Hướng dẫn lập hoá đơn giảm thuế GTGT mới nhất năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

25/07/2023
2114

Chính sách giảm thuế GTGT là chính sách có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng của nền kinh tế, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tiêu dùng. Thực hiện đúng quy định của chính sách này doanh nghiệp, cá nhân hộ kinh doanh khi bán hàng cần xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo mức thuế suất được giảm (thấp hơn) để được hưởng ưu đãi theo quy định.

 MISA AMIS chia sẻ đến các bạn nội dung hướng dẫn viết hóa đơn giảm thuế GTGT mới nhất 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP dưới đây.

Xem thêm nội dung giảm thuế GTGT tại các bài viết:

Chính thức áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị Định 44/2023/NĐ-CP, Nghị quyết 101/2023/NĐ-CP và cách đáp ứng trên phần mềm MISA

– (MỚI) So sánh giảm thuế GTGT năm 2023 theo Nghị Định 44/2023/NĐ-CP với Nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế GTGT năm 2022

1. Hướng dẫn viết hoá đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Để đảm bảo việc xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo đúng quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP được chính xác thì các bạn cần tra cứu loại hàng hóa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hàng trong kho của doanh nghiệp xuất bán ra hoặc dịch vụ dự kiến xuất ra) để đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại phụ lục số I, II, III  Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không. 

Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về việc cách tra cứu hàng hóa dịch vụ được giảm thuế và xem thêm danh sách các mặt hàng không được giảm thuế tại đây để có thể xác định được chính xác hàng hóa dịch vụ mà các bạn xuất hóa đơn có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT hay không.

Tiếp theo, sau khi các bạn đã xác định đúng là hàng hóa dịch vụ định xuất hóa đơn thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT thì các bạn sẽ lập hóa đơn giảm thuế.

Hình 1: Hướng dẫn viết hoá đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Căn cứ theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 và theo khoản 3, Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT như sau:

(1) Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

– Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Ví dụ: Trên phần mềm sử dụng hóa đơn MISA các bạn chỉ cần lựa chọn mức thuế suất đã giảm là 8% tại cột thuế suất của hóa đơn là phần mềm hóa đơn MISA sẽ tự động thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định.

Hình 2: Xuất hóa đơn giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Các bạn có thể xem ảnh minh họa hóa đơn giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đã được lập mới nhất năm 2023 dưới đây:

Hình 3: Ảnh minh họa hóa đơn giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

(2) Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:

– Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT cần lưu ý:

+ Tại cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;

+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu;

Đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15”.

Ví dụ: Trên phần mềm sử dụng hóa đơn MISA các bạn chỉ cần tích chọn vào mục “Áp dụng giảm thuế GTGT Nghị quyết 101/2023/QH15” là phần mềm hóa đơn MISA sẽ tự động thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định.

Hình 4: Xuất hóa đơn giảm thuế GTGT đối với đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

Các bạn có thể xem ảnh minh họa hóa đơn giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu đã được lập mới nhất năm 2023 dưới đây:

Hình 5: Ảnh minh họa hóa đơn giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

2. Một số lưu ý về lập hóa đơn nhiều thuế suất và kê khai hóa đơn giảm thuế

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Trường hợp cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo mức thuế suất cũ chưa được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm Hướng dẫn xử lý hóa đơn GTGT điện tử có sai sót mới nhất 2023 tại đây.

Dựa trên hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

3. Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP cùng với tờ khai thuế GTGT. 

Các bạn xem mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:

Hình 6: Mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Tải về mẫu số 01 phụ lục IV tại đây.

Kết luận

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng tác động trực tiếp tới việc giảm giá bán của hàng hóa dịch vụ, giúp người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ đó phải chi trả ít hơn, nên có tác động tích cực tới việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng được mua giá rẻ hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Hướng dẫn viết hoá đơn giảm thuế GTGT mới nhất năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP”. MISA AMIS hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn và quý doanh nghiệp hiểu rõ và biết cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT chính xác theo quy định của Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tránh việc xuất không đúng thuế suất hóa đơn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua hoặc bị phạt do xuất hóa đơn sai thuế suất.

Hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS và các phần mềm khác của MISA đã đáp ứng quy định tại nghị định 44/2023/NĐ-CP và Nghị quyết 101/2023/QH15. Chi tiết xem tại bài viết: Lộ trình đáp ứng giảm thuế GTGT về 8% trên phần mềm MISA chi tiết.

Bên cạnh việc đảm bảo đáp ứng kịp thời các quy định của Nhà nước về hoá đơn như quy định giảm thuế GTGT về 8 %, phần mềm kế toán online MISA AMIS có tính năng kết nối với phần mềm hoá đơn điện tử, cho phép kế toán doanh nghiệp: 

  • Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử, cho phép phát hành hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
  • Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
  • Kiểm tra tình trạng nhà cung cấp có đang được phép hoạt động hay không, giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ;

*** Với quy định giảm thuế GTGT về 8%, phần mềm cho phép:

  • Tra cứu mặt hàng giảm thuế nhanh chóng;
  • Xuất hóa đơn 8% trực tiếp ngay trên phần mềm;
  • Hạch toán chứng từ với thuế suất mới 8%;

Ngoài ra, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả