Trong bán hàng, việc giao tiếp với khách hàng rất quan trọng. Giao tiếp và ứng xử khéo léo không chỉ giúp bạn bán hàng một cách nhanh chóng mà còn có thể thu về nguồn khách hàng tiềm năng cho chính doanh nghiệp của bạn. Trong lợi nhuận từ doanh thu hàng tháng thì việc bán được bao nhiêu lượng hàng rất quan trọng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu về một vài kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng qua bài viết dưới đây.
5 Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng mà mọi người bán hàng đều phải biết
Hãy để khách hàng của mình nói nhiều hơn
Trong rất nhiều trường hợp, người bán hàng lại nói quá nhiều thông tin khiến cho khách hàng bị lúng túng không biết nên trả lời câu nào trước, với nhiều người vì hỏi quá nhiều họ lại không muốn trả lời và im lặng. Đó chính là sự sai lầm trong giao tiếp!
Để câu chuyện được gợi mở hơn, bạn nên tạo cho khách hàng một bầu không khí thoải mái và dễ gần, giúp họ có thể thoải mái trình bày những khúc mắc, nhu cầu cũng như mục đích mua hàng của mình và mua những loại nào.
Hãy coi khách hàng như chính một người bạn của mình và lắng nghe họ. Việc này còn giúp cho khi bạn muốn tìm hiểu thêm về thông tin của khách hàng sẽ giúp bạn biết khách hàng muốn gì để đáp ứng nhu cầu.
Đọc thêm:
>> Tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi bán hàng
>> 5 cách xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả
Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng là lựa chọn những mẫu câu hợp lý
Một lời khuyên dành cho bạn là để câu chuyện dễ gợi mở hơn, bạn nên đặt cho khách hàng những câu hỏi như mẫu câu hỏi “có hay không” mà hãy đặt theo mẫu câu “như thế nào” – đây chính là kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng cơ bản nhất bạn cần biết.
Ví dụ như bạn là người bán quần áo trẻ em, thay vì hỏi đứa bé có mập không thì hãy hỏi đứa bé dáng người như thế nào, bao nhiêu cân,… Với những câu hỏi đó bạn dễ dàng hình dung đứa bé hơn mà người mua hàng cũng dễ trình bày hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi khách hàng những câu hỏi mở về công việc, khi nào rảnh rỗi qua việc đổi hàng nếu không vừa hoặc những câu hỏi về cuộc sống xung quanh để tạo cho khách hàng bầu không khí thoải mái hơn.
Khi khách hàng chia sẻ nhiều, bạn có thêm những thông tin về thu nhập của khách hàng để từ đó phân tích ra đối tượng khách hàng phổ biến và giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn.
Học cách đánh giá qua những câu trả lời của khách hàng
Sau khi hỏi được một vài câu hỏi cơ bản, bạn sẽ có cái nhìn nhận, đánh giá xem người này là người như thế nào, có dễ bắt chuyện không. Với những người dễ nói chuyện ngay từ lần đầu tiên, họ sẽ gợi mở thêm những ý khác bên cạnh việc trả lời câu hỏi của bạn. Còn những người khó bắt chuyện hơn thì họ chỉ trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà bạn đưa ra.
Chính vì mỗi người đều có một tính cách khác nhau như vậy nên đòi hỏi bạn phải là một người bán hàng tâm lý và biết kiên nhẫn. Để làm được điều này bạn cũng cần trau dồi khả năng quan sát và đánh giá tâm lý khách hàng.
Với những khách hàng khó tính bạn lại cần phải kiên nhẫn và chu đáo với họ để có thể tiếp cận gần hơn với họ. Để việc bán hàng luôn đi đến kết quả tốt, bạn còn cần phải có sự khéo léo trong giao tiếp. Không nên quá vội vã để khách hàng cảm thấy khó chịu và bị ép buộc. Nên tạo bầu không khí thoải mái nhất cho cả người mua và người bán để tạo sự thuận lợi nhất cho công ty.
Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng là đưa ra các câu hỏi, chiến thuật ràng buộc
Khi cuộc giao tiếp đi tới thoải mái, khách hàng sẽ hỏi lại bạn những câu hỏi để bạn trả lời. Công việc bây giờ của bạn là phải hỏi ngược lại khách hàng những câu hỏi mà họ phải đi đến quyết định. Công việc này khá khó, cần đến sự khéo léo của người bán nếu không sẽ đưa cuộc trò chuyện đi đến căng thẳng.
Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn sẽ khiến khách hàng hoang mang, việc đưa ra câu hỏi ràng buộc không chỉ giúp họ đưa ra những sự lựa chọn mà còn giúp chính người bán chốt đơn nhanh hơn.
Không chỉ vậy, với những người bán hàng khéo léo như vậy sẽ dễ tạo ấn tượng với người quản lý hơn và giúp công việc của bạn càng ngày càng thăng tiến.
Đưa ra câu hỏi cho khách hàng thân thiết
Là một người bán hàng lâu năm cũng như tinh ý, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra sản phẩm của chính cửa hàng khi khách hàng đang sử dụng. Bạn có thể hỏi họ về những sản phẩm đó. Ví dụ như khi bạn làm bộ phận bán hàng của công ty chuyên về đá phong thủy, khách hàng sẽ cảm thấy rất vui khi nhận được những câu hỏi như: “anh/chị sử dụng chiếc vòng tay này có cảm thấy hiệu quả không?”, “lâu lắm không thấy anh/chị ghé qua đây”,.. Những câu hỏi như vậy không chỉ khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm đặc biệt mà còn cảm thấy vui vẻ khi người bán hàng quan tâm đến sản phẩm dù đã bán rồi.
Với các kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng được chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng công việc của bạn luôn thành công như mong đợi!
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
- Khách hàng tiềm năng là gì? 6 cách thu hút khách hàng tiềm năng cực hay
- Top 3 mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng thông dụng nhất hiện nay
- B2B là gì & 4 mô hình B2B Marketing phổ biến trong kinh doanh