Bí quyết “hút” tài lộc: Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng

25/09/2022
3046

Chùa Ngọc Hoàng từ lâu đã là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở TPHCM, đây là nơi được dân kinh doanh sùng bái để cầu tài cầu lộc. Vậy đi cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng như nào, mâm lễ ra sao, bài văn khấn như nào để “cầu được ước thấy”. Cùng tìm hiểu chi tiết.

Tặng Ebook: Phong thủy trong kinh doanh – Nguyên tắc thịnh vượng đẩy doanh số

Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng để “cầu gì được nấy”

Nên đi chùa Ngọc Hoàng để cầu tài lộc vào khoảng thời gian nào?

Có ba thời điểm khá rõ rệt để bạn tham quan nơi này, mỗi thời điểm mang đến trải nghiệm riêng biệt. Thời điểm thích hợp nhất là vào vào những dịp lễ hội, đặc biệt là ngày Vía Ngọc Hoàng, tức là ngày mùng 9 của Tết Nguyên Đán. Du khách sẽ hòa mình vào không khí hân hoan, tấp nập và tham dự vào các hoạt động đặc biệt trong chùa.

Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm chùa vào ngày rằm trong các tháng. Trong những ngày này, chùa thường đón tiếp nhiều gia đình đến dâng hương và cầu tài lộc, bình an, cũng như cầu duyên cho một năm mới thịnh vượng. Chính sự nhộn nhịp này tạo ra một không khí đặc biệt, đầy sôi động, tượng trưng cho sự hy vọng và khởi đầu mới.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn trải nghiệm không gian tĩnh lặng và tìm kiếm sự bình yên tại chùa Ngọc Hoàng, bạn nên xem xét thăm chùa vào các ngày thường. Lúc này, bạn có thể tản mát trong cảnh quang hữu tình, đây là thời điểm lý tưởng để tập trung suy tư, cầu nguyện và tìm kiếm sự kết nối trong tinh thần.

cầu tài lộc chùa ngọc hoàng
Cầu tài lộc chùa Ngọc Hoàng

Du khách đến thăm Chùa Ngọc Hoàng thường có mong muốn cầu lộc làm ăn, tình duyên, con cái… Dưới đây là một số hướng dẫn cầu tài lộc cho bạn:

Văn khấn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng

Đọc thêm: Văn khấn và mâm cúng rằm tháng 7 tại chùa Ngọc Hoàng chuẩn phong tục Việt Nam

Du khách có mong muốn thường đến Điện Thần Tài trong chùa Ngọc Hoàng để cầu tài lộc. Khi tới đây cầu tài lộc, bạn nên chuẩn bị các lễ vật tùy ý như trái cây, hoa, bánh, kẹo… và thực hiện khấn như bình thường.

Ngoài ra, Chùa Ngọc Hoàng là một trong số ít các ngôi chùa có danh sách con vật cúng tế tùy vào mong muốn của gia chủ. Chẳng hạn để cầu tài lộc, công danh, du khách thường thả phóng sinh cá chép vàng, cá chép đỏ.

Mẫu văn khấn cầu tài lộc phổ biến:

“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…………
Ngụ tại…………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”

Đọc thêm: Các bài văn khấn rằm tháng 8 tại chùa Ngọc Hoàng cầu tài lộc

Văn khấn cầu con cái tại chùa Ngọc Hoàng

Để cầu được con, các cặp vợ chồng sẽ làm lễ trước Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ. Địa điểm nằm phía bên trái chánh điện.

Để tiến hành khấn nguyện cầu con, ở chùa Ngọc Hoàng các cặp vợ chồng hay mua nhang đèn, hoa và trái cây dâng lên cúng Thánh Mẫu và 12 bà Mụ. Cách hành hương cầu con cũng khá đặc biệt, nếu có mong muốn đi chùa cầu con trai thì sau khi khấn nguyện xong sẽ treo vòng chỉ vào tượng bên phải. Nếu cầu con gái thì treo vòng chỉ vào tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ ba cái, xoa vào bụng mình ba cái. Tiếp tục xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ ba cái rồi xoa vào bụng mình ba cái nữa.

Ngoài khấn ra còn có cách cầu con đặc biệt. Đó là phải phóng sinh một cặp rùa có ghi tên tuổi của vợ chồng. Nếu cặp rùa mang thai tức là lời thỉnh cầu càng linh nghiệm. Chính vì vậy mà chùa Ngọc Hoàng có một khu vực dành riêng cho rùa sinh sống, nơi đây có cả những cụ rùa trên dưới 100 tuổi.

Văn khấn mẫu cầu con cái:

“Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.
Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là sinh ngày………………………………………………………………………………………………………………

Cùng chồng/vợ sinh ngày…………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay nhân gày lành tháng tốt, khí tiết năm ……… bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng đâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thânh sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dân sớ trạng CẦU TỰ xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.
Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.
Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.
Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy.”

Đọc thêm: Bài cúng thanh minh tại nhà và ngoài mộ

Văn khấn cầu tình duyên

Vị trí cầu duyên linh nghiệm nhất mà mọi người truyền tai nhau là ở tượng ông Tơ Bà Nguyệt (bên cạnh không gian thờ Thánh Mẫu và 12 Mụ Bà). Để thực hiện cầu duyên, người dân cho rằng chỉ cần thắp hương và khấn tên mình cùng tên đối phương, đồng thời chạm nhẹ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì sẽ linh nghiệm.

Văn khấn mẫu cầu tình duyên linh nghiệm:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con vái lạy các bậc bề trên (đơn giản nhất cho ai không biết khấn tên các Ngài)
Tên con là:
Năm sinh:
Cư trú tại:

Hiện đang làm việc/học tập tại: (Điều này cũng quan trọng vì cơ duyên mà bạn có được khi quay trở lại làm việc)

Giờ đây, con vẫn cô đơn lẻ bóng, chỉ chờ duyên lành lên xe hoa. Cho con gặp được người có tâm, có tầm, có đức, có tài, có chí, có lòng trung thành, có lòng thương người, có tình.
Ơn trên cho mình cái lành mang đến, cái xui lấy đi, thêm trí tuệ, thêm ngộ, biết đâu là đúng, đâu là sai, duyên nào nên giữ, duyên nào nên buông.

Vẫn biết rằng ngàn chữ duyên là nhân quả. Tình bạn không có duyên, có duyên chưa chắc đã bền lâu.

Vì vậy, con chỉ có thể cúi đầu, chắp tay. Nguyện duyên dẫn lối, Dẫn con gặp người ngay, người tốt. Không gặp kẻ xấu, kẻ gian, kẻ phản bội, ngoại tình.

Cầu mong ơn trên phù hộ, xe chỉ màu hồng, cho con gặp được người con muốn. Có nhân duyên vợ chồng, tiến tới hợp tác, viên mãn lâu dài. Xóa những vất vả gian truân, đơn độc, ưu phiền trên cửa tình con nơi trần thế..
Con xin chân thành bái tạ!
Cẩn cáo! (3 vái)”

Bài cúng cầu bình an, sức khỏe ở chùa Ngọc Hoàng

Du khách đến thăm thường ghé tượng Hoa Đà tiên sư để thành tâm cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đinh. Hàng năm, vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch – ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, đây là dịp lễ ban phước lành lớn nhất năm.

Văn khấn mẫu cầu bình an, sức khỏe ngắn gọn:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Nhâm Dần
Tín chủ con là …………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”

Chùa Ngọc Hoàng mở, đóng cửa lúc mấy giờ?

Chùa Ngọc Hoàng chào đón du khách hành hương và tham quan từ 7 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều hàng ngày trong tuần. Tuy nhiên, vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, chùa mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn một chút để phù hợp lưu lượng người đến viếng thăm, đặc biệt là vào các dịp lễ đặc biệt. Vì vậy, khi bạn lên kế hoạch tham quan Chùa Ngọc Hoàng, hãy nhớ xem xét thời gian mở cửa khác nhau vào những ngày đặc biệt này.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng có vị trí tọa lạc tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, vì vậy bạn có nhiều phương tiện lựa chọn để đến thăm nơi này. Cả xe khách, ô tô và xe máy đều phù hợp cho việc đến chùa. Tuy nhiên, lưu ý rằng đường Mai Thị Lựu có phần hẹp, nên di chuyển bằng xe máy hoặc taxi là một lựa chọn tốt.

Ngoài ra, có các tuyến xe buýt như 18, 93 và 150 có các trạm gần chùa Ngọc Hoàng, như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng, Đài Truyền hình thành phố, Nhà thờ Mạc Ti Nho và nhiều vị trí khác. Từ các trạm này, bạn có thể sử dụng dịch vụ xe ôm hoặc taxi để đến chùa Ngọc Hoàng một cách thuận tiện.

Nếu bạn thích di chuyển bằng xe máy, bạn có thể di chuyển theo lộ trình tham khảo sau đây: Trương Định – Nguyễn Thị Minh Khai – Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ – Mai Thị Lựu để đến chùa Ngọc Hoàng.

Vé vào chùa Ngọc Hoàng là bao nhiêu?

Chùa Ngọc Hoàng là một địa điểm tham quan không thu tiền vé vào cổng. Bạn có thể tự chuẩn bị đồ lễ trước khi đến chùa. Đáng chú ý, chùa không khuyến khích việc đặt tiền ở các ban thờ cá nhân mà thay vào đó, bạn có thể đóng góp vào hòm công đức của chùa, khoản tiền này sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của chùa Ngọc Hoàng.

Những lưu ý cần thiết khi đi chùa Ngọc Hoàng

  • Trang phục: Hãy mặc lịch sự và tôn trọng khi đi vào chùa. Tránh mặc quần áo ngắn, màu sắc lòe loẹt hoặc để lộ hình xăm nếu có. Bạn có thể mặc áo dài hoặc trang phục truyền thống.
  • Thái độ tôn trọng và thành tâm: Khi bước vào khuôn viên chùa, hãy giữ thái độ tôn trọng và thành tâm trong tất cả các hoạt động.
  • Tránh gây ồn ào: Chùa Ngọc Hoàng là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, du khách đến đây nên tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến không khí của chùa. Điều này cũng giúp bạn tận hưởng không gian tĩnh lặng, thực hiện các hoạt động tâm linh hoặc cầu nguyện một cách trọn vẹn nhất.
  • Khấn nguyện: Nếu bạn muốn cầu con, cầu tài lộc hoặc thực hiện một nghi thức tâm linh nào khác, hãy tuân theo hướng dẫn của người trong chùa hoặc nhân viên chùa.
  • Tránh chụp hình: Trong nhiều trường hợp, việc chụp hình có thể bị cấm hoặc hạn chế trong khu vực của chùa. Hãy tuân thủ các biển báo hoặc hướng dẫn của chùa về việc chụp ảnh.
  • Giao lưu với người dân địa phương: Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử hoặc văn hóa của chùa, bạn có thể hỏi một số người dân địa phương hoặc nhân viên chùa. Họ thường sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ thông tin.
  • Đóng góp: Nếu bạn muốn ủng hộ hoặc đóng góp cho chùa, hãy hỏi người trong chùa về cách thức và nơi nhận đóng góp.

Các địa điểm vui chơi gần chùa Ngọc Hoàng

Dinh Độc Lập

Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh

Khi đến Sài Gòn, hãy không bỏ lỡ cơ hội thăm Dinh Độc Lập, một địa điểm lịch sử nổi tiếng, ghi lại những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đây là điểm đến thu hút nhiều du khách, cho phép họ tìm hiểu về lịch sử và văn hóa.

Tại Dinh Độc Lập, bạn có thể khám phá những di tích lịch sử đầy sống động và chiêm ngưỡng kiến trúc mạnh mẽ của địa điểm này. Dinh nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách chùa Ngọc Hoàng hơn 2 km, nên việc di chuyển rất
thuận tiện.

dinh độc lập địa điểm vui chơi gần chùa ngọc hoàng
Dinh Độc Lập địa điểm vui chơi gần chùa ngọc hoàng

Nhà thờ Đức Bà

Địa chỉ: 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Chỉ cách Dinh Độc Lập 1 công viên, Nhà thờ Đức Bà là biểu tượng du lịch của Sài Gòn với kiến trúc châu u cổ điển và hoa mỹ. Đây là địa điểm du lịch thú vị, mang đến những trải nghiệm độc đáo và tạo cơ hội chụp những bức ảnh ấn tượng.

Tại Nhà thờ Đức Bà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc pha trộn giữa phong cách Roman lộng lẫy và phong cách Gothic hùng vĩ. Không gian rộng lớn và thoáng đãng của thánh đường này đại diện cho vẻ đẹp văn hóa của Sài Gòn.

nhà thờ đức bà
Nhà thờ Đức Bà

Chợ Bến Thành

Địa chỉ: Lê Lợi, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Nằm trên đường Lê Lợi, Chợ Bến Thành là khu chợ sầm uất nhất Sài Gòn, nơi bạn có cơ hội tìm hiểu về lối sống, ẩm thực và văn hóa độc đáo của người dân. Đây cũng là biểu tượng văn hóa lâu đời của thành phố, chắc chắn sẽ làm chuyến du lịch của bạn thêm đặc sắc và thú vị.

Chợ Bến Thành gần chùa Ngọc Hoàng
Chợ Bến Thành gần chùa Ngọc Hoàng

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Địa chỉ: Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Khi du lịch tại Sài Gòn, bạn không thể bỏ lỡ phố đi bộ Nguyễn Huệ, con đường nổi tiếng với vẻ đẹp và sự sầm uất. Đến đây, bạn sẽ hòa mình vào bầu không khí trẻ trung, năng động và náo nhiệt của thành phố. Nơi đây còn tổ chức nhiều hoạt động giải trí và vui chơi, đem lại những kỷ niệm đáng nhớ cho chuyến du lịch của bạn.

phố đi bộ nguyễn huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Landmark 81

Địa chỉ: 720A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Nếu bạn muốn check-in tại một điểm không thể bỏ qua, hãy ghé qua Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam với 81 tầng. Tòa nhà này cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi, mua sắm, nghỉ dưỡng và ẩm thực, tạo nên một trải nghiệm thú vị. Landmark 81 chỉ cách chùa Ngọc Hoàng khoảng 5 km, đây là địa điểm phù hợp cho du khách tham quan, nghỉ ngơi.

landmark
Landmark 81

Một vài thông tin lịch sử về chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng nằm ở đâu?

Chùa Ngọc Hoàng, còn được gọi là Điện Ngọc Hoàng hoặc Phước Hải Tự, nằm tại số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ truyền và quen thuộc với người dân Sài Gòn, du khách đến đây không chỉ để cầu tài lộc, tình duyên, con cái mà còn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùng không gian linh thiêng của nó.

Tìm hiểu lịch sử chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 bởi một người Trung Quốc tên là Lưu Minh, còn được gọi là Lưu Đạo Nguyên. Ban đầu, chùa được sử dụng như một điện thờ để thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đồng thời là nơi Lưu Minh và các đồng minh sử dụng để họp kín, lập kế hoạch lật đổ triều đại Mãn Thanh.

Năm 1982, chùa được giao cho Hòa thượng Thích Vĩnh Khương và trở thành một phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đó, vào năm 1984, chùa chính thức đổi tên thành Phước Hải Tự, từ đó nó được biết đến với cái tên chùa Ngọc Hoàng, mà ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến. Đối với người dân và du khách đến Sài Gòn, chùa Ngọc Hoàng là một địa điểm linh thiêng, nơi họ đến để cầu tài lộc, cầu con, cầu duyên và tìm kiếm bình an cho gia đình. Ngôi chùa này đã trở thành một điểm đến nổi tiếng và quen thuộc trong danh sách các địa điểm tham quan tại thành phố.

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Hoàng

Ngôi chùa này đã trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng nó luôn khoác lên mình lớp áo cổ kính và nhuốm màu thời gian, tạo nên vẻ đẹp hiếm có, không giống bất kỳ ngôi đền hoặc chùa nào khác.

Mái lợp ngói âm dương

Mái ngói âm dương của chùa Ngọc Hoàng là điểm nổi bật tại trung tâm Quận 1, được trang trí bằng tượng gốm nhiều màu và các hình ảnh linh vật được điêu khắc một cách tinh xảo. Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng từ gạch đỏ, với chút màu sắc cổ điển, tạo ra vẻ đẹp độc đáo và cổ điển mà nhiều ngôi chùa khác không có.

Một điểm đặc biệt khi bạn đến chùa Ngọc Hoàng chính là cơ hội tham quan những tác phẩm nghệ thuật quý giá, được chế tác từ các vật liệu cổ xưa như gốm, bồi và gỗ. Bạn sẽ thấy những bức tượng bằng giấy bồi được sắp xếp một cách tỉ mỉ, tạo thành một cuộc tụ họp của các vị thần tôn thờ Ngọc Hoàng.

cầu tài lộc chùa ngọc hoàng
Cầu tài lộc chùa ngọc hoàng

Phối cảnh thờ tự

Khi bước vào cổng chùa, dù ngoại hình bên ngoài không quá nổi bật, nhưng bước vào bên trong, bạn sẽ ngạc nhiên trước sự tráng lệ và vị trí linh thiêng. Cổng tam quan có hai con rồng uốn lượn, tạo ra sự uy nghi và bề thế. Khi tiến sâu vào bên trong, bạn sẽ nhận thấy khuôn viên lớn hơn với một miếu nhỏ thờ thần Hộ Pháp và bể cá, bể rùa.

Ngôi chùa được chia thành ba gian chính. Gian chính có tiền điện dành cho thần Thổ Địa và thần Môn Quan, Trung điện thờ Thanh Long Đại Tướng, Phật Dược Sư và Phục Hổ Đại Tướng. Chính điện đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, với tượng Huyền Thiên Bắc Đế bên trái và tượng Phật Chuẩn Đề bên phải. Gian bên trái của chùa có ba điện thờ: một nơi thờ nhị vị Song Án, Thành Hoàng Lỗ Ban, tượng Mã Tướng Quân, Thái Tuế; một nơi thờ Thập Điện Diêm Vương; và điện thứ ba thờ Ông Tơ Bà Nguyệt cùng 12 bà mụ và 13 đức thầy.

Điều đặc biệt là ở điện thờ thứ hai, bạn sẽ thấy 10 bức tượng gỗ tượng trưng cho 10 cửa ải ở địa ngục, thu hút sự chú ý của du khách. Gian cuối cùng ở phía bên phải chùa là nơi thờ Phật Bà và là nơi nghỉ chân cho du khách.

Di sản Hán Nôm

Ngoài ra, chùa Ngọc Hoàng còn là nơi lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm, bao gồm câu đối, hoành phi, bài vị, biển ngạch và bảng chữ viết bằng tiếng Hán. Những di sản này giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng tôn giáo và tín ngưỡng của đạo Minh.

cầu tài lộc ở chùa ngọc hoàng
KIến trúc mái ngói âm dương

Vị trí phía sau chùa

Phía sau chùa còn có một ngôi miếu thờ Ông Đá, được tạo từ một ngôi miếu cổ của người Khmer và sau đó cải tạo thành miếu thờ Ông Đá như hiện nay. Trong miếu, có một viên đá đặc biệt được lấy từ núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Viên đá này được thờ cùng lư hương, đá Thanh Long và đá Bạch hổ. Chùa còn có hơn 300 bức tượng thờ Phật và các vị Bồ Tát, tất cả đều được điêu khắc một cách tinh xảo và chân thực.

MISA tặng bạn cuốn Ebook Phong thủy trong kinh doanh Nguyên tắc thịnh vượng đẩy doanh số (Nhấn vào ảnh để tải ebook miễn phí)

Hy vọng rằng với những chia sẻ chi tiết ở trên, bạn đọc đã hiểu hơn về chùa Ngọc Hoàng, cũng như nắm được cách cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng như thế nào. MISA kính chúc bạn đọc một năm đầy thắng lợi và phát đạt.


MISA AMIS CRM – Giải pháp quản lý tích hợp Kênh phân phối và Bán hàng DMS + CRM 2 trong 1

Giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhờ Khai thác tối đa data khách hàng, Tăng năng suất nhân viên & Tối ưu quy trình. Đầy đủ tính năng:

  • Quản lý data khách hàng
  • Quản lý đội ngũ sale
  • Quản lý kênh phân phối
  • Quản lý khuyến mại tích điểm
  • Quản lý tồn kho, công nợ, đơn hàng
  • Tối ưu quy trình kinh doanh
  • Xử lý báo cáo kinh doanh đa chiều
  • Quản lý bảo trì bảo hành

phần mềm dms amis

Dùng thử ngay MISA AMIS CRM

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả