạy quảng cáo Facebook.” OKR: Mục tiêu: “Tăng doanh số bán hàng online mạnh mẽ.”
Key Results: 1) Tăng doanh thu online lên 20%.
2) Tăng tỷ lệ chuyển đổi website lên 5%.
3) Đạt 1.000 đơn hàng/tháng.

Khi nào nên sử dụng SMART và khi nào nên sử dụng OKR?

  • Sử dụng SMART khi doanh nghiệp muốn đặt ra mục tiêu cụ thể, thực tế và có tính ngắn hạn, chẳng hạn như cải thiện doanh số, tăng năng suất làm việc hoặc nâng cao dịch vụ khách hàng.
  • Sử dụng OKR khi doanh nghiệp muốn hướng đến mục tiêu dài hạn, có tính chiến lược và thách thức cao hơn như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới hoặc cải tổ toàn bộ quy trình làm việc.

6. Thực thi các mục tiêu SMART với MISA AMIS

Đặt mục tiêu theo mô hình SMART giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng, nhưng làm thế nào để theo dõi, đo lường và đảm bảo thực thi hiệu quả? Đây là bài toán mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi triển khai các mục tiêu trong thực tế.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Nền tảng quản trị MISA AMIS giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu và đánh giá, tối ưu quy trình thực hiện. Cụ thể:

Quản lý dữ liệu khách hàng & đo lường tiến độ (Measurable – Đo lường được)

Một trong những thách thức lớn nhất khi thực thi mục tiêu SMART là thiếu dữ liệu chính xác để đo lường tiến độ. Nếu doanh nghiệp không có một hệ thống quản lý tập trung, việc theo dõi doanh số, hiệu suất làm việc hay các chỉ số quan trọng sẽ gặp nhiều khó khăn.

MISA AMIS giúp doanh nghiệp tự động thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều kênh bán hàng khác nhau. Doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi doanh số bán hàng theo từng kênh, từng nhân viên, từng sản phẩm theo thời gian thực.
  • Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua hàng, giúp xác định điểm cần tối ưu.
  • Xuất báo cáo chi tiết về hiệu quả chiến dịch marketing, doanh thu theo tháng/quý/năm, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.

Trải nghiệm MISA AMIS ngay

Quản lý công việc & tối ưu hiệu suất nhân sự (Achievable – Khả thi & Time-bound – Có thời hạn)

Một mục tiêu SMART chỉ thành công khi được triển khai hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giao việc, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả. MISA AMIS giúp doanh nghiệp:

  • Giao việc trực tiếp cho nhân sự, đặt deadline rõ ràng để đảm bảo đúng tiến độ.
  • Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc theo từng phòng ban, từng cá nhân.
  • Cảnh báo các nhiệm vụ trễ hạn, giúp nhà quản lý kịp thời điều chỉnh chiến lược.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS để quản lý mục tiêu, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCOCông ty Cổ Phần Viglacera Hạ LongCông ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á ChâuCông ty Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.

Đăng ký dùng thử MISA AMIS ngay!

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

7. Kết luận

Trên đây là những kiến thức tổng quan về mô hình SMART và cách xây dựng mục tiêu cụ thể, logic. Khi được áp dụng linh hoạt, SMART không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản trị và phát triển mà còn giúp đảm bảo các kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
  yasr-loader
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA