Đặc điểm Nhóm tính cách ESFP – Người Trình Diễn trong MBTI

10/09/2023
258

ESFP là một trong những nhóm tính cách được nghiên cứu và phân loại bởi hệ thống trắc nghiệm MBTI. Kết quả bài kiểm tra này thường được người lao động lấy làm cơ sở để lựa chọn ngành nghề. Vậy đặc trưng, điểm mạnh, điểm yếu của những người thuộc nhóm tính cách ESFP là gì? ESFP phù hợp với những công việc nào? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết ngay.

1. Nhóm tính cách ESFP là gì?

ESFP là một trong 16 nhóm tính cách được xác định bởi bài trắc nghiệm Myers-Briggs (MBTI). Nhóm tính cách này viết tắt của 4 từ: Extraversion (hướng ngoại), Sensing (cảm nhận), Feeling (cảm xúc) và Perception (nhận thức).

Những người có tính cách ESFP thường được mô tả như những người năng động, thân thiện, yêu nghệ thuật và thích thử thách. Đây là những người hướng ngoại, thích tận hưởng cuộc sống hiện tại, đánh giá mọi thứ dựa trên cảm nhận và cảm xúc cá nhân, đồng thời có khả năng thích nghi linh hoạt với môi trường thay đổi.

Nhóm tính cách ESFP là gì ?
Nhóm tính cách ESFP là gì ?

Tính cách ESFP là một trong các nhóm phổ biến chiếm khoảng 8,5% tổng số dân số và đứng thứ ba trong số 16 nhóm tính cách. Nếu xem xét theo phân bổ giới tính, ESFP xuất hiện ở khoảng 10% ở phụ nữ và 7% ở nam giới.

2. Đặc điểm người thuộc nhóm ESFP

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP thường vui vẻ và dễ hòa đồng. Họ yêu thích các hoạt động nghệ thuật và thể thao, thường sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh trên, họ cũng có một số hạn chế. 

Đặc điểm của nhóm tính cách ESFP
Đặc điểm của nhóm tính cách ESFP

2.1 Điểm mạnh của ESFP 

(1) Nhiệt tình và tràn đầy năng lượng

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP thường hoạt bát, tự do và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Họ có sự ấm áp, lạc quan, thường nói nhiều và luôn quan tâm đến người khác.

Bản năng đồng cảm, giàu lòng nhân ái cùng với năng lượng tích cực, giúp họ dễ dàng thu hút sự quan tâm từ đám đông.

(2) Táo bạo và thực tế

ESFP – Người trình diễn không chỉ có gu thời trang sáng tạo mà còn có cách ăn nói và hành động độc đáo. Trong các hoạt động biểu diễn, thể thao hay hoạt động ngoài trời, họ đều thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng thử thách với những điều mới mẻ.

Họ thích làm trung tâm của sự chú ý và luôn muốn nổi bật. Mặc dù có sự ưa thích với nghệ thuật và phong cách nhưng họ không phải là người mơ mộng như INFP.

Người trình diễn không chỉ có gu thời trang sáng tạo và hành động độc đáo
Người trình diễn không chỉ có gu thời trang sáng tạo và hành động độc đáo

Không chấp nhận sống trong quá khứ hay lo lắng về tương lai là châm ngôn sống của họ. ESFP tập trung vào những gì đang diễn ra ở hiện tại và theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp họ tránh bị lạc hướng bởi ảo tưởng.

(3) Có tinh thần giúp đỡ và sẵn sàng hợp tác

Mặc dù có mong muốn tỏa sáng và nổi bật, nhưng người thuộc nhóm tính cách ESFP luôn đề cao tinh thần hợp tác và làm việc nhóm lên hàng đầu. Họ sẽ không cố gắng tranh giành vị trí hoặc sự chú ý.

Thậm chí, họ thường đóng vai trò người hỗ trợ trong nhiều tình huống và thường lãnh đạo nhóm dựa trên sự thông minh và tháo vát của họ.

(4) Hành động và tư duy tích cực

ESFP thường mang trong mình tư tưởng lạc quan và tin rằng mọi người nên nhìn vào mặt sáng của cuộc sống. Họ luôn cố gắng truyền đạt sự tích cực đến mọi người trong xung quanh.

Dù trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân, họ luôn tràn đầy tâm huyết và năng lượng tích cực vào mọi việc mà họ thực hiện.

ESFP luôn hành động và tư duy tích cực
ESFP luôn hành động và tư duy tích cực

(5) Sự nhạy bén

Người thuộc nhóm tính cách ESFP có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng thông qua năm giác quan của họ. 

Mặc dù họ thường dựa vào cảm xúc để cảm nhận và đưa ra quyết định, nhưng họ cũng biết cách sống trong hiện tại và làm việc với những tình huống thực tế.

2.2 Điểm yếu của ESFP

(1) Tính cách quá nhạy cảm

Mặc dù họ thích thể hiện và muốn thu hút sự chú ý, nhưng ESFP thường rất nhạy cảm đối với việc bị phê phán hoặc nhận lời góp ý. Họ có thể phản ứng tiêu cực vì cảm thấy bị chỉ trích.

Để tiến bộ và học hỏi, ESFP nên học cách chấp nhận những lời góp ý này và xem đó là cơ hội để phát triển thêm.

ESFP thường rất nhạy cảm đối với việc bị phê phán
ESFP thường rất nhạy cảm đối với việc bị phê phán

(2) Dễ mất sự tập trung

Do tính cách thích vui vẻ, ESFP có khả năng khó duy trì sự tập trung lâu dài và dễ cảm thấy nhàm chán. Họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới.

Tuy nhiên, họ có thể trải qua cảm giác thiếu năng lượng và động lực trong dài hạn. Vì vậy, quá trình suy nghĩ và lập kế hoạch cho tương lai cũng rất quan trọng và cần có sự kiên nhẫn để đảm bảo sự thành công trong tương lai.

(3) Tránh xa khỏi xung đột

Người thuộc nhóm tính cách ESFP thường có phản ứng đầu tiên là tránh xa khỏi xung đột. Tuy nhiên, họ phải hiểu rằng mọi xung đột đều cần được giải quyết và việc tránh né không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tốt.

Cho dù ở môi trường công sở hay trong các mối quan hệ xã hội, ESFP nên học cách đối mặt với xung đột để tránh tạo ra hậu quả lâu dài không mong muốn.

Thay vì giải quyết ESFP thường tránh xa khỏi xung đột
Thay vì giải quyết ESFP thường tránh xa khỏi xung đột

(4) Dễ bỏ lỡ những khía cạnh lý thuyết quan trọng

Khi phải chọn giữa việc thực hành và nắm vững lý thuyết, ESFP thường ưa thích thực hành và có thể bỏ qua lý thuyết vì họ không cảm thấy tự tin với các khái niệm trừu tượng. Họ tập trung vào việc đạt được kết quả trong thực tế.

Tuy nhiên, việc bỏ qua hướng dẫn và kiến thức lý thuyết có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và thăng tiến trong công việc. Các Entertainer cần chú ý đến đặc điểm này nếu muốn phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: DISC là gì? 4 nhóm tính cách cá nhân của DISC bạn cần biết

3. Nghề nghiệp hợp với ESFP 

Sự nhạy bén bẩm sinh và thiên hướng nghệ thuật là thế mạnh của ESFP. Họ phù hợp với công việc đòi hỏi sự sáng tạo, năng động và linh hoạt như:

  • Dịch vụ cho cộng đồng – xã hội 
  • Media – truyền thông
  • Giáo dục (Giáo viên)
  • Kinh doanh, quản lý 
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Cảnh sát và lính cứu hỏa
  • Thiết kế 
  • Marketing
Nhân viên Marketing là nghề nghiệp phù hợp với nhóm người ESFP
Nhân viên Marketing là nghề nghiệp phù hợp với nhóm người ESFP

Đây là những công việc mang lại cho họ trải nghiệm thú vị và thoải mái. Điều này có thể giúp họ tạo ra giá trị và đạt được thành công. Kinh nghiệm và thành tích trong công việc còn tạo nên sự tự tin của ESFP.

Cá nhân ESFP không ưa thích công việc lặp đi lặp lại. Môi trường toàn công việc hành chính hay đòi hỏi sự tỉ mỉ trong phân tích dữ liệu sẽ không thể khiến ứng viên ESFP gắn bó lâu dài.

4. Phân loại nhóm ESFP 

Identify – Nhân dạng là một yếu tố khác cũng được phân tích kĩ trong Trắc nghiệm tính cách MBIT. Trong đó, nhóm tính cách ESFP có thể chia thành 2 loại: ESFP – T và ESFP – A.

  • ESFP – T: Những người thuộc nhóm này dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực. Điều đó khiến họ trở nên căng thẳng hoặc một vài trường hợp là tỉnh táo hơn. Họ ít thể hiện cảm xúc nhưng lại dễ tổn thưởng trước lời nói và hành động của người khác. Đôi lúc trong công việc, ESFP – T sẽ bị đánh giá là thụ động.
  • ESFP – A: Nhân tố “A” ở đây đại diện cho sự quyết đoán. Họ giỏi thể hiện cảm xúc trong các trường hợp cần thiết. Điểm mạnh của họ là sự tự tin trong công việc, đây là lý do họ hay được đảm nhận vị trí thuyết trình.

5. Những ESFP nổi tiếng 

Những người nổi tiếng mang nét tính cách ESFP xuất hiện nhiều trong giới nghệ thuật. Bao gồm:

  • Pablo Picasso: Họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng người Tây Ban Nha
  • Marylin Monroe: Nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ
  • Bill Clinton: Tổng thống thứ 42 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
  • Judy Garland: Ca sĩ, nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng
  • Will Smith: Nam diễn viên, nhà sản xuất phim
  • Elizabeth Taylor: Nữ diễn viên, doanh nhân gốc Anh và là một nhà hoạt động nhân đạo nổi tiếng.
  • Betty White: Nhà văn, nhà hoạt động quyền động vật và diễn viên truyền hình người Mỹ
  • Cameron Diaz: Nhà sản xuất, người mẫu và là diễn viên chính của nhiều tác phẩm điện ảnh Mỹ nổi tiếng.
Một số người nổi tiếng mang nét tính cách ESFP
Một số người nổi tiếng mang nét tính cách ESFP

6. Những nhóm tính cách hợp với ESFP

Với tính cách hướng ngoại, người ESFP thường tận hưởng thời gian kết nối với mọi người xung quanh và có khả năng giao tiếp xuất sắc. Điều này khiến cho ESFP có tiềm năng lớn để trở thành những người lãnh đạo xuất sắc, có khả năng tạo động lực và thuyết phục các thành viên trong nhóm làm việc cùng họ.

Nhân viên ESFP được mô tả như những người ấm áp, tốt bụng và quan tâm, làm cho họ được yêu quý và tôn trọng trong cộng đồng của họ.

Nhóm tính cách ISFP, ESTP và ESFJ phù hợp làm việc với ESFP
Nhóm tính cách ISFP, ESTP và ESFJ phù hợp làm việc với ESFP

Các ESFP thường tránh xa những lời chỉ trích và ưa thích sự khích lệ, tích cực. Dưới đây là mức độ phù hợp giữa ESFP và 15 nhóm tính cách còn lại: 

  • Với ISFP, ESTP và ESFJ: Về mặt tính cách có nhiều điểm tương đồng và ESFP dễ dàng chia sẻ giá trị, sở thích và cách tiếp cận với họ.
  • Với ISTP, ISFJ, ENFJ và ENFP: Có một số sự khác biệt, nhưng các sự khác biệt này thường làm cho mối quan hệ với ESFP trở nên hấp dẫn hơn. Tóm lại, dù có những khác biệt, họ vẫn có điểm tương đồng để tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ với ESFP.

7. Kết luận 

Bài viết trên đã tổng quan về nhóm tính cách ESFP là gì, quan điểm sống, điểm mạnh và hạn chế của họ. MISA AMIS HRM hy vọng rằng nội dung trên cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên về nhóm Người trình diễn – ESFP.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả