8+ Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ mới nhất – [Tải miễn phí]

21/03/2024
3950

Quyết định bổ nhiệm là một trong những quyết định quan trọng hàng đầu với mục đích tối ưu cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp hoặc kiện toàn bộ máy tổ chức trong cơ quan nhà nước. Làm thế nào để soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn, hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu thêm trong nội dung dưới đây. 

TẢI TRỌN BỘ 5 BIỂU MẪU QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM

1. Quyết định bổ nhiệm là gì?

Tìm hiểu về quyết định bổ nhiệm
Tìm hiểu về quyết định bổ nhiệm

Bổ nhiệm là giao phó một chức vụ hoặc vị trí công việc cụ thể cho một cá nhân trong tổ chức, bằng quyết định của cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. Quyết định bổ nhiệm là một hoạt động phổ biến trong các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. Quyết định này được người có thẩm quyền đưa ra sau khi xem xét, đánh giá năng lực, kinh nghiệm và độ tin cậy của ứng viên.

Quyết định bổ nhiệm được thể hiện bằng văn bản nhằm giúp cá nhân được bổ nhiệm và các bên liên quan nắm được sự thay đổi. Quyết định bổ nhiệm có thể đem tới sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thực hiện mục tiêu và phát triển của tổ chức, đồng thời cũng thúc đẩy cá nhân nỗ lực hơn ở vị trí mới. 

2. Các trường hợp cần quyết định bổ nhiệm 

Các trường hợp, chức vụ cần bổ nhiệm trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể:

  • Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên và Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần có quyền bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý khác theo Điều lệ công ty.
  • Giám đốc/Tổng Giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần sẽ bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, ngoại trừ những chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV hoặc HĐQT.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có quyền bổ nhiệm Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên cũng có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý, Kiểm soát viên và thành viên HĐTV (nếu có).
  • HĐTV hoặc Chủ tịch công ty Nhà nước có quyền bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự
Quyết định bổ nhiệm nhân sự trong doanh nghiệp

3. Những nội dung cơ bản trong mẫu quyết định bổ nhiệm

Tùy thuộc vào đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, chức danh được bổ nhiệm, quy tắc của tổ chức, doanh nghiệp mà nội dung các mẫu quyết định có thể khác nhau. Tuy nhiên biểu mẫu quyết định bổ nhiệm cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên doanh nghiệp, cơ quan hoặc đơn vị ra quyết định bổ nhiệm.
  • Số quyết định.
  • Thời gian, địa điểm soạn thảo quyết định.
  • Tên quyết định, nội dung chính quyết định.
  • Căn cứ để đưa ra quyết định bổ nhiệm.
  • Thông tin của người được ủy quyền bổ nhiệm, người được bổ nhiệm và người nhận quyết định bổ nhiệm. (Ví dụ như: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc CCCD, chức vụ,…)
  • Nơi nhận quyết định.
  • Chức vụ của người ra quyết định bổ nhiệm. 
  • Chữ ký và đóng dấu từ người ra quyết định bổ nhiệm.

4. Biểu mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn – tải miễn phí

4.1 Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc

Mẫu quyết định bổ nhiệm giảm đốc
Mẫu quyết định bổ nhiệm giảm đốc

Xem và tải mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc TẠI ĐÂY

4.2 Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Nhận ngay mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng TẠI ĐÂY

4.3 Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng

Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng

Download mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng TẠI ĐÂY

4.4 Mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng sản xuất

Mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ sản xuất
Mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ sản xuất

Tải miễn phí mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng sản xuất TẠI ĐÂY

4.5 Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức

Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức
Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức

Tải miễn phí mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức TẠI ĐÂY

4.6 Mẫu quyết định bổ nhiệm trong cơ quan nhà nước

Mẫu quyết định bổ nhiệm trong cơ quan nhà nước
Mẫu quyết định bổ nhiệm trong cơ quan nhà nước

Tải miễn phí mẫu quyết định bổ nhiệm trong cơ quan nhà nước TẠI ĐÂY

4.7 Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty TNHH

Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty TNHH
Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty TNHH

Tải miễn phí mẫu quyết định bổ nhiệm tại công ty TNHH TẠI ĐÂY

4.8 Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty cổ phần

Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty cổ phần
Mẫu quyết định bổ nhiệm trong công ty cổ phần

Tải miễn phí mẫu quyết định bổ nhiệm tại công ty cổ phần TẠI ĐÂY

Mời bạn đọc tải trọn bộ các mẫu văn bản trên và nhiều mẫu quyết định mới nhất khác:


5. Những lưu ý khi bổ nhiệm nhân sự

Khi quyết định bổ nhiệm nhân sự, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nên lưu ý các điểm sau đây.

Về các trường hợp bắt buộc cần quyết định bổ nhiệm chức vụ

  • Bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị: bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
  • Bổ nhiệm giám đốc
  • Bổ nhiệm kế toán trưởng
  • Bổ nhiệm kiểm toán viên
  • Bổ nhiệm ban Kiểm soát

Về thẩm quyền bổ nhiệm

Thẩm quyền bổ nhiệm phụ thuộc vào chức vụ và quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp, được quy định chi tiết từ Điều 73 đến 86 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Ví dụ, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, ngoại trừ những chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty.

Về thời hạn bổ nhiệm

Thời hạn bổ nhiệm sẽ khác nhau tùy theo chức vụ, quyền hạn và loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu thực tế và quy định pháp luật để xác định thời hạn phù hợp.

Ví dụ, theo Luật Doanh nghiệp, một số vị trí có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và một cá nhân không được giữ vị trí đó quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Các lưu ý khác

  • Việc bổ nhiệm phải tuân thủ theo quy định nội bộ doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
  • Chú trọng tính minh bạch và công bằng khi bổ nhiệm. Quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên phải có những tiêu chí rõ ràng.
  • Doanh nghiệp cần đánh giá ứng viên một cách khách quan, dựa trên việc xem xét toàn diện các yếu tố như kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tránh sự cảm tính và thiếu công bằng.

6. Quản lý thủ tục bổ nhiệm dễ dàng với AMIS Thông Tin Nhân Sự

Thủ tục bổ nhiệm nhân sự nếu không được ghi nhận đầy đủ sẽ gây khó khăn trong quản lý tổ chức và quản trị nhân sự. Với AMIS Thông Tin Nhân Sự, việc quản lý thủ tục bổ nhiệm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Phần mềm cung cấp các công cụ thông minh giúp tổ chức tự động hóa quy trình, giấy tờ bổ nhiệm nhân sự một cách linh hoạt và nhanh chóng.

AMIS Thông Tin Nhân Sự không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý nhân sự với các tính năng hiện đại:

  • Lưu trữ hàng ngàn hồ sơ nhân sự, dễ dàng cập nhật.
  • Dễ dàng tra cứu quá trình làm việc, bổ nhiệm của bất cứ cá nhân nào
  • Số hóa thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, nghỉ việc…
  • Cung cấp báo cáo trực quan cho nhà quản lý, hỗ trợ công tác hoạch định nhân sự
  • Đồng bộ thông tin nhân viên với quá trình tính lương, thực hiện chính sách phúc lợi

quyết định thăng chức

Dùng ngay miễn phí

7. Kết luận

Việc soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm là một bước quan trọng trong quản lý nhân sự, giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quy trình bổ nhiệm. Hy vọng rằng thông qua việc áp dụng các mẫu quyết định trên, các doanh nghiệp và cơ quan sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhân viên, công chức.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả