Phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách nào phổ biến nhất trong doanh nghiệp?

05/01/2022
5593

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn định nghĩa về phong cách lãnh đạo là gì? Các loại phong cách lãnh đạo trong cuốn eBook: Phong cách lãnh đạo 2024: Lựa chọn nào cho bạn?

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

Lãnh đạo là thay đổi và phát triển liên tục. Là một nhà lãnh đạo bạn cần phải luôn cải tiến chuyển đổi phương pháp và phong cách để quản lý nhân viên dưới quyền hiệu quả.

Chúng ta thường nghĩ rằng một số phong cách lãnh đạo phổ biến sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm riêng, vị trí riêng trong bộ phận của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo khôn ngoan biết linh hoạt từ phong cách này sang phong cách khác phù hợp với từng yêu cầu công việc. 

Phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo giỏi cần chuyển đổi phong cách lãnh đạo thường xuyên để quản lý nhân vân dưới quyền hiệu quả

Các phong cách lãnh đạo có tính liên tục, từ chuyên quyền ở một công việc này, sang phong cách tự do ở công việc khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn định nghĩa về phong cách lãnh đạo là gì? Các loại phong cách lãnh đạo trong cuốn eBook: Phong cách lãnh đạo 2024: Lựa chọn nào cho bạn? Cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn các phong cách lãnh đạo phù hợp, đồng thời làm thế nào để xây dựng phong cách lãnh đạo cho bản thân. 

I. Phong cách lãnh đạo là gì

Phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và gây ảnh hưởng đến một nhóm người để hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo có thể áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo để giải quyết các tình huống kinh doanh khác nhau. 

Các chuyên gia và nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiều mô hình và khung lý thuyết để định nghĩa và các lập các phong cách lãnh đạo điển hình. Ban đầu, một trong những mô hình phổ biến được sử dụng là mô hình phân biệt giữa phong cách “lãnh đạo có qua có lại” và “lãnh đạo truyền cảm hứng” (Transactional vs Transformational) của Burns và Bass. 

James MacGregor Burns vào năm 1978 đã đưa ra quan điểm rằng phong cách lãnh đạo trong tổ chức có thể được chia làm hai phong cách lãnh đạo:

  • Transactional leadership – tạm dịch: “lãnh đạo có qua có lại” hay còn gọi là “Lãnh đạo giao dịch”
  • Transformational leadership – tạm dịch: “lãnh đạo truyền cảm hứng” hay còn gọi là “lãnh đạo chuyển đổi”

Lý thuyết trên được phát triển thêm bởi Bernard Bass vào năm 1985 và trở thành một trong những học thuyết nổi tiếng về phong cách lãnh đạo cho doanh nhân toàn cầu. 

Phong cách “lãnh đạo giao dịch”/ “lãnh đạo có qua có lại” là phong cách lãnh đạo nổi lên từ thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (theo Burns, 1978), với đặc trưng bằng việc quản lý và phát triển nhân viên thông qua giám sát chặt chẽ, thông qua khen thưởng và hình phạt. Phong cách lãnh đạo này tập trung vào việc thiết lập các quy trình làm việc, xây dựng các chuẩn mực và điều lệ của đội nhóm và tổ chức. 

Phong cách “lãnh đạo chuyển đổi”/ “lãnh đạo truyền cảm hứng” lại có đặc trưng khác là tập trung vào việc khuyến khích và truyền cảm hứng động lực làm việc tới nhân viên, trao cho nhân viền quyền tự chủ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo này tập trung xây dựng ý thức mạnh mẽ về văn hóa doanh nghiệp, về tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm trong mỗi nhân viên.

Phong cách này không tập trung vào quản lý tiểu tiết (Micro Manage) mà tin tưởng vào khả năng tự xử lý công việc của nhân viên. Phong cách lãnh đạo này mang đến một môi trường cởi mở, suy nghĩ sáng tạo, táo bạo, chấp nhận các giải pháp mới. 

Dưới đây là bảng so sánh giữa hai phong cách lãnh đạo:

so sánh hai phong cách lãnh đạo
Nguồn: Nghiên cứu của Burns (1978) và Bass (1985)
Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

 

II. Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến

Hiện nay, có nhiều kiểu phong cách lãnh đạo được hình thành và áp dụng phổ biến như sau:

1. Phong cách lãnh đạo giao dịch/lãnh đạo “có qua có lại”

Lãnh đạo giao dịch được xác định bởi sự kiểm soát, tổ chức và lập kế hoạch ngắn hạn. Các nhà lãnh đạo áp dụng phong cách này dựa vào một hệ thống khen thưởng và trừng phạt để thúc đẩy nhân viên. Có nhiều điểm tương đồng giữa lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo độc đoán. 

Một nhà lãnh đạo “có qua có lại” luôn truyền đạt rõ những gì họ mong muốn, những kết quả họ kỳ vọng. Phong cách làm việc của họ luôn hướng đến một mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

phong cách lãnh đạo giao dịch
Phong cách lãnh đạo giao dịch

Hai công cụ quản lý chính của nhà lãnh đạo “có qua có lại” là “phần thưởng” và “hành phạt”. Nếu cấp dưới thực hiện được những gì mà lãnh đạo mong muốn, họ sẽ được thưởng. Ngược lại, họ sẽ chị phạt. Việc trao đổi giữa việc thực hiện nhiệm vụ và phần thưởng, hình phạt được diễn ra thường xuyên để đội nhóm đạt được các mục tiêu đề ra. 

  • “Phần thưởng” là công cụ được sử dụng để khích lệ động viên nhân viên. Phần thưởng tùy vào hoàn cảnh và doanh nghiệp thì sẽ có những hình thức khác nhau, ví dụ như thưởng bằng tài chính, thưởng bằng hiện vật, các hoạt động ghi danh và tuyên dương nội bộ…
  • “Hình phạt” là công cụ mà nhà lãnh có qua có lại sử dụng để đảm bảo quy củ và năng suất làm việc của đội nhóm. 

Để có thể xác định được khi nào cần sử dụng đến “phần thưởng” và “hình phạt”, những nhà lãnh đạo theo phong cách Transaction thường ứng dụng một tư duy được gọi là “Tư duy Quản lý theo Nguyên tắc ngoại lệ – Management by Exception”.

Quản lý theo ngoại lệ là nguyên tắc quản lý mà người quản lý sẽ ứng xử và ra quyết định trên những tình huống khẩn cấp, thời gian còn lại họ để cho nhân viên tự chủ

Các tình huống khẩn cấp ở đây được hiểu là có sự sai lệch giữa kế hoạch đề ra kết quả thực tế mà bị vượt quá một phương sai cho phép. Sẽ có những nhà lãnh đạo luôn chủ động theo dõi công việc của cấp dưới, theo dõi các sai lệch và đưa ra quyết định khi có các vấn đề xảy ra – những nhà lãnh đạo “Quản lý chủ động”/Active. Ngược lại, sẽ có những lãnh đạo chỉ can thiệp khi cấp dưới không đáp ứng được các tiêu chuẩn, không đạt được hiệu suất như mong đợi – “Quả lý bị động”/Passive.

1.1. Ưu điểm

  • Phong cách lãnh đạo này phù hợp và có thể hiệu quả giúp đạt được mục tiêu ngắn hạn.
  • Quản lý hiệu quả các thành viên trong nhóm do hệ thống khen thưởng và trừng phạt.
  • Cung cấp cấu trúc và sự ổn định.

1.2. Nhược điểm

  • Giới hạn sự sáng tạo, tăng trưởng và chủ động
  • Không thể tác động đến nhân viên bởi các động lực bên 
  • Khó tạo động lực cho những ai đang tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp và cá nhân.
Phong cách lãnh đạo giao dịch
Phong cách lãnh đạo giao dịch được xác định bởi sự kiểm soát, tổ chức và lập kế hoạch ngắn hạn

CTA MGM 02

2. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi tạo ra tầm nhìn dựa trên nhu cầu đã xác định và hướng dẫn nhóm của họ hướng tới mục tiêu thống nhất, thông qua nguồn cảm hứng và động lực. 

Sự khác biệt chính giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và các phong cách khác mà chúng tôi đã đề cập là phong cách này tập trung vào việc thay đổi các hệ thống và quy trình không hoạt động.

4 yếu tố của phong cách chuyển đổi
4 yếu tố của phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Theo nghiên cứu của Burns và Bass, những nhà lãnh đạo “truyền cảm hứng”/ transformational leadership thường sử dụng 4 phương pháp sau để tạo cảm hứng tới nhân viên

Kích thích sự tò mò và sự sáng tạo – Intellectual Stimulation

Nhà lãnh đạo sẽ khuyến khích cấp dưới sáng tạo và đổi mới. Họ khuyến khích những ý tưởng mới từ cấp dưới và không bao giờ chỉ trích công khai về những sai lầm mà cấp dưới mắc phải. Các nhà lãnh đạo phong cách này tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì trách cứ người mắc lỗi. Họ không ngần ngại loại bỏ một thông lệ cũ do chính mình đặt ra nếu nó không hiệu quả.

Tạo động lực, truyền cảm hứng – Inspirational Motivation

Nền tảng của một nhà lãnh đạo truyền cảm là khả năng chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh một cách nhất quán và tập hợp các giá trị đó đến với nhân viên. Các nhà lãnh đạo sẽ hướng dẫn cấp dưới bằng cách làm rõ ý nghĩa của công việc hiện tại tới nhân viên: vì sao họ nên làm? Điều này có ý nghĩa thế nào với doanh nghiệp? Với cá nhân từng người.

Bản thân những nhà lãnh đạo cũng sẽ thể hiện phong cách làm việc nhiệt tình và lạc quan nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và trách nhiệm trong công việc.

Tạo hình mẫu lý tưởng hóa – Idealized Influence

Nhà lãnh đạo đóng sẽ vai trò là hình mẫu lý tưởng mà những cấp dưới muốn noi theo. Những nhà lãnh đạo như vậy luôn giành được sự tin tưởng cao cùng lòng tôn trọng của cấp dưới. Họ đặt nhu cầu của cấp dưới lên trên nhu cầu bản thân, luôn muốn thể hiện các tiêu chuẩn đạo đức cao và đi theo giá trị của doanh nghiệp.

Trọng dụng nhân sự – Individual Consideration

Các nhà lãnh đạo thường đóng vai trò là người cố vấn cho cấp dưới. Họ lắng nghe cấp dưới và quan tâm đến những trải nghiệm của cấp dưới trong quá trình làm việc. Họ sẽ theo sát và đồng hành trên con đường phát triển sự nghiệp của cấp dưới. Họ sẽ khen tặng, động viên cấp dưới vì những cải tiến và thành quả mà cấp dưới tạo ra. Họ sẽ trọng dụng và đề bạt cấp dưới một cách công bằng dựa trên tài năng, kiến thức, thành quả họ mang lại cho doanh nghiệp. 

2.1. Ưu điểm

  • Tạo động lực cho đội nhóm
  • Cố gắng xây dựng các mối quan hệ bền chặt và khuyến khích cộng tác
  • Cung cấp cho các thành viên trong nhóm quyền tự chủ để thực hiện công việc của họ
  • Có sự sáng tạo, phát triển và đồng cảm hơn trong các nhóm

2.2. Nhược điểm

  • Có thể không phù hợp cho các tổ chức cụ thể (ví dụ: tổ chức quan liêu)
  • Có thể gây ra cảm giác bất ổn khi phá vỡ quy trình
  • Rất nhiều áp lực đối với người lãnh đạo

Thời gian trở lại đây, người lãnh đạo được kỳ vọng phải có khả năng dẫn dắt đội nhóm bằng khả năng truyền cảm hứng thay vì sử dụng phần thưởng và hình phạt đơn thuần. Liệu kỳ vọng đó lúc nào cũng là hợp lý?

Theo bài nghiên cứu tổng thể của Judge và Piccolo – dựa trên 87 nguồn nghiên cứu và 626 mối phân tích tương quan giữa các dữ liệu đã chỉ ra rằng:

  • Phong cách “Lãnh đạo truyền cảm hứng” có tác động tích cực lên “sự hài lòng giữa nhân viên tới lãnh đạo” (71%), hiệu suất của đội nhóm (26%), tính hiệu quả của lãnh đạo (64%).
  • Phong cách “Lãnh đạo có qua có lại” có tác động tích cực lên “Sự hài lòng trong công việc” (64%), “hiệu suất của người lãnh đạo” (45%), “Động lực làm việc “ (59%)
kết hợp hai phong cách lãnh đạo
Cách thức kết hợp hai phong cách lãnh đạo

Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ mang đến tác dụng khác nhau cho doanh nghiệp, cho nhà lãnh đạo và cho nhân viên dưới quyền. 

>>Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

3. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán được định nghĩa theo cách tiếp cận từ trên xuống khi đề cập đến tất cả các quá trình ra quyết định, thủ tục và chính sách trong một tổ chức. Một nhà lãnh đạo độc đoán ít tập trung vào việc thu thập ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm và có xu hướng đưa ra các quyết định điều hành mà những người khác phải tuân theo.

Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán có xu hướng đưa ra các quyết định điều hành mà những người khác phải tuân theo

3.1. Ưu điểm 

  • Đưa ra các quyết định hiệu quả cho công việc
  • Giữ cho các nhóm gắn kết và nhất quán 
  • Giao nhiệm vụ cá nhân một cách rõ ràng vì họ sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể và cần hoàn thành các nhiệm vụ đó

3.2. Nhược điểm

  • Có thể kìm hãm sự sáng tạo, cộng tác và đổi mới
  • Không tạo nên sự đa dạng trong tư duy công việc
  • Có thể dẫn đến các cá nhân và nhóm bị chia rẽ, nhân viên không có quyền nêu ý kiến cá nhân 
  • Không cho phép sự cố vấn từ bên ngoài hoặc phát triển chuyên môn

>> Xem thêm: Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

4. Phong cách lãnh đạo quan liêu

Phong cách lãnh đạo quan liêu dựa vào một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng, các quy định chặt chẽ và sự cải tổ. Như tên gọi, đây là phong cách lãnh đạo thường thấy trong các cơ quan chính phủ, cũng như quân đội và các tổ chức công cộng.

4.1. Ưu điểm

  • Ổn định về quy định và kết quả
  • Loại bỏ chủ nghĩa thiên vị trong công việc
  • Vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng rất rõ ràng
  • Một tập hợp các quy trình và quy định rõ ràng 
Phong cách quan liêu
Phong cách lãnh đạo quan liêu dựa vào một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng, các quy định chặt chẽ

4.2. Nhược điểm

  • Không hiệu quả vì mọi thứ đều phải thông qua một chuỗi lệnh
  • Không khuyến khích sự phát triển cá nhân hoặc nghề nghiệp của một cá nhân
  • Kìm hãm sự sáng tạo, đổi mới và tư duy tự do
  • Không thúc đẩy sự hợp tác hoặc xây dựng mối quan hệ trong các nhóm
  • Có thể gây khó khăn khi phản ứng với sự thay đổi 

ỦY QUYỀN VÀ GIAO VIỆC HIỆU QUẢ VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

5. Phong cách lãnh đạo có sức lôi cuốn

Khả năng lãnh đạo lôi cuốn được định nghĩa bởi một nhà lãnh đạo sử dụng các kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục và sức lôi cuốn của họ để ảnh hưởng đến người khác. 

Các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn, nhờ khả năng kết nối với mọi người ở mức độ sâu sắc, đặc biệt có giá trị trong các doanh nghiệp đang đối mặt với khủng hoảng hoặc đang trên con đường đấu tranh phát triển.

5.1. Ưu điểm

  • Truyền cảm hứng và động lực cao
  • Khuyến khích sự thân thiết, cộng tác và đoàn kết
  • Giúp cho nhân viên cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu
  • Tạo ra chuyển động hướng tới sự thay đổi tích cực

5.2. Nhược điểm

  • Có thiên hướng tập trung đến bản thân hơn là nhân viên
  • Thường được xem là nông cạn hoặc kém cỏi
Phong cách lãnh đạo lôi cuốn
Một nhà lãnh đạo sử dụng các kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục và sức lôi cuốn của họ để ảnh hưởng đến người khác

6. Phong cách lãnh đạo huấn luyện 

Phong cách lãnh đạo huấn luyện là một phong cách được xác định bằng sự hợp tác, hỗ trợ và hướng dẫn. Các nhà lãnh đạo huấn luyện tập trung vào việc phát huy những ưu điểm của nhân viên bằng cách hướng dẫn họ vượt qua các mục tiêu và trở ngại. 

6.1. Ưu điểm

  • Khuyến khích giao tiếp và cộng tác hai chiều
  • Thu hút nhiều phản hồi mang tính xây dựng
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của các cá nhân
  • Tập trung vào việc hỗ trợ chứ không phải phán xét 
  • Tạo cơ hội để phát triển và tư duy sáng tạo 

6.2. Nhược điểm

  • Sử dụng nhiều tài nguyên vì phong cách đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng
  • Không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả nhanh nhất, hiệu quả nhất 
  • Có thể không phải là lựa chọn lý tưởng cho các công ty có áp lực cao hoặc dựa trên kết quả nghiêm ngặt.
Phong cách lãnh đạo huấn luyện
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là một phong cách được xác định bằng sự hợp tác, hỗ trợ và hướng dẫn

7. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là việc để nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định. Kiểu lãnh đạo này có thể được nhìn thấy trong nhiều bối cảnh, từ doanh nghiệp, trường học đến cơ quan chính phủ.

7.1. Ưu điểm

  • Khuyến khích cộng tác 
  • Bao gồm nhiều ý kiến và cách suy nghĩ khác nhau
  • Dẫn đến sự tham gia và năng suất của nhóm cao hơn
  • Có thể tạo ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn
  • Kết quả được đa số ủng hộ

7.2. Nhược điểm

  • Ý kiến thiểu số bị loại bỏ
  • Sự tham gia của nhiều người có thể dẫn đến nhiều khoảng cách giao tiếp và nhầm lẫn
  • Có thể mất nhiều thời gian hơn để đi đến quyết định 
  • Một nhóm không có kỹ năng hoặc chưa được đào tạo có thể dẫn đến việc ra quyết định nhiều hơn 
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ là việc để nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định

>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đặc điểm của phong cách dân chủ

8. Phong cách lãnh đạo hợp tác

Phong cách lãnh đạo hợp tác tập trung vào việc khuyến khích mọi người làm việc cùng nhau trên các ranh giới lãnh đạo và nhân viên. Mục đích của phong cách lãnh đạo này là khuyến khích sự hợp tác với các nhóm và phòng ban khác để hoàn thành các mục tiêu chung. 

8.1. Ưu điểm

  • Có thể dẫn đến những cách suy nghĩ sáng tạo, đổi mới hơn
  • Nhiều cơ hội hơn cho sự đa dạng 
  • Có thể tăng cường mối quan hệ giữa các nhóm 
  • Xây dựng lòng tin trong một tổ chức 

8.2. Nhược điểm

  • Có thể dẫn đến sự mơ hồ về vai trò và trách nhiệm
  • Có thể tạo ra xung đột giữa các nhóm
  • Cuộc tranh giành quyền lực tiềm giữa các nhà lãnh đạo
Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

 

9. Phong cách lãnh đạo đầy tớ

Lãnh đạo đầy tớ đặt nhu cầu và phúc lợi của nhân viên lên hàng đầu. Nói cách khác, những kiểu nhà lãnh đạo này áp dụng cách tiếp cận phục vụ trước tiên và tư duy ưu tiên sự phát triển tổ chức, nhân viên và cộng đồng của họ lên trên bản thân.

9.1. Ưu điểm

  • Tập trung vào sự phát triển và trưởng thành của những người khác
  • Có thể dẫn đến cải thiện hiệu suất, đổi mới và cộng tác
  • Tạo ra một môi trường an toàn, nơi mọi người không sợ thất bại
  • Giảm doanh thu và sự thoải mái
  • Tăng sự tin tưởng với các nhà lãnh đạo 

9.2. Nhược điểm

  • Các nhà lãnh đạo đầy tớ có thể trở nên dễ dàng bị kiệt sức hơn
  • Nguồn lực chuyên sâu
  • Khó đào tạo nhân viên theo tư duy phục vụ trên hết
  • Có thể mất nhiều thời gian hơn để xem kết quả hoặc đạt được mục tiêu 
  • Có khả năng bị coi là kém cỏi
Phong cách lãnh đạo đầy tớ
Lãnh đạo đầy tớ đặt nhu cầu và phúc lợi của nhân viên lên hàng đầu

10. Phong cách lãnh đạo Laissez-Faire (phong cách lãnh đạo tự do)

Phong cách lãnh đạo Laissez-faire có cách tiếp cận riêng và cho người khác quyền tự do đưa ra quyết định. Trong khi các nhà lãnh đạo vẫn cung cấp cho các nhóm của họ các nguồn lực và công cụ cần để thành công, họ vẫn chưa tập trung vào công việc hàng ngày. 

Đây là phong cách lãnh đạo mà bạn thường thấy trong các môi trường sáng tạo, chẳng hạn như công ty quảng cáo hoặc công ty khởi nghiệp, do nó phong cách lãnh đạo này khuyến khích suy nghĩ độc lập. 

10.1. Ưu điểm

  • Trao quyền cho các cá nhân thực hành các kỹ năng lãnh đạo của họ
  • Có thể dẫn đến tăng khả năng sáng tạo và đổi mới
  • Ít sợ thất bại 
  • Khuyến khích sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm và người lãnh đạo
  • Thấm nhuần tư tưởng hoạt động độc lập

10.2. Nhược điểm

  • Có thể dẫn đến năng suất thấp 
  • Xung đột giữa các thành viên trong nhóm là phổ biến 
  • Có thể dẫn đến nhầm lẫn về vai trò và trách nhiệm
  • Sẽ không hiệu quả với một nhóm không có kỹ năng hoặc không có động lực 
Phong cách Laissez-Faire
Phong cách lãnh đạo Laissez-faire có cách tiếp cận riêng và cho người khác quyền tự do đưa ra quyết định

Các phong cách lãnh đạo này được sắp xếp có cấu trúc đến không cấu trúc, từ phong cách cứng nhắc nhất đến phong cách linh hoạt nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ nắm được 10 phong cách lãnh đạo, từ đó có thể lựa chọn được phong cách phù hợp dành cho bạn. 

Đọc thêm:

>> 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxell – Bạn đang ở đâu trên hành trình lãnh đạo?

>> Phân tích các đặc điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates

>> Xây dựng phong cách lãnh đạo: Lựa chọn thế nào cho phù hợp?

.

 Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả