Lý do nhân viên vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp dù giảm lương thưởng

10/12/2024
503

Trong giai đoạn khó khăn hoặc suy thoái, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách cắt giảm lương thưởng của người lao động nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính. Điều này sẽ khiến nhiều người lao động rời đi và vấn đề sẽ trở nên nan giải khi các doanh nghiệp vẫn muốn giữ chân họ để chờ tình hình khá lên.

Vậy đâu là giải pháp để doanh nghiệp vừa sản xuất, kinh doanh cầm chừng vừa có thể giữ chân người lao động cùng đồng hành, trải qua khó khăn? Mời các nhà quản trị nhân sự cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu đâu là chìa khóa cho các doanh nghiệp hiện nay giải quyết vấn đề này.

1. Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp và người lao động

Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, tác động tiêu cực lan rộng và gây ảnh hưởng nặng nề đến cả doanh nghiệp và người lao động.

1.1 Tác động đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp đối mặt với doanh thu sụt giảm do sức mua yếu đi, thị trường bị thu hẹp và chi phí vận hành gia tăng. Áp lực cắt giảm ngân sách khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn các dự án đầu tư mới. Khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng khó khăn hơn khi lãi suất tăng và niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Nhiều doanh nghiệp chọn cách cắt giảm nhân sự, hoặc giảm lương thưởng, tinh gọn bộ phận, phòng ban, thậm chí ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Ví dụ theo Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội cả nước do Tổng cục Thống kê 6 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng vọt.

Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp

Ở mức độ toàn cầu, khi nền kinh tế có những dấu hiệu không khả quan, các tập đoàn lớn cũng có động thái sa thải mạnh tay. Từ tháng 11/2022, Twitter cắt giảm tới 50% nhân viên, chấm dứt hợp đồng với khoảng 4.400-5.500 nhân viên của các nhà thầu bên thứ ba

Có thể thấy khi suy thoái xảy ra, cơ hội và thách thức đang trải đều cho tất cả, không còn phân biệt doanh nghiệp nhỏ, lớn hay start up hay lâu đời. Các doanh nghiệp đã và đang phải vận hành công tác quản trị nhân sự linh động hơn bao giờ hết, để thích nghi với những khó khăn và áp lực. 

1.2 Tác động đến người lao động

Đối với người lao động, suy thoái kinh tế mang lại nỗi lo mất việc làm khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Mức lương bị giảm hoặc không tăng, cùng với áp lực công việc tăng cao, khiến đời sống của người lao động trở nên bấp bênh. Ngoài ra, cơ hội tìm kiếm việc làm mới trong bối cảnh kinh tế suy thoái cũng trở nên khó khăn hơn.

Thay vì đi theo những khẩu hiệu như tự lập nghiệp, sáng tạo, chắc chắn làm được,… thì những người trẻ tuổi cũng đã có cái nhìn thực tế hơn, không mơ mộng về những giao dịch môi giới hàng trăm, hàng chục tỷ đồng, về môi trường làm việc thỏai mái, đi làm như đi chơi. Giấc mơ làm giàu nhanh đã trở nên viển vông. 

2. Lý do nhân viên vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp dù giảm lương thưởng

Khi tình trạng kinh doanh không khả quan, hoặc nền kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp có thể trì hoãn tăng lương, thậm chí giảm lương thưởng của người lao động. Bất chấp điều này, một bộ phận người lao động vẫn quyết định ở lại đồng hành cùng công ty. Điều này rất có lợi, doanh nghiệp bảo toàn được những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, giảm thiểu rủi ro mất mát nguồn lực. Đồng thời giữ chân nhân viên cũng là tiền đề cho sự phục hồi nhanh chóng khi điều kiện kinh doanh cải thiện.

Lý do nhân viên vẫn gắn bó với doanh nghiệp
Lý do nhân viên vẫn gắn bó với doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên trong giai đoạn khó khăn, cần thấu hiểu những lý do khiến họ không rời đi:

Lý do 1: Uy tín, thương hiệu công ty

Doanh nghiệp phát triển bền vững luôn thực hiện tốt và duy trì hoặc nâng cao các trách nhiệm xã hội đối với người lao động làm việc thông qua các chính sách công khai, minh bạch đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động được hưởng; phù hợp với chính sách pháp luật trong nước và yêu cầu của các bên liên quan. 

Đây được hiểu như là sự cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc có được niềm tin và sự trung thành của người lao động.

Những lợi ích mà doanh nghiệp mang đến cho người lao động khi kinh doanh phát đạt hay khi khó khăn, các giá trị tinh thần đến từ ban lãnh đạo, đồng nghiệp, từ môi trường làm việc là những giá trị cốt lõi vượt xa cả những giá trị về mặt tài chính trong việc thuyết phục người lao động tình nguyện gắn bó, cam kết chịu một phần khó khăn cùng với doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Mehta và cộng sự (2010) đánh giá tác động trực tiếp của lòng trung thành đến với nhân viên trong công ty, kết quả phân tích định lượng cho thấy các nhân tố Hài lòng công việc; Đào tạo và phát triển; Lương thưởng, sự công nhận; Môi trường làm việc là 4 yếu tố tác động trực tiếp đến sự trung thành của người lao động.

Chính vì vậy, dù công việc khó khăn, giảm sút về thu nhập, nhưng với cam kết của chủ doanh nghiệp đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian khó khăn, với các chế độ cụ thể, thì người lao động sẽ “tạm thời” ở lại, gắn bó và cùng chịu khó khăn với doanh nghiệp.

Lý do 2: Sự ổn định trong công việc

Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế hoặc của ngành thì hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Người lao động có ý định chuyển việc sẽ lo ngại về việc “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, nghĩa là sang nơi khác làm việc tình hình cũng không khá hơn. 

Rủi ro thất nghiệp đối với người lao động khi chuyển sang một doanh nghiệp mới là quá lớn, đây là vấn đề mà người lao động sẽ cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nếu không có sự thay đổi khả quan đáng kể hoặc không chắc là thu nhập, cơ hội, điều kiện làm việc tốt hơn, họ sẽ lựa chọn ở lại.

Lý do 3: Các yếu tố thuận lợi khó đánh đổi

Ngoài lương thưởng, chế độ đãi ngộ, có nhiều yếu tố khiến người lao động gắn bó với doanh nghiệp như:

  • Vị trí công ty gần nhà, giờ giấc làm việc phù hợp
  • Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng
  • Sự công nhận đến từ các cấp quản lý
  • Môi trường làm việc tích cực, đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau
  • Công việc có nhiều giá trị để tiếp tục học hỏi
  • Văn hoá doanh nghiệp phù hợp với giá trị sống của bản thân

Khi doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố thuận lợi trên, hoặc có một vài yếu tố đúng với kỳ vọng của người lao động, thì khả năng người lao động ở lại sẽ cao hơn.

Trong giai đoạn khó khăn, mặc dù không đáp ứng được kỳ vọng về lương nhưng doanh nghiệp vẫn có thể mang lại những giá trị tốt đẹp và các phúc lợi phi tài chính cho người lao động. Các hoạt động mang tính hỗ trợ tinh thần, cân bằng cuộc sống, tạo văn hóa làm việc tích cực là rất cần thiết. Thậm chí những hoạt động này cũng không tốn quá nhiều chi phí.

Ngoài ra, nâng cao trải nghiệm nhân viên cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Trải nghiệm tích cực sẽ tăng cường sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. MISA AMIS HRM chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thiết kế một môi trường như vậy.

Phần mềm quản lý nhân sự MISA AMIS HRM giúp quản lý HR và ban lãnh đạo tối ưu toàn bộ trải nghiệm nhân viên, từ khâu tuyển dụng cho đến khi chấm dứt hợp đồng tại tổ chức. 

Dùng thử miễn phí

  • Quản lý chiến dịch tuyển dụng toàn diện: Nhờ tính năng hỗ trợ đăng tin tuyển dụng đa nền tảng; tự động Scan CV, lưu trữ hồ sơ ứng viên tiềm năng số lượng lớn.
  • Tích hợp nhiều hình thức chấm công hiện đại: Doanh nghiệp có thể lựa chọn chấm công theo nhận diện vân tay ✔️, Face ID ✔️, định vị GPS ✔️, mã QR ✔️.
  • Hệ thống báo cáo dữ liệu theo thời gian thực: Hệ thống báo cáo trực quan giúp lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về tình hình nhân sự, từ đó đưa ra quyết định quản trị khách quan và phù hợp nhất.
  • Quản lý lương thưởng, đãi ngộ toàn diện: Nắm bắt nhanh tình hình quỹ lương, lịch sử khen thưởng nhân viên, các khoản phụ cấp và đãi ngộ khác, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn khó khăn hoặc khi muốn cải thiện phúc lợi cho nhân viên.

Doanh nghiệp hãy để lại thông tin dưới đây để trải nghiệm toàn bộ tính năng, dùng thử miễn phí.


3. Kết luận

Việc giữ chân người lao động trong bối cảnh cắt giảm lương thưởng phụ thuộc lớn vào cách họ cảm nhận và đánh giá về môi trường làm việc. Để tác động đến quyết định của nhân viên, doanh nghiệp cần giúp họ nhận ra sự đánh đổi giữa việc chuyển việc và những giá trị thiết thực khi tiếp tục gắn bó.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự phù hợp với văn hóa tổ chức. Khi nhân viên cảm thấy được đầu tư và trân trọng, họ sẽ sẵn sàng đồng hành vượt qua khó khăn. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ luôn có nguồn lực chất lượng để duy trì công việc cho đến khi tình hình khởi sắc.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 4]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả