Động lực là gì? 15 Bí quyết gia tăng động lực cho nhân viên 

25/08/2024
2039

Động lực được xem là yếu tố kích thích nhân viên lao động năng suất hơn. Khi có động lực làm việc, người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc, hào hứng và sáng tạo hơn. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu động lực là gì và 15 bí quyết gia tăng động lực cho nhân sự trong bài viết này.

1. Động lực là gì ?

Động lực là yếu tố định hướng, duy trì và thúc đẩy các hành vi của một cá nhân nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó. Các thành phần của động lực là bản năng, tình cảm, nhu cầu sinh lý và xã hội.

Một cách tổng quan, động lực là nguồn sức mạnh nội tại trong con người, là nguồn năng lượng và đam mê. Nó thể hiện khát vọng cá nhân, thúc đẩy mỗi người tiến về phía mục tiêu cụ thể và hoàn thành nhiệm vụ.

Động lực là gì ?
Động lực là gì ?

Động lực làm việc là những yếu tố nội tại và những yếu tố từ môi trường bên ngoài thúc đẩy con người nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao. Động lực làm việc quyết định đến tinh thần và sự tâm huyết của mỗi cá nhân đối với công việc.

Nhân viên có động lực sẽ tràn đầy năng lượng tích cực, nỗ lực và đam mê trong công việc của mình. Họ không ngại đối mặt với thách thức và học hỏi, thử nghiệm để đạt được mục tiêu, từ đó, tăng cường năng suất và hiệu quả cuối cùng. Vì vậy, các quản lý luôn tìm cách thúc đẩy động lực của người lao động trong công ty. 

2. Phân loại động lực

2.1 Theo nguồn gốc

Động lực bên ngoài

Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation) là động lực dựa trên các yếu tố xuất phát từ môi trường làm việc, nhằm thúc đẩy nhân viên thực hiện hành động để đạt được các mục tiêu đã đề ra hoặc hoàn thành các mục tiêu cá nhân. Các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức thưởng phạt để khuyến khích và duy trì động lực bên ngoài của nhân viên.

Động lực bên trong

Động lực bên trong (Intrinsic motivation) là loại động lực bắt nguồn từ sự tự hài lòng và thỏa mãn của bản thân trong công việc. Nó thường phát triển khi người lao động cảm thấy họ thực hiện công việc tốt, đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, nhận thấy tầm quan trọng của mình đối với tổ chức.

2.2 Theo hình thái

Động lực theo hình thái tích cực

Động lực tích cực là một loại động lực dựa trên hoạt động khen thưởng. Các công ty thường sử dụng các biện pháp thưởng như tăng lương, thăng chức. Cung cấp đãi ngộ tốt hoặc ghi nhận thành tích cũng là cách phổ biến thúc đẩy nhân sự hoàn thành các mục tiêu.

Động lực theo hình thái tiêu cực

Động lực tiêu cực là loại động lực dựa trên sự kích thích sự sợ hãi và đề phòng của nhân viên. Nhân viên sẽ hành động theo các giải pháp giúp họ né tránh hậu quả không mong muốn.

Ví dụ: Trong trường hợp nhân viên không thực hiện công việc đúng cách, họ có thể phải đối mặt với các hình phạt như giảm lương, kỷ luật, hay thậm chí là mất việc làm.

Động lực làm việc tiêu cực có thể gây thất vọng và tức giận cho nhân viên, dẫn đến hành vi phản đối doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc việc sử dụng loại động lực này đối với nhân viên của mình.

Động lực tiêu cực là loại động lực dựa trên sự kích thích sự sợ hãi và đề phòng của nhân viên.
Động lực tiêu cực là loại động lực dựa trên sự kích thích sự sợ hãi và đề phòng của nhân viên.

4. Động lực làm việc quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp? 

3.1 Gia tăng năng suất làm việc 

Khi thiếu động lực làm việc cụ thể, nhân viên thường sẽ mất niềm tin và cảm thấy mất hứng thú trong công việc của họ. Họ có thể chỉ tập trung vào việc hoàn thành công việc mà không mang tinh thần cống hiến. Tuy nhiên, việc xác định và xây dựng đích đến hấp dẫn sẽ tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy năng suất làm việc của họ đạt đến đỉnh cao.

3.2 Tăng mức độ hài lòng 

Sự hài lòng của nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tích cực của công ty. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chính sách về lương thưởng, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến.

Ngoài ra, việc thường xuyên ghi nhận và đánh giá thành tích của nhân viên cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Khi nhận được sự công nhận và đánh giá tích cực, nhân viên sẽ tự tạo động lực bản thân để nỗ lực hơn trong công việc.

Khi nhận được sự công nhận và đánh giá tích cực, nhân viên sẽ tự tạo động lực bản thân để nỗ lực hơn trong công việc.
Khi nhận được sự công nhận và đánh giá tích cực, nhân viên sẽ tự tạo động lực bản thân để nỗ lực hơn trong công việc.

3.3 Giữ chân nhân tài

Động lực kích thích sự hứng thú và mong muốn hoàn thành công việc xuất sắc. Vì vậy, nhân viên có động lực sẽ chọn ở lại và cam kết lâu dài với tổ chức thay vì tìm cách ra đi. Điều này cũng giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong duy trì sự ổn định nhân sự cho doanh nghiệp.

3.4 Thúc đẩy nhân viên phát triển 

Động lực khiến nhân viên nỗ lực đạt được mục tiêu. Khi hoàn thành mục tiêu, họ sẽ nhận thấy một mối liên hệ rõ ràng giữa kết quả đạt được và những nỗ lực không ngừng nghỉ mà  bỏ ra. Nhờ đó, họ sẽ có thêm động lực và cảm hứng để làm việc và cải thiện năng suất. 

3.5 Cải thiện chất lượng công việc 

Kỹ năng thực hiện công việc và tinh thần luôn sẵn sàng là hai tiêu chí để cải thiện chất lượng công việc. Khi hai yếu tố này được cân đối nhờ động lực, nhân sự sẽ tăng cường hiệu suất làm việc, đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng đầu ra. 

4. Những mục tiêu thúc đẩy động lực làm việc

Để tạo ra động lực làm việc cho nhân viên, nhà quản lý cần hiểu rõ hơn về mong muốn và mục tiêu của mỗi cá nhân tại nơi làm việc. Dưới đây là 3 mục tiêu phổ biến nhất ở người lao động:

Mục tiêu cải thiện thu nhập

Duy trì mức thu nhập ổn định và tăng thu nhập là mục tiêu quan trọng tạo nên động lực cho nhân viên. Thu nhập thường là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người lao động, bởi thu nhập giúp họ có được cuộc sống đủ đầy và là nền tảng để thực hiện các mục tiêu to lớn khác.

Mục tiêu phát triển bản thân

Khi đã hài lòng về thu nhập, người lao động hướng đến mục tiêu phát triển bản thân, nâng cao kiến thức, năng lực, tiến bộ hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Mục tiêu thể hiện bản thân

Theo lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow khi thỏa mãn về các nhu cầu cơ bản như có thu thấp, phát triển bản thân, con người sẽ dần hướng tới một mục tiêu cao hơn là thể hiện bản thân. Họ bắt đầu khao khát đạt được những vị trí quan trọng trong tổ chức, được người khác công nhận và kính trọng.

5. 15 Bí quyết giúp công ty gia tăng động lực của nhân viên 

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, quan trọng nhất là khuyến khích động viên nhân viên để họ làm việc hiệu quả. Công ty luôn nỗ lực để hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Dưới đây là 15 bí quyết giúp công ty trong việc thúc đẩy động lực và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cải thiện năng suất làm việc của nhân viên.

5.1 Ghi nhận thành tích của nhân viên

Khi các đóng góp và sự cống hiến của nhân viên được công nhận, thưởng và khen ngợi sẽ tạo ra cảm giác được tôn trọng, đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Do đó thúc đẩy họ có thêm động lực để đóng góp cho công ty.

GHI NHẬN THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN NHANH CHÓNG NHỜ AMIS ĐÁNH GIÁ

Phần mềm AMIS Đánh Giá giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó, ban quản lý sẽ có những hoạt động khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy động lực trong công ty.

AMIS Đánh Giá thuộc Bộ giải pháp nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM. Đây là phần mềm đánh giá chuyên nghiệp đặc biệt phù hợp với những công ty với đội ngũ nhân sự tri thức, cần đánh giá thường xuyên theo dự án.

Phần mềm đánh giá AMIS phù hợp với doanh nghiệp quản lý đông lao động tri thức
Phần mềm đánh giá AMIS phù hợp với doanh nghiệp quản lý đông lao động tri thức

Dùng thử miễn phí

Lý do doanh nghiệp nên sử dụng ngay AMIS Đánh giá:

  • Thiết lập kỳ đánh giá định kỳ cho một bộ phận hoặc linh hoạt theo tuần, tháng, quý, năm hoặc lịch tùy chỉnh.
  • Thiết kế quy trình đánh giá theo nhu cầu: Tự đánh giá, Quản lý đánh giá, Đánh giá 360.
  • Đánh giá năng lực (ASK, Khung năng lực), Đánh giá năng suất (KPI, Performance Review).
  • Chuyển kết quả đánh giá về hệ thống thông tin nhân sự để phục vụ công tác hoạch định nhân sự.

5.2 Tạo ra môi trường làm việc tích cực và năng động

Áp lực từ môi trường làm việc có thể gây căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên. Một trong những cách để giúp nhân viên giảm căng thẳng và thúc đẩy tinh thần làm việc của họ là tổ chức các hoạt động giải trí hàng tuần hoặc hàng tháng.

Thiết kế và trang trí văn phòng làm việc đẹp sẽ tạo một không gian thoải mái giúp nhân viên duy trì sự hứng khởi và năng động trong công việc.

5.3 Khen ngợi, khuyến khích nỗ lực của nhân viên

Việc khen ngợi và khích lệ nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng cũng là một cách để nhà quản lý thể hiện sự trân trọng những nỗ lực của nhân viên. Công ty nên xây dựng một hệ thống giải thưởng hoặc chương trình tri ân cụ thể và công bố cho toàn thể nhân viên.

Khen ngợi, khuyến khích nỗ lực của nhân viên
Khen ngợi, khuyến khích nỗ lực của nhân viên

5.4 Chính sách đãi ngộ công bằng, minh bạch

Chính sách đãi ngộ là điều mà tất cả nhân viên đều quan tâm. Nhà quản lý cần cung cấp mức lương hợp lý, phù hợp với vị trí và nhiệm vụ của từng nhân viên. Phần đãi ngộ, lương và thưởng nên được thiết lập một cách công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhân viên. Điều này giúp nhân viên toàn tâm toàn ý vào công việc và có động lực phấn đấu để nhận được đãi ngộ cao hơn.

5.5 Lắng nghe và tôn trọng nhân viên

Những lo lắng về vấn đề cá nhân thường làm cho nhân viên mất tập trung vào công việc, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc. Vì vậy, những nhà quản lý cần chú ý tìm hiểu, lắng nghe và tôn trọng các nhu cầu của nhân viên, phần nào giúp họ giải quyết những vấn đề này. Hành động này không chỉ tạo động lực cho nhân viên, mà còn thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm, xây dựng sự tin tưởng và tạo sự hòa đồng giữa nhân viên và quản lý.

5.6 Thực hiện đào tạo và phát triển kỹ năng định kỳ

Để nâng cao kỹ năng của nhân viên, có thể cung cấp tài liệu và nguồn lực để họ tự học hoặc tổ chức các buổi tập huấn. Chương trình đào tạo cung cấp cho nhân viên kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc tốt hơn và cũng giúp doanh nghiệp có được nguồn lực ngày càng chất lượng. Được đào tạo giúp nhân viên cảm thấy tự tin hơn và thỏa mãn mục tiêu phát triển bản thân của họ. 

Thực hiện đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên định kỳ
Thực hiện đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên định kỳ

5.7 Tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc 

Tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc cho nhân viên là một yếu tố quan trọng để nhà quản lý thúc đẩy hiệu suất làm việc. Thay vì thúc ép nhân viên hoàn thành công việc ngoài giờ, cần tôn trọng sự riêng tư của họ và tạo điều kiện để họ sắp xếp lịch trình phù hợp trong giờ làm việc. 

Những điều nhỏ nhặt như trên giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, được lắng nghe và chủ động hơn trong công việc.

5.8 Phân quyền, tạo cơ hội cho nhân viên tự do phát triển bản thân

Phân quyền cho nhân viên là cho họ tự quyết định và đảm nhận trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn được giao. Điều này giúp nhân viên thể hiện tài năng và năng lực của họ, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong công việc. Hình thức phân quyền thường áp dụng cho những nhân viên ưu tú và có tiềm năng và đây là một cách hiệu quả để tạo động lực trong môi trường chuyên nghiệp.

5.9 Thúc đẩy tinh thần và động viên nhân viên

Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi những giai đoạn mà nhân viên cảm thấy buồn chán với công việc hiện tại. Vai trò của nhà quản lý lúc này là kết nối các nhân viên và thúc đẩy động lực.

Tổ chức các buổi tiệc nhỏ, giao lưu hội nhóm hoặc du lịch tạo cơ hội để nhân viên gắn kết và hiểu nhau hơn, từ đó tạo môi trường làm việc thú vị hơn. Các hoạt động gắn kết cũng đánh thức tinh thần gắn bó với tập thể, tự giác trong công việc.

Thúc đẩy tinh thần và động viên nhân viên
Thúc đẩy tinh thần và động viên nhân viên

5.10 Tạo niềm tin cho nhân viên

Để làm tăng niềm tin của nhân viên, nhà quản lý cần thể hiện sự tin tưởng vào năng lực của nhân viên. Đồng thời họ cũng phải đảm bảo trách nhiệm đối với mọi cam kết và lời nói của mình. 

Nếu quản lý tỏ ra nghi ngờ hoặc không khéo léo trong phân công công viêc, họ có thể khiến nhân viên cảm thấy không được tôn trọng và thiếu hào hứng. Đôi khi nhà quản lý cần giao cho nhân viên những nhiệm vụ có tính thách thức cao và tin tưởng nhân viên sẽ làm được. 

5.11 Đưa ra phản hồi liên tục về hiệu suất làm việc

Tương tác, trao đổi thông tin và thể hiện quan điểm trong quá trình làm việc là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu suất làm việc tối ưu. Sự hiểu biết về những gì người quản lý cần làm cho phép nhân viên thực hiện công việc theo đúng mong đợi của họ. Hơn nữa, điều này giúp nhân viên tự tin hơn trong việc đề xuất ý kiến hoặc cải tiến trong công việc khi cần thiết.

5.12 Khuyến khích làm việc nhóm 

Hoạt động làm việc nhóm thường mang lại hiệu quả cao trong công việc. Nhà quản lý nên phát triển đội nhóm để tận dụng tối đa sức mạnh của từng cá nhân. Bên cạnh đó, việc làm việc cùng nhóm giúp nhân viên tiếp cận nhiều quan điểm khác nhau, mở rộng góc nhìn và phát triển bản thân.

5.13 Cung cấp hướng dẫn công việc và trách nhiệm rõ ràng 

Đối với mọi nhiệm vụ, quản lý cần cung cấp cho nhân viên mô tả công việc chi tiết và trách nhiệm cụ thể. Bằng cách xác định rõ vai trò và kỳ vọng với từng nhân viên, quản lý có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn từ đội ngũ. Để thúc đẩy động lực làm việc hơn nữa, hãy cho nhân viên biết họ sẽ được ghi nhận, khen thưởng như thế nào khi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. 

Cung cấp hướng dẫn công việc và trách nhiệm rõ ràng 
Cung cấp hướng dẫn công việc và trách nhiệm rõ ràng

5.14 Đặt mục tiêu để hướng tới 

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên là thiết lập mục tiêu rõ ràng và theo dõi chúng thường xuyên. Công ty thường đề ra các mục tiêu lớn, sau đó phân bổ thành các mục tiêu con, để nhân viên nhìn vào mục tiêu cảm nhận được tính khả thi và có động lực phấn đấu hoàn thành.

Khi nhân viên liên tục đạt được các mục tiêu nhỏ, họ sẽ cảm thấy hài lòng và cảm giác này sẽ trở thành một nguồn động lực tuyệt vời để họ chinh phục các mục tiêu tiếp theo.

5.15 Cung cấp phản hồi hữu ích 

Trong quá trình làm việc, nhân viên thường muốn nhận được phản hồi, góp ý và khen ngợi từ quản lý. Quản lý cần biết cách đưa ra nhận xét một cách khéo léo, giúp nhân viên nhận thức về các điểm cần cải thiện. Đồng thời nhà quả trị cần cung cấp hướng dẫn để nhân viên làm tốt hơn.

Khi phát hiện sai sót, hãy biến chúng thành cơ hội để nhân viên học hỏi, thay vì chỉ trích. Đối với những thành công, hãy truyền động lực bằng cách khen ngợi và khuyến khích nhân viên.

5. Kết luận 

Bài viết trên MISA AMIS HRM đã chia sẻ với bạn đọc động lực là gì và 15 bí quyết giúp gia tăng động lực làm việc cho nhân viên. Có thể thấy động lực là yếu tố then chốt thúc đẩy mỗi người vươn tới mục tiêu và phát triển trong công việc. Khi có động lực, mọi khó khăn đều trở thành cơ hội để rèn luyện và tiến bộ. Việc duy trì động lực làm việc liên tục sẽ mang lại những giá trị ý nghĩa cho mỗi cá nhân và cả tổ chức.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 2.3]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả