Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự ghi trong CV ấn tượng nhất

24/06/2024
380

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp luôn cần thiết cho ứng viên khi soạn thảo CV xin việc. Làm thế nào để có thể viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu nhé!

Mục lục Hiện

1. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) trong CV (Cover Letter) là gì? Khái niệm, Phân loại & Vai trò

Mục tiêu nghề nghiệp (Job motivation) rõ ràng và phù hợp với lĩnh vực, yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng. Viết mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt đầu tiên với nhà tuyển dụng, từ đó cơ hội làm việc được mở rộng hơn.

mục tiêu nghề nghiệp

1.1 Khái niệm

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là đoạn mô tả đầu tiên trong CV (Curriculum). Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là đoạn tóm tắt ngắn gọn về mục tiêu, đích hướng đến và khát vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. 

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV (Coverletter – Thư xin việc) có thể là một vị trí cụ thể mà ứng viên muốn đạt được, nâng bậc cao hơn trong công việc, nghề nghiệp hoặc sự thăng tiến, đóng góp cho xã hội. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quan về ứng viên, xem xét và lựa chọn nhân viên có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

1.2 Phân loại

Mục tiêu nghề nghiệp có 2 loại, được chia theo thời gian, gồm mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn:

  • Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là mục tiêu hướng tới và có thể đạt trong thời gian ngắn như 6 tháng hoặc 1 năm. Trong CV, mục tiêu này sẽ thường tập trung phát triển kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên.

Ngoài ra, để mục tiêu ngắn hạn trở lên thực tế và khả thi nhất cần thể hiện được mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm đạt được mục tiêu đó.

  • Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn được xác định trong vòng 5-10 năm trong nghề nghiệp, vị trí mà bạn muốn đạt được. Mục tiêu này xác định được hướng đi rõ ràng, phù hợp với mục tiêu lâu dài của công ty hay không

1.3 Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

CV có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ tạo ấn tượng, sự chú ý và thiện cảm tích cực từ nhà tuyển dụng. Do đó, với mỗi đối tượng, mục tiêu nghề nghiệp có vai trò khác nhau: 

  • Nhà tuyển dụng: 

Thông qua mục tiêu nghiệp, nhà tuyển dụng có thể hiểu, đánh giá năng lực ứng viên ứng viên, xác định tiềm năng ứng và đánh giá khả năng phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Ngoài ra, thông qua mục tiêu nghề nghiệp này, nhân sự có thể lên chương trình đào tạo phù hợp. Khi bạn chau chuốt mục tiêu nghề nghiệp cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, quyết tâm, động lực trong nghề

  • Người ứng tuyển:

Tạo ấn tượng nổi bật bởi sự chuyên tâm, định hướng rõ ràng trong nghề nghiệp, sự hòa hợp mục tiêu cá nhân với mục tiêu của công ty.

Dễ dàng cho nhân sự thấy tiềm năng phát triển và sắp xếp phù hợp với doanh nghiệp

2. Nhà tuyển dụng quan tâm gì ở mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Có nhiều yếu tố đánh giá khi tuyển dụng nhân sự, nếu bạn có mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, cũng là cách để nhà tuyển dụng “để ý”

mau muc tieu nghe nghiep nhan su

2.1 Tính cách của ứng viên

Mỗi nhân sự đều có năng lực riêng nếu được phân công vào đúng lĩnh vực và sở trường, phát huy được tính cách của nhân sự. Do đó, nhà tuyển dụng cần hiểu được tính cách của ứng viên phù hợp với tính cách

2.2 Sự phù hợp giữa ứng viên và công việc đang tuyển

Ứng viên có phù hợp vị trí tuyển dụng hay không: Khi đọc mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể hiểu được mục tiêu cá nhân Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem mục tiêu của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Nếu mục tiêu của ứng viên tương thích với yêu cầu và nhiệm vụ của vị trí, ứng viên đó có khả năng cống hiến và gắn bó lâu dài với công việc.

2.3 Ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty không

Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có khả năng phát triển trong tương lai và đóng góp vào sự phát triển của công ty hay không. Mục tiêu nghề nghiệp có thể tiết lộ tiềm năng của ứng viên trong việc đảm nhận các vị trí cao hơn hoặc thực hiện các dự án quan trọng trong tương lai.

2.4 Khả năng lên kế hoạch của ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa và giá trị của công ty. Một ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp tương đồng với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty sẽ dễ dàng hòa nhập và đóng góp tích cực hơn.

Vì vậy, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên nên chú ý làm nổi bật các yếu tố như sự phù hợp với công việc, định hướng rõ ràng, động lực cao, khả năng phát triển, và sự phù hợp với văn hóa công ty.

3. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp & lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, trong 2-3 câu đầu tiên giới thiệu đầu tiên trong CV, bạn cần lưu ý những điều sau: 

3.1 Nghiên cứu mô tả công việc (Job Description) và thông tin công ty đang ứng tuyển

Ứng viên cần đọc kĩ mô tả công việc, thông tin công ty về yêu cầu, tính chất, tính cách, kinh nghiệm. 

Viết ngắn gọn, dễ hiểu

Ngoài ra, cần được viết ngắn gọn, súc tích, tránh trình bày lan man, dài dòng không đúng trọng tâm. 

Hướng tới mục tiêu phát triển chung của công ty

Thể hiện cùng hướng, công ty được lợi gì. So sánh năng lực đã có, thể hiện khả năng phù hợp tính cách, kinh nghiệm và trình độ với vị trí ứng tuyển

3.2 Kỹ thuật viết mục tiêu nghề nghiệp theo mô hình SMART

mo hinh smart thiet lap muc tieu

Có nhiều cách viết mục tiêu nghề nghiệp, tuy nhiên, để viết ngắn gọn, nhanh và đúng ý, bạn có thể tham khảo mô hình SMART sau:

S – Specific

Mục cần cụ thể, là vị trí gì,

M – Measurable 

Đạt được thành tích gì

A – Attainable

Có khả năng đạt được theo khả năng của bản thân và doanh nghiệp

R – Relevant

Mục tiêu nghề nghiệp cần có sự liên quan và bổ trợ nhau. Không thể viết mục tiêu nghề nghiệp khác hẳn với vị trí ứng tuyển hiện tại

T – Time-bound

Cần xác định khoảng thời gian mong muốn đạt vị trí đó, hoặc mục tiêu cần xác định rõ thời gian cụ thể. Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể xác định được khả năng đạt được của ứng viên và đánh giá phù hợp với công ty và vị trí đang tuyển.

3.3 Những điều cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Để không bị nhà tuyển dụng loại một cách đáng tiếc, ứng viên cần để ý 1 số chỗ sau trong mục tiêu nghề nghiệp:

  • Viết mục tiêu chung chung, dài dòng, lan man

Mục tiêu nghề nghiệp cần được tóm tắt và ngắn gọn khoảng từ 2-3 câu giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt về ứng viên hơn.

Mục tiêu (ngắn hạn & dài hạn) ứng viên cần hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu không cùng chung hướng thì hồ sơ dễ bị loại.

Ứng viên cần nêu rõ định hướng trong tương tai (ngắn hạn và dài hạn) trong mục tiêu nghề nghiệp qua đó nhân sự có thể thấy được sự phù hợp với vị trí cần tuyển.

  • Nội dung sai chính tả, câu ngắn, lủng củng

Việc chuẩn bị CV cẩn thận thể hiện sự chuyên tâm, chỉn chu, cẩn thận, chuyên nghiệp của ứng viên. Nếu xuất hiện bất kỳ lỗi nào về chính tả cũng sẽ là điểm trừ và khó chịu với nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ càng CV của mình trước khi ứng tuyển sẽ rất có lợi cho ứng viên.

  • Mục tiêu nghề nghiệp không thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp cần bám sát với thực tế, khả năng và kinh nghiệm của ứng viên. Với chuyên môn và nghiệp vụ tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện những ứng viên có mục tiêu quá tham vọng, và không thực tế. 

4. Tổng hợp 15+ Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành nghề

Mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực nhân sự HR

4.1 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp – vị trí Sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, sinh viên cần tập trung vào thành tích, hoạt động và mục tiêu mong muốn đạt được.

“Tôi mong muốn áp dụng kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp và kinh nghiệm vào công việc và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn được học hỏi nhiều hơn về kiến thức nghiệp vụ, phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong công việc”

4.2 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp vị trí Nhân viên nhân sự

Mẫu này dành cho vị trí nhân viên nhân sự, trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo mẫu sau:

“Với kinh nghiệm 2 năm trong ngành nhân sự, tôi mong muốn có cơ hội được áp dụng nhiều hơn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về chiến lược nhân sự, chế độ phúc lợi nhân viên và quản lý nhân lực để đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Tôi mong muốn trong 3 năm tới sẽ học hỏi và mở rộng hơn kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn, và tìm kiếm một cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp.”

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhân sự ứng tuyển vị trí Chuyên viên C&B

“Có kinh nghiệm trong việc xây dựng , triển khai và quản lý các chế độ lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Tôi mong muốn được làm việc với vai trò Chuyên viên C&B trong công ty X để ứng dụng chuyên môn vào kinh nghiệm của mình giúp công ty thu hút và giữ chân người tài, đóng góp cho sự phát triển của công ty.”

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự cho vị trí Chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự

“Tôi có kinh nghiệm 3 năm trong việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo nhân viên. Tôi mong muốn được làm việc với vai trò Chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự để phát huy chuyên môn và kinh nghiệm của mình, đồng thời tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong vòng 3 năm tới.”

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực Kinh doanh

4.4 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên kinh doanh

“Tôi mong muốn nâng cao kỹ năng bán hàng và khả năng giao tiếp để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Với 2 năm kinh nghiệm tại vị trí nhân viên kinh doanh lĩnh vực công nghệ, tôi luôn nỗ lực và cố gắng tìm cách tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng lên 25% và thu hút ít nhất 10 khách hàng mới hàng tháng. Tôi muốn trở thành một người dẫn đầu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới đóng góp vào phát triển và tăng trưởng của công ty”

4.5 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành kế toán

“Tôi đã tốt nghiệp đại học ngành kế toán và đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán tổng hợp. Với kiến thức vững chắc về chuyên môn về thuế, tài chính, tôi tự tin bản thân có thể hoàn thành tốt công việc của một kế toán viên. Mục tiêu của tôi trong 3 năm tới là trở thành kế toán viên xuất sắc, theo đuổi các chứng chỉ chuyên nghiệp như CPA, CMA để nâng cao kiến thức và kỹ năng”

4.6 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Sale Manager

“Mong muốn được cống hiến tại vị trí Sale Manager (Quản lý đội sale) theo khu vực, nơi tôi có thể áp dụng và phát huy 5 năm kinh nghiệm bán hàng để tăng cơ hội bán hàng qua hoạt động bán hàng, quản lý con người, phát triển và mở rộng mối quan hệ và network để cải thiện doanh số bán hàng và tăng doanh thu công ty.”

4.7 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành Marketing

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Digital Marketing (Chuyên viên quảng cáo Google Ads, Facebook Ads)

“Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Marketing và đã có kinh nghiệm sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số như SEO, Email, Google Adwords, Facebook Ads cho sản phẩm ABC. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chạy quảng cáo Digital Marketing phát huy kỹ năng nghề nghiệp của mình và trau dồi nâng cao chuyên môn. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành Quản lý marketing chuyên nghiệp trong 2 năm tới.”

4.8 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực Công nghệ thông tin

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Nhân viên IT

Tôi mong muốn được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm xử lý phần mềm, quản lý công việc hiệu quả và nhanh chóng để phát huy tối đa khả năng và kiến thức vào sự thành công của Công ty. 

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp IT Manager

Với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý sản phẩm IT, tôi mong muốn áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược và hoạt động triển khai công nghệ mới. Tôi có chuyên môn về mạng và phần cứng, năng khiếu kỹ thuật vượt trội và khả năng quản lý các tác vụ phức tạp.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp IT Project Manager

Là kỹ sư phần mềm với hơn 5 năm kinh nghiệm với Node.js và React đang chuyển đổi sang vai trò của một IT Project Manager. Tôi có kinh nghiệm thực tế tiến hành các cuộc họp scrum hàng ngày và nắm vững các phương pháp quản lý dự án linh hoạt.

4.12 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Software Developer

Là một Software Developer có kinh nghiệm với mục tiêu chuyển đến lập nghiệp tại Hà Nội vào tháng 8 và mong muốn được cống hiến tại một công ty Startup nhiều tiềm năng. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm lập trình JavaScript và hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ.

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng anh

4.13 Mục tiêu nghề nghiệp tiếng anh 1

“Eager and dedicated Human Resources (HR) graduate seeking a challenging role in HR Training to gain practical experience and contribute to the professional development of employees within an organization. Seeking an opportunity to learn and develop as an HR Training professional in a dynamic and supportive environment.”

4.14 Mục tiêu nghề nghiệp tiếng anh 2

“To secure a challenging and rewarding HR position in a dynamic organization, where I can utilize my skills, knowledge, and experience to contribute to the growth and success of the company. With a strong background in HR practices, employee relations, and talent management, my objective is to actively engage in strategic HR initiatives, foster a positive work environment, and drive organizational excellence through effective HR strategies and programs.”

4.15 Mục tiêu nghề nghiệp tiếng anh 3

“Seeking a challenging position in the field of Human Resources (HR) where I can utilize my skills and expertise to contribute to the success of the organization.

I aim to leverage my strong knowledge of HR principles, excellent interpersonal and communication skills, and proven ability to develop and implement effective HR strategies and programs.

I strive to create a positive work environment that fosters employee engagement, talent development, and organizational growth.”

5. Tự động hóa quy trình tuyển dụng, nhanh chóng với phần mềm MISA AMIS Tuyển dụng

so tuyen ho so tu dong misa amis tuyen dung

Dùng thử phần mềm nhân sự

Phần mềm tuyển dụng MISA AMIS là hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng với nhiều tính năng ưu việt:

  • Kết nối và tự động đăng tin tuyển dụng trên nhiều mạng xã hội, kênh tuyển dụng
  • Tự động nhập liệu hồ sơ ứng viên, lọc hồ sơ tự động
  • Quản lý ứng viên tiềm năng
  • Nhiều mẫu báo cáo: Tỉ lệ chuyển đổi ứng viên, hiệu quả chiến dịch tuyển dụng, nguồn viên hiệu quả
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng cùng với khả năng tùy chỉnh cao phù hợp cho mọi nhu cầu của Doanh nghiệp

Hi vọng, với những mẫu mục tiêu nghề nghiệp trên sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tìm được công ty gắn bó ưng ý.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả