Như vậy, tất cả những hoạt động liên quan đến bản chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp mà người đại diện là người chủ sở hữu, và đội ngũ lao động đều thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, và hoạt động quản lý nguồn nhân lực là để tạo ra mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, gắn bó giữa hai đối tượng này.
>>> Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc doanh nghiệp
Sự cần thiết phải quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thể hiện ở:
1. Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
Kế hoạch hoá chiến lược xem xét vị thế tương đối hiện tại của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, mục tiêu mà công ty muốn đạt tới và những gì mà công ty sẽ phải làm để đạt được điều đó. Khi lập kế hoạch chiến lược, công ty cần xem xét tất cả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn lực con người.
>>> Xây dựng chiến lược nhân sự từ chiến lược phát triển doanh nghiệp (kỳ I)
2. Quản trị nguồn nhân lực thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới
Bên cạnh việc quan tâm đến các mong muốn luôn thay đổi của nhân viên, các nhà quản lý với trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực cũng phải thích ứng trước những thay đổi trong nền kinh tế, trong môi trường pháp lý, và những thay đổi trong các phương pháp quản lý mới. Với điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp không thể chỉ đơn thuần duy trì mọi thứ ở tình trạng cũ. Công ty cần phải tạo ra những ý tưởng, các giải pháp và các phát minh mới từ chính bản thân.
Cán bộ nhân sự ngày càng trở thành “đối tác” quan trọng hỗ trợ các cán bộ quản lý khácTrong hầu hết các công ty, các nhà quản lý trực tiếp thường có trách nhiệm chủ yếu đối với nhóm của mình. Khi công ty phát triển lên, các nhà quản lý và lãnh đạo các nhóm thường phải cần đến các kỹ năng của các nhà chuyên môn về nhân sự để hỗ trợ họ trong nhiều lĩnh vực.
>>> Xây dựng chiến lược nhân sự từ chiến lược phát triển doanh nghiệp (kỳ II)
>>> AMIS.VN giải quyết công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp như thế nào?
Với những phân tích trên, bài viết này xin đưa ra 3 vai trò chủ yếu nhất của Quản trị nhân sự trong các tổ chức như sau:
– Vai trò hành chính: Phòng nhân sự vẫn cần phải quan tâm đến những công việc mang tính hành chính. Cán bộ quản trị nhân sự phải chịu trách nhiệm trong những công việc như bố trí lao động, phúc lợi, nghỉ lễ, nghỉ phép. Cán bộ nhân sự phải thành thạo với vô số các qui định, qui tắc, trình tự, quá trình của cả trong nội bộ tổ chức và những luật lệ, qui định của chính phủ và các cơ quan liên quan. Với vai trò này, các bộ nhân sự hoạt động như một chuyên viên hành chính.
– Vai trò hỗ trợ: Một trong những đặc tính của Quản trị nhân sự ngày nay là chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các cán bộ quản lý trực tiếp khác nhằm thực hiện việc quản lý con người đến gần con người hơn và qua đó, tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do vậy, trách nhiệm của phòng nhân sự là hỗ trợ các cán bộ quản lý trực tiếp khác và cán bộ quản lý cấp cao trong những trường hợp cần thiết. Trong vai trò này, cán bộ nhân sự phải đóng vai trò như nhà tư vấn trong lĩnh vực nhân sự, dự báo các vấn đề có thể nảy sinh, phân tích các khuynh hướng, đề xuất những phương án khác nhau, đánh giá những phương án đó và đề nghị phương án tốt nhất. Cán bộ quản lý nhân sự cần có khả năng đề xuất những ý tưởng có giá trị hơn là những công việc mang tính hành chính và thực hiện.
– Vai trò chiến lược: Như đã chỉ ra trong nhiều nghiên cứu thực tế, quản trị nguồn nhân lực ngày nay cần hướng đến bức tranh tổng thể, có nghĩa là họ cần phải hiểu về hoạt động chung của tổ chức, chiến lược, mục tiêu cần đạt và đóng vai trò đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn lực con người để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đó. Do vậy, phòng nhân sự không chỉ thực hiện những chỉ thị, quyết định từ cấp trên đưa xuống hoặc hỗ trợ các phòng ban và cán bộ quản lý trực tiếp khác. Thay vì đó, cán bộ quản lý nhân lực như là một đối tác trong tổ chức quan tâm đến kết quả công việc và năng suất và hướng tổ chức đến việc thực hiện mục tiêu chung.
Thêm vào đó, với sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và môi trường kinh doanh, vai trò của quản lý nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu trong quá trình quản lý sự thay đổi trong tổ chức. Cán bộ quản lý nhân sự cần phải có khả năng dự đoán những thay đổi trong tổ chức, trong ngành và trong nền kinh tế và có sự chuẩn bị phù hợp và định hướng tổ chức đến đỉnh của ngọn sóng thay đổi. Với nghĩa đó, cán bộ quản lý nguồn nhân lực hoạt động như là một tác nhân thay đổi trong tổ chức.
>> Phần mềm quản lý nhân sự là gì và đem lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp?
Anh/ Chị có thể để lại email để nhận thêm các thông tin, kinh nghiệm hữu ích khác về quản lý nhân sự!