Phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp

18/03/2019
2020

Quản lý và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó với mọi thay đổi của môi trường kinh doanh. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực của doanh nghiệp, nhưng cách hiểu chính xác nhất được phát biểu là:“Nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”

vai trò của các nguồn lực trong doanh nghiệp

Và ở bài viết này, tác giả sẽ tổng hợp những thông tin đại chúng nhất và chính xác nhất về các nguồn lực của doanh nghiệp.

1. Quản lý nguồn nhân lực đúng người, đúng việc, đúng thời điểm để đạt mục tiêu phát triển

Đây được coi là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đấy, phát triển doanh nghiệp cũng như giữ mối quan hệ mật thiết giữa người lãnh đạo với cấp quản lý.

Nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, luôn chiếm vị trí trọng tâm trong các kế hoạch hoạt động, chiến lược phát triển của các công ty bao gồm tất cả khả năng, kiến thức, hành vi ứng xử, đạo đức của toàn thể cán bộ nhân viên công ty. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hoá của tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định.

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, điểm mấu chốt của quản trị vẫn luôn là quản trị nguồn nhân lực. Bởi một doanh nghiệp có nguồn lực vật chất phong phú, nguồn lực dài sản dồi dảo như nào thì cũng đều vô ích nếu không có nguồn tài nguyên nhân sự phù hợp.

Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực hiểu đơn giản chính là sắp xếp đúng người có kỹ năng và trình độ phù hợp vào đúng công việc ở đúng thời điểm thích hợp để đạt được mục tiêu chung của công ty.

2. Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo nguồn lực vật chất phát triển bền vững?

Nguồn lực vật chất còn có thể gọi là nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp và được chia ra thành hai loại là nguồn lực vật chất cần thiết và nguồn lực vật chất bắt buộc phải có.Ví dụ dưới đây ở một công ty sản xuất sẽ chỉ rõ đâu là vật chất bắt buộc, đâu là vật chất cần thiết.

Các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp

Hai loại nguồn lực này có vai trò, tác dụng như nhau trong công ty và giúp công ty đạt mục tiêu sản xuất – kinh doanh đã đề ra. Chính vì vậy, nhà quản lý cần cân nhắc kỹ những nhà cung cấp, đối tác thật kỹ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm, vật dụng nào và cần yêu cầu các chế độ khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn.

Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng cho nguồn lực vật chất nhưng rất ít trong số đó thật sự áp dụng đúng phương pháp. Cách đầu tiên và mang lại hiệu quả cao nhất mà hầu hết doanh nghiệp có thể áp dụng ngay là nâng cao tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Cụ thể, công ty cần tìm kiếm và ký hợp đồng cung ứng lâu dài với những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, không ảnh hưởng để chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.

3. Gia tăng nguồn lực tài sản để doanh nghiệp tránh thâm hụt ngân sách, tối đa lợi nhuận

Có một thực tế rằng, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều cần đến một lượng vốn nhất định được đo bằng tiền (dù ở dạng vật chất hay phi vật chất) và đó chính là nguồn lực tài sản của doanh nghiệp. Gia tăng nguồn lực tài sản là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đạt được mục tiêu này.

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách sử dụng nguồn lực này của công ty một cách hợp lý nhất; tận dụng triệt để với những nguồn lực khác để làm gia tăng lợi nhuận, tránh thâm hụt ngân sách. Dựa vào nguồn gốc hình thành có thể chia nguồn lực tài sản của doanh nghiệp thành hai loại chính:

gia tăng tài sản

  • Một là nợ phải trả bao gồm giá trị tất cả các loại vật tư, hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã nhận của nhà cung cấp và các khoản tiền vay mượn từ ngân hàng hoặc các tổ chức kinh tế và các khoản phải trả khác như phải trả công nhân viên, phải nộp cho cơ quan thuế…
  • Hai là nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm tất cả các loại tài sản như nhà máy, thiết bị, máy móc, vốn bằng tiền,…mà doanh nghiệp đã đầu tư để có thể tiến hành các hoạt động kinh tế đã xác định.

4. Quản lý nguồn lực thông tin chính xác, an toàn để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, doanh nghiệp nào kiểm soát và khai thác được thông tin hiệu sẽ dẫn đầu thị trường kinh doanh.

Nhờ vào việc quản trị thông tin, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hính xác những giá trị cũng những thông tin được xác lập để đảm bảo thông tin được truyền tải đúng mục tiêu. Cùng với vật chất, tài sản và nhân lực, thông tin cũng là một nguồn lực then chốt của doanh nghiệp, đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp.

Phạm vi quản trị nguồn lực thông tin có thể gói gọn trong 4 loại sau:

  • Quản trị nguồn thông tin để đảm bảo tất cả các nguồn thông tin đều được nhân viên biết tới và nhận được phần việc, trách nhiệm của mình.
  • Quản trị công nghệ thông tin để đảm bảo chức năng cung cấp thông tin do doanh nghiệp tự quản lý hoặc được nhận từ một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
  • Quản trị xử lý thông tin tức là kiểm soát toàn bộ quá trình từ tạo mới, thu thập, truy nhập, sửa đổi, lưu trữ, và xóa bỏ thông tin.
  • Quản trị tiêu chuẩn thông tin và các chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được áp dụng cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hệ thống thông tin của tổ chức.

Bốn nguồn lực kể trên, mỗi loại đều óc vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nếu biết cách khai thác, quản lý các nguồn lực của chính mình sẽ tạo bàn đạp giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.

các nguồn lực của doanh nghiệp

5. Phương pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp linh hoạt, hiệu quả nhất hiện nay

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công của hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình.

Còn ở Việt Nam, các doanh nghiệp mới chỉ đang tiếp cận và áp dụng hệ thống này trong một số hoạt động quản lý của mình. Điển hình của thành công nhờ áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP có thể kể đến những cái tên như Thế giới di động, Vinamilk,…

Nhiệm vụ chính của hệ thống ERP quản lý doanh nghiệp là quản lý doanh nghiệp theo một “kiến trúc” tổng thể để chủ doanh nghiệp có thể hoạch định, thực hiện, kiểm soát và ra quyết định một cách nhanh chóng. Trên thị trường hiện nay ngoài các nhà cung cấp nước ngoài với chi phí từ vài chục nghìn USD đến vài triệu USD thì các công ty phần mềm Việt Nam còn phát triển hai loại là: hệ thống ERP đóng gói và hệ thống ERP viết theo yêu cầu với nhiều đặc điểm cùng mức chi phí khác nhau.

Đọc thêm

>> Hệ thống ERP là gì và có vai trò như thế nào?

Anh/ Chị có thể để lại email để nhận thêm các thông tin, kinh nghiệm hữu ích khác về marketing, chiến lược, quản trị doanh nghiệp!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả