Hiện nay chảy máu chất xám (brain drain) đang là một bài toán nan giải khiến nhiều nhà quản trị nhân sự phải đau đầu đi tìm giải pháp. Vậy chảy máu chất xám là gì? Làm cách nào để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám trong tổ chức? Hãy cùng MISA AMIS HRM phân tích và tìm đáp án trong bài viết dưới đây.
TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z
1. Hiện tượng chảy máu chất xám là gì?
Chảy máu chất xám (hay tiếng anh là human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ được sử dụng chỉ sự dịch chuyển lao động đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn cao từ các nước nghèo sang các nước giàu. Điều này bắt nguồn từ việc những người có năng lực chuyên môn hoặc đã qua đào tạo thường chọn sống ở các nước phát triển, vì ở đó, họ có thể thu được mức lương và phúc lợi tốt hơn hoặc khả năng thăng tiến hơn từ vốn nhân lực của mình.
Chảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở mặt địa lý mà còn xảy ra ở cấp tổ chức. Chảy máu chất xám còn được hiểu là sự rời bỏ của các nhân tài quan trọng từ một doanh nghiệp hoặc tổ chức sang một đơn vị khác. Hiện tượng này gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các nước phát triển đều có các chính sách mở cửa để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao.
Chảy máu chất xám trong doanh nghiệp diễn ra khi nhân viên giỏi và có kỹ năng cao quyết định rời bỏ công ty hiện tại và chuyển đến các công ty khác có chế độ đãi ngộ và thăng tiến tốt hơn. Điều này thường xảy ra khi nhân viên không cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ không tốt, hay không có cơ hội phát triển và thăng tiến.
Hiện tượng chảy máu chất xám cũng xảy ra khi các doanh nghiệp khác đưa ra chiến lược nhằm thu hút nhân tài từ các công ty như:
- Đề xuất mức lương cao hơn.
- Môi trường làm việc tốt hơn.
- Chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn cho người lao động.
- Môi trường công bằng, minh bạch.
- Môi trường ghi nhận
2. Nguyên nhân của chảy máu chất xám là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám. Một nhân viên tài năng rời khỏi công ty thường do họ cảm thấy bất ổn, chế độ đãi ngộ không như kỳ vọng, thiếu cơ hội để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp… Dưới đây là 7 nguyên nhân thường gặp khiến tổ chức mất đi những nhân tài quý giá:
2.1 Chế độ đãi ngộ không tốt
Chế độ đãi ngộ không tốt có thể kể đến mức lương thấp, phúc lợi kém, không đáp ứng được kỳ vọng của nhân viên. Một nhân viên tài năng thường mong muốn mức lương và phúc lợi xứng đáng với năng lực và đóng góp của mình cho công ty. Nếu không được đáp ứng họ sẽ tìm kiếm cơ hội ở nơi khác cung cấp cho họ chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn.
2.2 Công việc không hấp dẫn
Một công việc không hấp dẫn, không mang lại thách thức và cơ hội phát triển sẽ khiến những nhân viên giỏi cảm thấy nhàm chán và thiếu động lực. Ngoài ra, nếu mô tả công việc không khớp với thực tế, nhân viên giỏi cảm thấy bị đánh lừa và không có cơ hội để phát triển. Điều này dẫn đến khả năng nhảy việc để tìm kiếm môi trường làm việc thú vị hơn.
2.3 Lộ trình thăng tiến không rõ ràng
Nếu một doanh nghiệp không có lộ trình thăng tiến rõ ràng và không tạo ra cơ hội phát triển cho nhân viên, nhân viên giỏi sẽ cảm thấy công việc hiện tại thiếu triển vọng và khó duy trì động lực để tiếp tục ở lại cống hiến. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng và các cơ hội phát triển sẽ giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá và có mục tiêu để hướng đến.
2.4 Do chính sách nhân sự sai lầm
Tình trạng phân công nhân sự không phù hợp với sở trường, khả năng và trình độ của từng cá nhân, thậm chí việc bổ nhiệm cán bộ mà không dựa trên năng lực và kinh nghiệm tại doanh nghiệp không phải là trường hợp hiếm. Điều này có tác động đáng kể đến khả năng và hiệu quả làm việc của người lao động, thậm chí có nhiều người đã quyết định từ bỏ công việc và tìm kiếm một công việc phù hợp hơn.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa thể hiện sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc bổ nhiệm vị trí cho từng nhân viên. Có những người khi đảm nhận vị trí chuyên viên đã phát huy hết khả năng và hiệu suất làm việc của mình, tuy nhiên khi được bổ nhiệm lên vị trí quản lý, lại không thể thích ứng và phù hợp. Chính vì những lý do đó, chính sách nhân sự không chỉ cần đảm bảo sự rõ ràng và khoa học mà còn phải linh hoạt và mềm dẻo.
2.5 Do môi trường làm việc và trải nghiệm nhân viên chưa tốt
Môi trường làm việc không thoải mái và trải nghiệm nhân viên chưa tốt cũng dẫn đến chảy máu chất xám. Nếu nhân viên không cảm thấy họ được coi trọng, không có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ đồng nghiệp và cấp quản lý, họ có thể tìm kiếm môi trường làm việc khác đáp ứng được những yếu tố trên. Các thủ tục rườm rà, công cụ hỗ trợ công việc không tốt cũng khiến nhân viên không có động lực gắn bó.
>>> Tìm hiểu thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? Các bước cải thiện Employee Experience
2.6 Do không đầu tư cho đào tạo, phát triển nhân viên
Một doanh nghiệp không đầu tư đúng mức cho đào tạo và phát triển nhân viên sẽ không thể duy trì và thu hút nhân tài. Nhân viên giỏi muốn có cơ hội để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu này tình trạng chảy máu chất xám sẽ còn tiếp diễn.
2.7 Do sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác
Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác cũng góp phần vào chảy máu chất xám. Nếu các doanh nghiệp khác có mức lương và cơ chế hấp dẫn hơn, truyền thông mạnh mẽ hơn về môi trường làm việc và cơ hội phát triển, nhân viên giỏi sẽ cảm thấy hứng thú và dễ chuyển sang làm việc ở đó.
3. Hậu quả của chảy máu chất xám trong doanh nghiệp
3.1 Thiếu người tài để giúp doanh nghiệp đi lên
Chảy máu chất xám gây ra sự thiếu hụt nhân tài trong doanh nghiệp. Khi những người có kỹ năng và kinh nghiệm tốt rời đi, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo hiệu quả công việc trong tương lai gần. Về lâu dài, không có các key person, doanh nghiệp sẽ thiếu vắng các trụ cột, ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động – kinh doanh.
3.2 Mất công sức, thời gian và chi phí tuyển dụng, đào tạo
Chảy máu chất xám khiến doanh nghiệp phải tiếp tục tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới để thay thế những người đã rời đi. Quá trình này vừa tốn công sức, vừa tốn thời gian và tài chính của doanh nghiệp, đồng thời cũng không đảm bảo rằng nhân viên mới sẽ có cùng mức đóng góp và hiệu suất như nhân viên trước đó.
4. Cách hạn chế chảy máu chất xám trong doanh nghiệp
Để hạn chế chảy máu chất xám trong tổ chức, nhà quản trị có thể tìm hiểu và áp dụng một số giải pháp sau:
4.1 Tối ưu việc thu hút và tuyển dụng nhân tài
Trong quá trình thu hút ứng viên, những doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng mạnh thường được ứng viên tin tưởng nộp hồ sơ hơn. Bên cạnh đó các thông tin sử dụng trong chiến dịch tuyển dụng cũng rất quan trọng. Mô tả công việc, quyền lợi dành cho vị trí công việc phải chi tiết, có sự khớp nối giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng và kỹ năng của ứng viên thì mới thu hút được nhiều ứng viên quan tâm. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên đảm bảo các chính sách thực tế và các yếu tố truyền thông tuyển dụng có sự chân thực, đồng bộ.
4.2 Chú trọng đào tạo nhân viên
Các chương trình đào tạo và phát triển đóng vai trò không thể thiếu trong việc giữ chân nhân tài lâu dài. Bằng việc cung cấp cơ hội phát triển cá nhân, đào tạo kỹ năng và tạo ra môi trường học tập tích cực, doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và được phát huy thế mạnh của bản thân. Cụ thể hơn, công ty nên tập trung vào hoạt động onboarding ngay từ đầu vào, đào tạo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia workshop, hội thảo, khóa học nâng cao chuyên môn.
Tải ngay: Ebook Onboarding – Cẩm nang giữ chân nhân tài hiệu quả
4.3 Xây dựng chế độ đãi ngộ hấp dẫn, khen thưởng kịp thời
Người lao động luôn có xu hướng tìm kiếm những nơi làm việc cung cấp cho họ mức lương tốt hơn và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn nơi làm việc hiện tại. Bởi vậy nếu muốn giữ chân nhân tài, doanh nghiệp nên có chế độ đãi ngộ riêng cho họ. Bên cạnh đó các đợt xem xét tăng lương nên được triển khai định kỳ để tạo động lực cho nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có chế độ khen thưởng và công nhận thành tích của nhân viên kịp thời để khuyến khích họ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung.
4.4 Nâng cao trải nghiệm nhân viên
Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết tiềm năng và vươn tới những nấc thang sự nghiệp họ mong muốn. Một khi nhân viên cảm thấy phù hợp với môi trường hiện tại và hài lòng với trải nghiệm tại công ty, họ sẽ gắn bó lâu dài và ít khi có ý định rời đi.
Để cải thiện trải nghiệm cho nhân viên, doanh nghiệp có thể áp dụng các hệ thống quản lý và làm việc tiên tiến, tự động hóa các hoạt động trong văn phòng và tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, tích cực hơn.
- Lưu trữ hồ sơ nhân viên, lịch sử làm việc trên hệ thống online để có quyết định thăng chức, tăng lương, khen thưởng kịp thời nhằm giữ chân nhân tài.
- Số hóa các thủ tục chấm công, xác nhận lương, phê duyệt đơn từ, tạo cho nhân viên cảm giác thuận tiện, thoải mái.
- Cung cấp cho lãnh đạo, quản lý cái nhìn tổng thể để kịp thời nắm bắt tình hình nhân sự trong doanh nghiệp, điều chỉnh vấn đề hoạch định, phúc lợi để trọng dụng nhân tài.
Tất cả các tính năng trên đều có tại MISA AMIS HRM – nền tảng quản trị nguồn nhân lực toàn diện, ngăn chặn chảy máu chất xám. Phần mềm được phát triển với các module thành phần có tính kết nối cao, tối ưu các nghiệp vụ từ thu hút nhân tài, đến tính lương, bổ nhiệm, xây dựng chính sách đãi ngộ, quy hoạch và lên chiến lược nhân sự.
5. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm chảy máu chất xám là gì, nguyên nhân dẫn tới chảy máu chất xám trong doanh nghiệp và hệ quả tới doanh nghiệp. Vấn đề đã và đang gây ra lãng phí nhiều về nhân lực, thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần có những chính sách và chế độ đãi ngộ tốt hơn nhằm giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.