Marketing Inbound Marketing Hướng dẫn đọc các chỉ số báo cáo hiệu quả gửi email...

1. Tại sao cần thực hiện đánh giá, theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing?

Triển khai chiến dịch email marketing không chỉ dừng lại ở bước nhấn nút gửi email cho một danh sách liên hệ là xong mà khi thực hiện bất kì chiến dịch email marketing nào, marketers cũng cần phải theo dõi, đo lường và tính toán để xem chiến dịch đó có đang hoạt động tốt và đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu hay không?

Việc đánh giá thông qua các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing còn giúp marketers phát hiện ra những sai sót, vấn đề yếu kém trong quá trình lên ý tưởng, thiết kế và triển khai từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các chiến dịch sau.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch email marketing còn giúp marketers thấu hiểu khách hàng hơn. Ví dụ: thông qua đo lường tỷ lệ mởtỷ lệ click của các email với nội dung khác nhau, marketers sẽ biết được khách hàng đang quan tâm tới những vấn đề gì, nội dung gì từ đó có dữ liệu để xây dựng nội dung đánh trúng nhu cầu của khách hàng trong các chiến dịch sau.

Đây được coi là quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc bằng cách gửi nội dung đến đối tượng quan tâm để cuối cùng doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận từ việc bán hàng.

2. Hướng dẫn đọc và phân tích các chỉ số báo cáo hiệu quả gửi email trên phần mềm AMIS aiMarketing

Sau khi gửi email marketing tới danh sách khách hàng tiềm năng, bạn chọn danh mục Email. Tại đây bạn có thể theo dõi nhanh một số chỉ số quan trọng của từng email đã gửi đi như: Tỷ lệ mở, tỷ lệ click, tỷ lệ trả lại…

Sau đó, bạn có thể click vào từng email này để xem chi tiết báo cáo hiệu quả email mà phần mềm cung cấp. Phần mềm aiMarketing tích hợp tính năng đo lường các chỉ số quan trọng, đầy đủ, chi tiết để theo dõi hiệu quả sau khi thực hiện gửi email marketing theo thời gian thực giúp người sử dụng nắm bắt được chất lượng gửi và có kế hoạch cải tiến phù hợp cho những chiến dịch tiếp theo.

Các chỉ số mà phần mềm cung cấp gồm:

  • Tỷ lệ mở
  • Tỷ lệ click
  • Tỷ lệ hủy đăng ký
  • Tỷ lệ báo cáo spam
  • Tỷ lệ gửi thành công
  • Tỷ lệ trả lại

2.1 Tỷ lệ mở

Tỷ lệ mở là gì?

Tỷ lệ mở email được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email trên tổng số email đã được gửi thành công.

Công thức tính tỷ lệ mở email

Tỷ lệ mở được xác định bằng công thức: 

Trong đó: 

  • Emails opened là số lượng email được mở
  • Emails sent là số lượng email đã gửi
  • Bounced emails là số email gửi bị hỏng

Ví dụ: Chiến dịch email gửi đi 100.000 địa chỉ email, toàn bộ 100.000 email đó đều được gửi thành công, trong đó có 60.000 email được mở. 

=> Tỷ lệ mở email (Open Rate) = 60.000 / 100.000 = 0.6 tức 60%

Vậy, tỷ lệ mở như thế nào mới là tốt?

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ mở email?

Việc xem tỷ lệ mở email là rất quan trọng trong quá trình đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả gửi email. 

Nếu tỷ lệ mở email của bạn thấp, có thể có nhiều nguyên nhân, ví dụ như: tiêu đề email không hấp dẫn, nội dung email không phù hợp với đối tượng khách hàng hoặc email của bạn bị nhận diện là thư rác. 

Từ đó, việc theo dõi tỷ lệ mở email giúp bạn đánh giá được tính hiệu quả của chiến dịch gửi email, đồng thời cũng cho phép bạn tối ưu hóa nội dung và tiêu đề email để tăng tỷ lệ mở email cho các chiến dịch sau trong tương lai.

Sử dụng phần mềm AMIS aiMarketing để tối ưu hóa tỷ lệ mở email

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tăng tỷ lệ mở email của mình? Bạn muốn tìm kiếm một giải pháp đơn giản và hiệu quả để giúp email của bạn nổi bật hơn và thu hút sự chú ý của người nhận? Hãy thử sử dụng phần mềm AMIS aiMarketing – một công cụ đơn giản và thông minh giúp bạn tăng tỷ lệ mở email một cách dễ dàng.

Phần mềm aiMarketing cung cấp các công cụ giúp bạn tối ưu hoá chiến dịch email marketing của mình. Với tính năng cá nhân hóa tiêu đề email, aiMarketing sẽ giúp bạn tạo ra các tiêu đề email hấp dẫn và độc đáo, tăng cường khả năng thu hút sự chú ý của người nhận và tăng tỷ lệ mở email. Bằng cách sử dụng các dữ liệu khách hàng thu thập được từ các chiến dịch trước đó, aiMarketing có thể tùy chỉnh các tiêu đề email để phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn.

Ngoài ra, aiMarketing cung cấp hướng dẫn viết tiêu đề sao cho hiệu quả, giúp cho việc viết tiêu đề email trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Mô tả ngắn về email cũng chính là phần quan trọng hướng người nhận mở email bên cạnh Dòng tiêu đề email. Đoạn mô tả này nên có độ dài dưới 60 kí tự và có nội dung như:
– Tóm lược ngắn gọn nội dung chính của email
– Viết tiếp phần tiếp theo của chủ đề
– Mã giảm giá hoặc những đề xuất rõ ràng

* Với phần mềm aiMarketing bạn có thể cài đặt Mô tả ngắn nội dung email tại mục Thiết lập email trong Thiết kế email thường/email tự động:

Với aiMarketing, bạn có thể nhanh chóng tạo ra các tiêu đề, mô tả email hiệu quả từ đó giúp tăng tỷ lệ mở email.

Hình ảnh báo cáo email sau khi đã tối ưu hóa tiêu đề, mô tả email
Hình ảnh báo cáo email sau khi đã tối ưu hóa tiêu đề, mô tả email


2.2 Tỷ lệ click

Tỷ lệ click là gì?

Tỷ lệ click được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email và click vào liên kết bất kỳ trong email trên tổng số email đã được gửi thành công.

Công thức tính tỷ lệ click email

Công thức để đo lường tỷ lệ click được tính như sau:

Tỷ lệ click = (Số người click vào liên kết bất kỳ trong email / Số email được gửi thành công) x 100%

Ví dụ: Gửi đi 100.000 email, toàn bộ 100.000 email đó đều được gửi thành công, có 3.000 click vào link ở trong email 

=> CTR = 3.000/100.000 = 0,03 tương đương 3%

Cũng như tỷ lệ mở, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ click, thông thường tỷ lệ click đạt mức tốt sẽ nằm trong khoảng từ 2-6% đối với hầu hết các chiến dịch.

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ click email?

Tỷ lệ click vào liên kết cũng là một chỉ số quan trọng trong báo cáo hiệu quả gửi email, vì nó cho biết tỷ lệ người nhận email đã nhấp vào liên kết trong email mà bạn gửi đi. Việc theo dõi tỷ lệ click giúp bạn đánh giá được mức độ tương tác của khách hàng với email, đồng thời cũng cho phép bạn tối ưu hóa nội dung và liên kết trong email để tăng tỷ lệ click.

Nếu tỷ lệ click của bạn thấp, có thể có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: liên kết không rõ ràng, không hấp dẫn hoặc không phù hợp với đối tượng khách hàng. Việc theo dõi tỷ lệ click giúp bạn đánh giá được mức độ tương tác của khách hàng với email. Từ việc theo dõi tỷ lệ click, bạn cũng có thể điều chỉnh nội dung và liên kết trong email của mình để cải thiện tỷ lệ này và tăng hiệu quả gửi email trong tương lai.

Sử dụng phần mềm AMIS aiMarketing để tối ưu hóa tỷ lệ click

Với aiMarketing, bạn có thể tạo ra những email được cá nhân hóa nội dung tới những người nhận. Cá nhân hóa email dẫn đến sự tiếp thị một cách chính xác đến khách hàng, khiến họ cảm thấy doanh nghiệp đang nói chuyện trực tiếp với họ, quan tâm và giải quyết các nhu cầu cụ thể của họ. Từ đó, có thể giúp gia tăng tỷ lệ click email đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho email.

Ngoài ra, aiMarketing cũng cung cấp tính năng thiết kế nút kêu gọi hành động bắt mắt, giúp các liên kết trong email của bạn trở nên hấp dẫn hơn và thu hút sự chú ý của người nhận. Với các tùy chọn thiết kế đa dạng và dễ sử dụng, bạn có thể tạo ra các nút kêu gọi hành động chuyên nghiệp và hiệu quả chỉ trong vài phút.

Đăng ký dùng thử miễn phí email marketing MISA AMIS

2.3 Tỷ lệ hủy đăng ký

Tỷ lệ hủy đăng ký là gì?

Tỷ lệ hủy đăng ký được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email và click vào link hủy đăng ký đặt trong email trên tổng số email đã được gửi thành công.

Công thức tính tỷ lệ hủy đăng ký email

CÔNG THỨC TÍNH:

Tỷ lệ hủy đăng ký =  (Tổng lượt hủy đăng ký/ Tổng số email gửi thành công) x 100%

Chỉ số này sẽ dao động phụ thuộc vào tần suất gửi email, nhưng nếu vượt quá 0,5% thì đó là mức đáng cảnh báo.

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ hủy đăng ký email?

Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe rate) là một chỉ số quan trọng trong báo cáo hiệu quả gửi email, vì nó cho biết tỷ lệ người nhận đã hủy đăng ký email của bạn sau khi nhận được email. Việc theo dõi tỷ lệ unsubscribe giúp bạn đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng với email và chiến dịch gửi email của bạn.

Nếu tỷ lệ unsubscribe của bạn cao, có thể có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như nội dung email không phù hợp với đối tượng khách hàng, tần suất gửi email quá cao hoặc email của bạn bị nhận diện là thư rác. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch gửi email của mình để cải thiện tỷ lệ unsubscribe và tăng hiệu quả gửi email.

Việc giảm tỷ lệ unsubscribe là rất quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng, vì nếu khách hàng cảm thấy email của bạn không cung cấp giá trị cho họ, họ sẽ hủy đăng ký và có thể không quay lại. Do đó, việc xem tỷ lệ unsubscribe là rất quan trọng trong quá trình đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả gửi email.

Giảm thiểu tỷ lệ Hủy đăng ký bằng phần mềm AMIS aiMarketing

Việc người nhận email Hủy đăng ký nhận email là việc làm không ai mong muốn, vì vậy khi gửi email đến danh sách người nhận bất kỳ, bạn nên chọn đúng đối tượng và danh mục hủy đăng ký để giảm thiểu số người nhận không quan tâm đến thông tin gửi đi, tránh lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến những nội dung khác họ quan tâm.

Đối với người nhận email, danh mục hủy đăng ký giúp họ dễ dàng quản lý nhận tin. Với mỗi email được gửi đi, nhân viên marketing sẽ gắn email đó với 1 danh mục hủy đăng ký nhất định. Người nhận chỉ muốn nhận những nội dung email mà mình quan tâm khi đó họ có thể lựa nhận email theo danh mục hoặc từ chối nhận toàn bộ luồng email đó.

2.4 Tỷ lệ báo cáo spam

Tỷ lệ báo cáo spam là gì?

Tỷ lệ báo cáo spam được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email và đánh dấu email này là email rác (spam) trên tổng số email đã được gửi thành công.

Công thức tính tỷ lệ báo cáo spam email

CÔNG THỨC TÍNH:

Tỷ lệ báo cáo spam = (Số người đánh dấu email là spam ÷ Tổng số email đã gửi thành công) * 100%

Thông thường, một số khuyến cáo rằng tỷ lệ báo cáo spam nên được giảm xuống dưới 0,1% để đảm bảo sự ổn định và tin cậy của tài khoản Email Marketing của bạn. 

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ báo cáo spam email?

Tỷ lệ báo cáo spam (Spam complaint rate) là một chỉ số quan trọng trong báo cáo hiệu quả gửi email, vì nó cho biết tỷ lệ người nhận email đã báo cáo email của bạn là thư rác.

Nếu tỷ lệ spam complaint của bạn cao, có thể có nhiều nguyên nhân, ví dụ như email của bạn chứa quảng cáo, báo giá, thông tin không được yêu cầu, hoặc email của bạn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không phù hợp với đối tượng khách hàng. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh nội dung và tiêu đề email của mình để giảm tỷ lệ spam complaint và tăng hiệu quả gửi email.

Việc giảm tỷ lệ spam complaint là rất quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng, vì nếu email của bạn bị xem là thư rác, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, tỷ lệ báo cáo spam lớn sẽ làm cho địa chỉ gửi email của công ty bạn bị hệ thống dịch vụ gửi email đánh giá thấp, từ đó làm tăng khả năng các email lần sau bạn gửi sẽ được đẩy vào hòm thư rác của người nhận.

Sử dụng phần mềm AMIS aiMarketing để giảm tỷ lệ báo cáo spam email

Phần mềm aiMarketing cung cấp cho user nút hủy đăng ký trong email. Nút hủy đăng ký trong email là một yếu tố quan trọng trong chiến dịch email marketing. Nó cho phép người nhận email có quyền kiểm soát việc nhận email từ doanh nghiệp bạn. Nút hủy đăng ký giúp bạn tránh việc gửi email không mong muốn cho các người nhận và giúp xây dựng lòng tin, sự tôn trọng đối với khách hàng của bạn.

Nếu bạn không có nút hủy đăng ký hoặc không cho phép người nhận email kiểm soát việc nhận email từ bạn, đó sẽ là một hành động không chuyên nghiệp và có thể khiến khách hàng khó chịu và báo cáo email của bạn là spam.  

2.5 Tỷ lệ gửi thành công

Tỷ lệ gửi thành công là gì?

Tỷ lệ gửi thành công được hiểu là phần trăm số lượng email được gửi thành công đến địa chỉ email người nhận trên tổng số email đã được gửi trong một chiến dịch email cụ thể.

Công thức tính tỷ lệ gửi thành công email

CÔNG THỨC TÍNH:

Tỷ lệ gửi thành công = (Số email được gửi thành công / Số email đã gửi) x 100%

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ gửi thành công email?

Tỷ lệ gửi email thành công là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch email. Việc theo dõi tỷ lệ này giúp cho người quản lý chiến dịch email đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch và tìm ra các vấn đề gặp phải trong quá trình gửi email.

Nếu tỷ lệ gửi email thành công thấp, điều này có thể cho thấy rằng có một số vấn đề trong quá trình gửi email, chẳng hạn như danh sách email không chính xác, nội dung email không hấp dẫn hoặc địa chỉ email người nhận không chính xác.

Nếu tỷ lệ gửi email thành công cao, điều này có thể cho thấy rằng chiến dịch đang hoạt động tốt và các yếu tố liên quan đến việc gửi email đều được tối ưu hóa. Điều này có thể giúp người quản lý chiến dịch tăng cường các hoạt động tiếp thị email, cải thiện việc tiếp cận và tương tác của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Email marketing MISA AMIS tỷ lệ gửi thành công hơn 90% – Dùng thử ngay

2.6 Tỷ lệ trả lại

Email bị trả lại là gì?

Email bị trả lại (hay còn gọi là email bị gửi hỏng) là những email không được gửi thành công tới người nhận và bị trả lại cho người gửi.

Email bị trả lại được phân loại thành hai loại: Soft Bounce và Hard Bounce.

Soft Bounce: là email đã được chuyển đi nhưng chưa gửi đến người nhận vì một số lý do tạm thời. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:

  • Do kích thước email quá lớn, nội dung quá nặng
  • File đính kèm trong email quá lớn
  • Hộp thư đến của người nhận bị đầy
  • Máy chủ email quá tải, không hoạt động.

Trong các trường hợp trên, những nhà cung cấp dịch vụ email sẽ cố gắng gửi lại email đến người nhận nhiều lần.

Các email bị soft bounce vẫn có thể đến được với hòm thư người nhận nếu nguyên nhân làm email bị trả lại được khắc phục.

Soft Bounce không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như Hard Bounce.

Hard bounce: là email được chuyển đi nhưng bị trả lại và không được gửi lại đến người nhận nữa. Những nguyên nhân hầu hết đều do địa chỉ email của người nhận không hợp lệ hoặc không còn được sử dụng:

  • Tên miền – Domain email không tồn tại.
  • Máy chủ phía người nhận không chấp nhận email gửi tới.
  • Địa chỉ email người nhận không tồn tại

Lưu ý quan trọng: Hard Bounce cao có thể làm hỏng uy tín, danh tiếng của người gửi, thậm chí dần dần sẽ làm giảm tỷ lệ vào inbox của chiến dịch email marketing.

Tỷ lệ email bị trả lại là gì?

Tỷ lệ trả lại được hiểu là phần trăm số lượng email bị trả lại trên tổng số email đã được gửi đi.

Công thức tính tỷ lệ trả lại email

CÔNG THỨC TÍNH:

Tỷ lệ trả lại = (Số email bị trả lại / Số email đã gửi) x 100%

Ví dụ: Trong tổng số 100.000 email được gửi đi, có 2.000 email không đến được với người nhận

=> Bounce Rate = 2 000/ 100 000 = 0.02 tức 2%

Một tỷ lệ trả lại email tốt nên dưới 2%. Nếu tỷ lệ trả lại email của bạn cao hơn, bạn nên xem xét các yếu tố như chất lượng danh sách email, độ tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ gửi email hoặc cách thức bạn thực hiện chiến dịch email marketing để cải thiện tỷ lệ này. 

Tại sao cần theo dõi tỷ lệ trả lại email?

Việc theo dõi và phân tích tỷ lệ trả lại có thể giúp người gửi email hiểu rõ hơn về chất lượng của danh sách email của mình và những cải tiến cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch email.

Tỷ lệ email bounce cao có tác động tiêu cực đáng kể đến cả danh tiếng của người gửi và tỷ lệ gửi email. Ngoài ra, tỷ lệ này cao cũng làm giảm hiệu quả hoạt động gửi email, thậm chí bị ngừng dịch vụ gửi email. Vì vậy, bạn nên cố gắng giữ tỷ lệ bounce ở mức càng thấp càng tốt. Nên sử dụng những công cụ kiểm tra email tồn tại hoặc phần mềm lọc email để phân loại data kém chất lượng. 

Sử dụng phần mềm AMIS aiMarketing để giảm tỷ lệ trả lại email

Trong quá trình thiết kế email, phần mềm AMIS aiMarketing sẽ cung cấp hướng dẫn giúp giảm tối đa tỷ lệ email bị trả lại bởi nhà cung cấp dịch vụ gửi email.

3. Sử dụng phần mềm email – AMIS aiMarketing tối ưu 90% tỷ lệ vào inbox

Tại Việt Nam hiện nay, được sử dụng phổ biến và đánh giá cao có phần mềm gửi AMIS aiMarketing. Phần mềm có thể tự động lọc ra các email kém chất lượng trước khi gửi như: những liên hệ không có email hoặc những liên hệ có email nhưng địa chỉ email không tồn tại, trước đó đã hủy đăng ký, báo cáo spam,… để không thực hiện gửi thư đến các địa chỉ email này nữa. Các liên hệ lọt qua bộ lọc sẽ được hệ thống gửi email đi. Các liên hệ không lọt qua bộ lọc sẽ được đưa vào nhóm “Không gửi đi”.

Cụ thể, hệ thống aiMarketing sẽ lọc ra các email như sau trước khi thực hiện gửi: 

  • Email không tồn tại: những liên hệ có thông tin email nhưng địa chỉ email không tồn tại. 
  • Trùng tên miền doanh nghiệp: những địa chỉ email người nhận trùng với tên miền của địa chỉ email người gửi. Ví dụ người gửi là [email protected] sẽ không gửi được email đến người nhận là [email protected].
  • Đã hủy đăng ký: những liên hệ đã hủy đăng ký 1 hoặc tất cả các danh mục hủy đăng ký đã thiết lập trước đó. 
  • Đã đánh dấu spam: những liên hệ đã nhận được email trước đó và đánh dấu spam hoặc chuyển email vào hòm thư spam
  • Cảnh báo spam: những liên hệ nhận được trên 5 email trong 24h qua hoặc không mở trên 20 email được gửi đến gần đây.
  • Tương tác kém: những liên hệ không mở từ 15-20 email được gửi đến gần đây
  • Tần suất gửi cao: những liên hệ nhận được từ 2-5 email trong vòng 24h qua

Trong đó, đối với những liên hệ có Tương tác kém hoặc Tần suất gửi cao bạn có thể tích chọn tiếp tục gửi email đến những liên hệ này. 

Nhờ bộ lọc nâng cao chuyên sâu như vậy dẫn đến tỷ lệ email khi gửi bằng phần mềm AMIS aiMarketing lên tới 90%. Dùng thử phần mềm ngay

Kết luận

Email marketing MISA AMIS aiMarketing cung cấp hệ thống báo cáo hiệu quả chiến dịch email marketing với các chỉ số về tỷ lệ gửi thành công, tỷ lệ mở email, tỷ lệ email không gửi được, tỷ lệ truy cập link trong email, trả lại, hủy đăng ký… Các số liệu báo cáo được cập nhật theo thời gian thực, đa chiều từ đó giúp Marketer có thể đo đếm được hiệu quả các chiến dịch email đang triển khai nhanh chóng, tức thì từ đó có phương án tối ưu và khai thác hiệu quả.

Như vậy, thông qua bài viết hôm nay, MISA AMIS đã phân tích chi tiết cách theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing. Hy vọng từ những chỉ số quan trọng trên, bạn đọc có thể áp dụng tối ưu các chiến dịch của mình. Đừng quên tìm hiểu giải pháp Email Marketing để tối ưu hiệu quả chiến dịch gửi email của Doanh nghiệp nhé!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]