Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và nâng tầm vị thế doanh nghiệp. Để đạt được thành công, mỗi nhà quản lý, đặc biệt là các CEO cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như nghệ thuật lãnh đạo. Hãy cùng MISA AMIS HRM khám phá những kỹ năng và nguyên tắc lãnh đạo quan trọng nhất.
GIẢI PHÁP HRM GIÚP LÃNH ĐẠO NẮM BẮT TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TOÀN DIỆN
1. Kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.
Kỹ năng lãnh đạo là cách tiếp cận và quản lý cá nhân hoặc một nhóm người để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Khi bạn ở vị trí quản lý, kỹ năng lãnh đạo cũng bao gồm việc thấu hiểu, tạo động lực cho nhân viên và đảm bảo tiến độ công việc.
Nghệ thuật lãnh đạo là sự kết hợp giữa tố chất, kỹ năng được trau dồi, sự cảm nhận tinh tế về con người và khả năng tuân thủ những nguyên tắc. Do đó, nhà lãnh đạo cần liên tục trau dồi kiến thức để hoàn thiện trình độ lãnh đạo của mình.
>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả
2. Những đặc điểm của người có nghệ thuật lãnh đạo
2.1 Lãnh đạo phải có tầm nhìn
Đầu tiên, người lãnh đạo cần phải vạch ra được những kế hoạch, những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để công ty hướng đến trong khoảng thời gian hoạt động. Nhà lãnh đạo cũng cần nhìn ra những cơ hội và thách thức hiện có trên thị trường.
Nếu chỉ có mục tiêu vẫn chưa đủ, người lãnh đạo cần phải biết cách kết hợp giữa những kế hoạch, mục tiêu của mình cùng với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Chỉ khi biết kết hợp với nguồn lực, với thách thức của môi trường xung quanh, doanh nghiệp mới có thể phát triển.
Và một người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng hơn so với với người bình thường. Phạm vi tầm nhìn rộng cho phép nhà lãnh đạo nắm bắt vấn đề toàn diện hơn và đưa ra dự đoán chính xác. Những dự đoán của người lãnh đạo là căn cứ để đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2 Nguyên tắc đạo đức của nhà lãnh đạo
Nguyên tắc đạo đức ở đây là khả năng kiểm soát lời nói, hành động và cách ứng xử, tạo nên sự tôn trọng và gắn kết với nhân viên cũng như những người xung quanh. Đây chính là nền tảng giúp nhà quản trị hành động khéo léo, sáng suốt và hiệu quả.
2.3 Thấu cảm với nhân viên
Những nhà lãnh đạo được lòng nhân viên nhất thường là người có khả năng thấu cảm với cấp dưới một cách sâu sắc. Điều này không hoàn toàn dựa tên những số liệu báo cáo, thành tích, mỗi quan hệ thứ bậc, mà phải dựa vào cái tâm của người làm lãnh đạo.
Một lãnh đạo có tâm sẽ thấu hiểu khó khăn mà nhân viên gặp phải, sẵn sàng lắng nghe để nắm bắt được tình huống, sự việc đang diễn ra. Từ đó nhà lãnh đạo sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để định hướng hoặc hỗ trợ nhân viên giải quyết vấn đề, giúp họ phát triển năng lực một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó thấu hiểu nhân viên còn thể hiện ở việc cấp lãnh đạo sẵn sàng tin tưởng cấp dưới, trao cho họ những trọng trách và cơ hội để phát triển.
2.4 Thấu hiểu bản thân
Nhà lãnh đạo muốn thành công cần bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân. Điều này giúp họ nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu và giá trị cốt lõi của mình, từ đó định hướng hành động phù hợp. Khi hiểu chính mình, nhà lãnh đạo sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Việc thấu hiểu bản thân còn giúp họ duy trì sự cân bằng, kiểm soát cảm xúc và phát triển tư duy chiến lược dài hạn. Đây là nền tảng để họ dẫn dắt đội ngũ, truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên.
2.5 Khả năng xây dựng mối quan hệ
Khả năng xây dựng mối quan hệ là yếu tố quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý. Một nhà lãnh đạo giỏi cần tạo được sự kết nối chân thành với nhân viên và đối tác, từ đó xây dựng lòng tin và sự hợp tác. Mối quan hệ tốt giúp truyền cảm hứng, tăng hiệu quả công việc và tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tổ chức.
2.6 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Lãnh đạo giỏi cũng là người biết cách xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ biết cách truyền cảm hứng và định hướng giá trị chung, giúp mọi thành viên trong tổ chức cảm thấy gắn bó và đồng hành với mục tiêu lớn.
Nghệ thuật lãnh đạo nằm ở khả năng tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự hợp tác và khuyến khích tinh thần sáng tạo. Khi nhà lãnh đạo biết lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ xây dựng niềm tin thành công và tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của văn hóa doanh nghiệp.
4. 21 nguyên tắc vàng trong nghệ thuật lãnh đạo
Để thành công trong sự nghiệp lãnh đạo, các nhà lãnh đạo không chỉ cần tố chất mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định trước khi hành động. “21 Nguyên Tắc Vàng Trong Nghệ Thuật Lãnh Đạo” của John C. Maxwell là cuốn sách nổi tiếng về lãnh đạo, tập trung vào những nguyên tắc để phát triển khả năng lãnh đạo cá nhân và tổ chức. Hãy tham khảo 21 nguyên tắc này để áp dụng vào thực tế.
4.1 Nguyên tắc nắp chặn
Mức độ hiệu quả lãnh đạo quyết định mức độ thành công của tổ chức.
Nguyên tắc nắp chặn của John C. Maxwell nhấn mạnh rằng năng lực lãnh đạo đóng vai trò như một giới hạn (nắp chặn) đối với mức độ thành công mà một tổ chức có thể đạt được. Một tổ chức không thể vượt qua khả năng lãnh đạo của người dẫn đầu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tổ chức, nhà lãnh đạo cần không ngừng phát triển kỹ năng, tầm nhìn và khả năng quản lý để nâng cao “nắp chặn” của chính mình.
4.2 Nguyên tắc ảnh hưởng
Lãnh đạo là khả năng tạo ảnh hưởng, không chỉ là quyền lực hay chức danh.
Mức độ ảnh hưởng của một người quyết định khả năng lãnh đạo của họ. Lãnh đạo không dựa vào quyền lực hay chức danh mà nằm ở khả năng truyền cảm hứng và định hướng cho người khác. Người lãnh đạo thực thụ có thể ảnh hưởng tích cực, tạo niềm tin và thúc đẩy đội nhóm hành động.
4.3 Nguyên tắc quá trình
Lãnh đạo không hình thành ngay lập tức, nó là một quá trình phát triển liên tục.
Lãnh đạo là một quá trình liên tục phát triển và học hỏi, không phải là một sự kiện hay thành tựu đạt được trong một lần. Những nhà lãnh đạo thành công nhận thức rằng sự trưởng thành và hoàn thiện trong vai trò lãnh đạo diễn ra qua từng bước, từng trải nghiệm và từ việc học hỏi không ngừng. Mỗi thử thách, khó khăn là cơ hội để lãnh đạo rèn luyện kỹ năng và nâng cao khả năng dẫn dắt đội ngũ, chứ không phải là đích đến mà là một hành trình dài cần kiên nhẫn và bền bỉ.
4.4 Nguyên tắc định hướng (thuyền trưởng)
Nhà lãnh đạo xác định tầm nhìn rõ ràng và hướng dẫn đội ngũ đạt được mục tiêu.
Một nhà lãnh đạo hiệu quả cần phải có tầm nhìn rõ ràng và mục tiêu cụ thể, vì chỉ khi biết mình muốn đạt được gì, họ mới có thể vạch ra lộ trình đi đến đó. Định hướng giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn và truyền cảm hứng cho đội ngũ, khơi dậy sự động viên và cam kết. Bằng cách này, lãnh đạo cũng giống như một thuyền trường, dẫn dắt nhóm vượt qua sóng gió và khó khăn, duy trì động lực và hướng mọi nỗ lực của tổ chức vào một mục tiêu chung.
4.5 Nguyên tắc tạo giá trị
Nhà lãnh đạo luôn tìm cách đóng góp giá trị cho người khác.
Một nhà lãnh đạo xuất sắc luôn biết cách tạo ra giá trị cho tổ chức và cho cả các thành viên trong đội ngũ của mình. Việc tập trung vào việc phát triển con người và tạo ra cơ hội để họ thể hiện và phát huy tối đa khả năng sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và cam kết. Khi lãnh đạo giúp mọi người nhận ra giá trị của bản thân và đóng góp vào mục tiêu chung, đội ngũ sẽ trở nên gắn kết hơn và hiệu quả làm việc cũng tăng cao.
4.6 Nguyên tắc nền tảng vững chắc
Sự tin tưởng là nền tảng của mọi mối quan hệ lãnh đạo.
Sự tin tưởng là yếu tố cốt lõi trong mọi mối quan hệ lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo cần xây dựng niềm tin với đội ngũ của mình thông qua hành động minh bạch, nhất quán và có trách nhiệm. Ngược lại nhà lãnh đạo cũng nên trao niềm tin cho đội ngũ của mình để họ thực hiện các nhiệm vụ.
4.7 Nguyên tắc tôn trọng
Con người tự nhiên đi theo những người mà họ tôn trọng.
Người có nghệ thuật lãnh đạo cần biết tạo cho mình những sức hút, những ưu điểm để mọi người tôn trọng và cũng phải biết tôn trọng người khác. Tôn trọng không chỉ thể hiện qua hành động mà còn qua cách lãnh đạo lắng nghe, hiểu và đánh giá cao những đóng góp của các thành viên trong nhóm. Khi lãnh đạo tôn trọng người khác, họ sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và có động lực để phát triển.
4.8 Nguyên tắc trực giác
Lãnh đạo dựa vào khả năng cảm nhận và hiểu tình huống, con người, xu hướng.
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ dựa vào lý thuyết mà còn cảm nhận được những điều chưa được nói ra và nhận diện sớm các cơ hội hay thách thức. Trực giác giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Trực giác có thể là bẩm sinh hoặc có thể được trau dồi dựa trên kinh nghiệm.
4.9 Nguyên tắc thu hút
Những nhà lãnh đạo tài giỏi thường thu hút những người có cùng giá trị và năng lực.
Lãnh đạo sẽ thu hút những cá nhân tài năng và có chung mục tiêu khi họ thể hiện sự đam mê, khả năng và giá trị sống của chính mình. Sự thu hút này dựa trên vị trí lãnh đạo và những phẩm chất nổi bật của người lãnh đạo, như sự tận tâm, kiến thức, kinh nghiệm và cam kết với đội ngũ…
4.10 Nguyên tắc kết nối
Lãnh đạo phải kết nối được với cảm xúc, mục tiêu và nhu cầu của người khác.
Kết nối giúp củng cố mối quan hệ cá nhân, tạo ra sự hợp tác, gắn kết trong tổ chức. Một nhà lãnh đạo biết kết nối sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, nơi mọi người cảm thấy gần gũi, dễ dàng trao đổi và cùng nhau giải quyết vấn đề. Kết nối giúp người lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và động lực của từng cá nhân, từ đó đưa ra những quyết định lãnh đạo sáng suốt.
4.11 Nguyên tắc thân tín
một nhà lãnh đạo không thể thành công nếu không có đội ngũ nhân sự đáng tin cậy và tài năng.
Những người thân tín, chính là những cộng sự gắn bó với lãnh đạo, sẽ phản ánh trực tiếp khả năng lãnh đạo của người dẫn dắt. Nếu đội ngũ này có năng lực, sự nhiệt huyết và lòng trung thành, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra được tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Ngược lại, nếu đội ngũ thiếu khả năng hoặc thiếu sự đoàn kết, khả năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo sẽ bị suy giảm. Trong môi trường doanh nghiệp, đội ngũ thân tín đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định và thực thi chiến lược.
4.12 Nguyên tắc trao quyền
Lãnh đạo không giữ quyền lực mà chia sẻ và trao quyền cho đội ngũ.
Lãnh đạo phải biết cách giao quyền cho các thành viên trong tổ chức để họ có thể tự chủ trong việc ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ. Việc trao quyền vừa là ủy thác công việc, vừa thể hiện niềm tin vào khả năng của nhân viên, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng cá nhân. Lãnh đạo khôn ngoan hiểu rằng trao quyền là cách thức để khuyến khích sự sáng tạo và trách nhiệm. Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo kiểm soát quá mức, đội ngũ sẽ thiếu động lực và sự chủ động, từ đó giảm hiệu quả công việc.
4.13 Nguyên tắc hình mẫu (tấm gương)
Nhà lãnh đạo là tấm gương cho đội ngũ noi theo.
Nguyên tắc hình mẫu, tái tạo hay còn gọi là nguyên tắc “tấm gương,” nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo phải là tấm gương sáng để đội ngũ noi theo. Lãnh đạo cần thể hiện những phẩm chất mà họ mong muốn thấy ở nhân viên, từ sự trung thực, cam kết, đến đạo đức làm việc và thái độ tích cực.
4.14 Nguyên tắc tin cậy
Tin tưởng là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ lãnh đạo và sự thành công của tổ chức.
Một nhà lãnh đạo phải xây dựng được lòng tin từ đội ngũ nhân viên, vì khi mọi người tin tưởng vào lãnh đạo, họ sẽ cống hiến hết mình và sẵn sàng đi theo chỉ dẫn của người lãnh đạo. Để có được sự tin cậy, lãnh đạo cần minh bạch, công bằng và luôn giữ lời hứa. Sự tin cậy không thể xây dựng trong một sớm một chiều, mà phải được tích lũy qua thời gian, qua từng hành động và quyết định của người lãnh đạo.
4.15 Nguyên tắc chiến thắng
Nhà lãnh đạo không chấp nhận thất bại
Lãnh đạo luôn tìm cách để đạt được mục tiêu và thể hiện ý chí kiên cường, không bị khuất phục trước khó khăn. Để giành chiến thắng, nhà lãnh đạo cần ba yếu tố quan trọng: sự đồng lòng của tổ chức, năng lực và kỹ năng của đội ngũ nhân sự, cùng với tinh thần quyết chiến và khả năng phát triển từng cá nhân trong nhóm. Đây chính là đặc điểm nổi bật của những nhà lãnh đạo thành công.
4.16 Nguyên tắc ưu tiên
Lãnh đạo giỏi biết công việc nào cần ưu tiên để tối ưu thời gian và tài nguyên sở hữu.
Áp dụng nguyên lý Pareto, nhà lãnh đạo tập trung vào 20% công việc quan trọng để đạt 80% hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên tắc 3R (Yêu cầu – Kết quả – Phần thưởng) giúp xác định công việc cần ưu tiên dựa trên tính cấp bách, kết quả mang lại và phần thưởng giá trị. Việc thực hiện đúng nguyên tắc này giúp tối đa hóa hiệu suất và đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp.
4.17 Nguyên tắc hy sinh
Làm Lãnh đạo đòi hỏi sự hy sinh cá nhân vì lợi ích chung.
Điều này có nghĩa là đôi khi nhà lãnh đạo cần hy sinh một số lợi ích cá nhân để đạt được mục tiêu lâu dài. Một ví dụ điển hình là việc các nhà lãnh đạo có thể lùi 1 bước để tiến 2 bước, hoặc chấp nhận làm việc liên tục 24/7 mà không nhận được phần thưởng hay lợi ích trực tiếp như lương thưởng. Đây là sự hy sinh thầm lặng mà họ chấp nhận để vượt qua thử thách.
4.18 Nguyên tắc động lực
Nhà lãnh đạo tạo động lực cho tổ chức thông qua tầm nhìn và cảm hứng.
4.19 Nguyên tắc thời cơ
Nghệ thuật lãnh đạo là biết nắm bắt thời cơ.
4.20 Nguyên tắc tăng trưởng bùng nổ
Nhà lãnh đạo không chỉ phát triển bản thân mà còn phát triển đội ngũ lãnh đạo khác.
Nguyên tắc phát triển bùng nổ nhấn mạnh việc đầu tư phát triển các nhà lãnh đạo tương lai. Khi nhà lãnh đạo tập trung vào việc phát triển các lớp lãnh đạo kế cận, sức mạnh của tổ chức sẽ phát triển theo cấp số nhân.
Thay vì chỉ đào tạo vài nhân sự cấp dưới, nhà lãnh đạo có thể tạo ra nhiều nhà lãnh đạo mới, giúp mở rộng khả năng lãnh đạo trong tổ chức. Mô hình này mang lại sức mạnh lan tỏa, tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng lâu dài.
4.21 Nguyên tắc di sản
Lãnh đạo thực sự để lại di sản và tạo dựng các thế hệ lãnh đạo kế tiếp.
Một nhà lãnh đạo vĩ đại để lại di sản hữu hình và vô hình cho thế hệ kế thừa, giúp duy trì và phát triển các giá trị doanh nghiệp. Để làm điều này, họ cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài và xây dựng văn hóa lãnh đạo bền vững. Lãnh đạo cũng cần chấp nhận thử thách hiện tại để bảo vệ tương lai, đồng thời đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân. Cuối cùng, họ ra đi đúng lúc để thế hệ lãnh đạo mới có cơ hội tiếp nhận và phát triển.
5. Tổng kết
Nghệ thuật lãnh đạo tạo nên đường lối cho một tổ chức, doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết thích ứng với mọi tình huống, luôn đổi mới và trau dồi nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ khi lãnh đạo có thể dẫn dắt bằng sự hiểu biết và sự tin tưởng, tổ chức mới có thể đạt được thành công bền vững.