Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Đường cong kinh nghiệm: Biểu hiện và lợi ích trong chiến lược...

Đường cong kinh nghiệm là lập luận rằng một doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất một sản phẩm thì càng có thể cắt giảm nhiều chi phí. Vậy đường cong kinh nghiệm là gì? Các doanh nghiệp hiện đại có thể ứng dụng lý thuyết này trong tư duy chiến lược như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được MISA AMIS giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

đường cong kinh nghiệm là gì
Đường cong kinh nghiệm là gì?

I. Đường cong kinh nghiệm – Khái niệm và ví dụ

1. Đường cong kinh nghiệm là gì? 

Đường cong kinh nghiệm là khái niệm chỉ mối quan hệ nhất quán giữa số lượng sản xuất tích lũy của một công ty và chi phí sản xuất. Một công ty càng có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất một sản phẩm cụ thể thì chi phí sản xuất của nó càng thấp.

Khi tổng năng lực sản xuất (từ đơn vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng) tăng gấp đôi, chi phí giá trị gia tăng sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi. Chi phí giá trị gia tăng bao gồm chi phí sản xuất, tiếp thị, phân phối và quản lý.

Đường cong kinh nghiệm lần đầu tiên được giới thiệu bởi công ty tư vấn chiến lược Boston Consulting Group (BCG) vào những năm 1960. BCG đã tổ chức một nhóm nghiên cứu tiến hành và nhận thấy khi nhà sản xuất tăng gấp đôi khối lượng sản xuất, tổng chi phí sản xuất giảm 25%.

khái niệm đường cong kinh nghiệm
Khái niệm đường cong kinh nghiệm

BCG thực hiện thêm một số nghiên cứu bổ sung vào đầu những năm 1970 cho thấy độ chính xác của hiệu ứng đường cong kinh nghiệm đối với các ngành khác nhau giao động từ 10% đến 25%.

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP HOẠCH NĂM 2023 CHO DOANH NGHIỆP

2. Ví dụ điển hình về đường cong kinh nghiệm

Nếu một cá nhân cần có 10 phút để có thể hoàn thành một nhiệm vụ nhất định nào đó trong lần đầu tiên và chỉ cần có 8 phút thực hiện trong lần thứ hai, người đó có tỷ lệ kinh nghiệm ở mức 80%.

Nếu sản lượng luôn tăng gấp đôi một lần nữa từ hai lên bốn, sản phẩm thứ tư sẽ được kỳ vọng chỉ sản xuất trong 8 x (0.8) = 6,4 phút…

Thời gian cần để có thể sản xuất một đơn vị sản xuất cần tuân theo một công thức sau đây:

công thức áp dụng hiệu ứng đường cong

 

Trong đó:

  • Tn: là thời gian cần có cho một đơn vị sản phẩm thứ n
  • T1: thời gian cần có cho đơn vị sản phẩm đầu tiên
  • n: Số đơn vị cần được sản xuất ra
  • r: Logarit thập phân theo tỉ lệ kinh nghiệm/lg2.

Hãy xem xét một ví dụ dưới đây để làm rõ hơn về tác động của hiện tượng đường cong kinh nghiệm khi ước tính tổng thời gian sản xuất cùng các khoản chi phí:

Một dự án cần phải được lắp ráp 25 thiết bị điện tử vô cùng phức tạp. Kinh nghiệm đã cho thấy cần khoảng 70 giờ lao động trực tiếp dành cho mỗi thiết bị. Giả sử người lao động được trả với mức lương là 12 USD mỗi giờ và lợi nhuận chỉ bằng 28% tiền lương, chi phí lao động cho 25 đơn vị sẽ là:

(1,28) * (12USD/giờ) *(25 đơn vị) * (70 giờ/ đơn vị) = 26,880 USD

Tuy nhiên, ước tính này đã bỏ qua hiện tượng đường cong kinh nghiệm. Nghiên cứu trước đây đã từng xác định tỉ lệ kinh nghiệm dành cho những người lắp ráp trong nhà máy này ở mức khoảng 85% và khi đến một tỉ lệ ổn định đó là 70 giờ.

Chúng ta có thể dự đoán được thời gian cần thiết cho đơn vị đầu tiên bằng cách cho Tn = 70 giờ tại một đơn vị n = 20

Khi đó, chúng ta có:

  • r = (logarit 0,85)/(logarit2) = – 0,1226/0,693 = -0,235 và 
  • 70 = T1 20
  • T1 = 141,3 giờ.

Bây giờ, hãy sử dụng một bảng tính để biểu diễn tổng số nhân có thể tìm được tổng số nhân cho 20 đơn vị với một tỉ lệ kinh nghiệm 85% là 12,40. Lúc này, tổng thời gian cần thực hiện lắp ráp 20 đơn vị là: (12,40) x (141,3 giờ) = 1.752,12 giờ.

Năm đơn vị cuối cùng được sản xuất ra thời gian tương đối ổn định sẽ là 70 giờ trên mỗi đơn vị. Tổng thời gian để lắp ráp sẽ là: 1.752,12 + 5 x 70 giờ = 2.102,12 giờ.

Đến đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính lại chi phí lao động trực tiếp: 2.102,12 x (12USD) x (1,28) = 32.288,56 USD 

Như vậy, nếu bỏ qua ảnh hưởng của đường cong kinh nghiệm, dự đoán thấp hơn chi phí thực một khoản là 32.288,56 USD – 26.880 USD = 5.408,56 USD hay khoảng 17%. (Giáo trình Kiểm soát, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

II. Lợi ích của đường cong kinh nghiệm đối với doanh nghiệp

Một công ty được hưởng lợi từ những tác động liên quan đến đường cong kinh nghiệm sẽ sở hữu những lợi thế nhất định so với đối thủ cạnh tranh.

Khi doanh nghiệp trên đà phát triển đồng thời giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp đó chắc chắn có thể giành được thị phần lớn hơn. Điều này nghĩa là doanh nghiệp kiểm soát được một phần lớn hơn của thị trường, tăng tiềm năng lợi nhuận thu vào.

lợi ích của hiệu ứng đường cong
Lợi ích của đường cong kinh nghiệm

Do chi phí sản xuất được cắt giảm, doanh nghiệp dễ dàng phát triển mạnh các chiến lược định giá thâm nhập như đặt giá thấp để thu hút thêm khách hàng mới. Các chiến lược khác được bổ sung để tăng thêm nhiều thị phần bao gồm tăng cường đầu tư vào quá trình tiếp thị, năng lực sản xuất.

Tuy nhiên, đường cong kinh nghiệm sẽ kết thúc một cách đột ngột khi các đối thủ cạnh tranh phát hiện ra chiến lược và tái tạo các khoản giảm chi phí mà không cần phải đầu tư vốn lớn để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đường cong kinh nghiệm cũng thường kết thúc trong trường hợp ứng dụng công nghệ mới ra đời. Doanh nghiệp không thể tính toán theo công thức cũ mà cần tạo ra thêm một đường cong mới.

>> Đọc thêm: Chiến lược là gì? Các bước để có một chiến lược hiệu quả

III. Hạn chế của đường cong kinh nghiệm

Bên cạnh những giá trị thiết thực, đường cong kinh nghiệm vẫn tồn tại những điểm hạn chế mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Lập luận này không tính đến các yếu tố bên ngoài như môi trường cạnh tranh, nhu cầu thay đổi của khách hàng và điều kiện môi trường kinh tế
  • Biểu đồ đường cong bỏ qua mọi thay đổi hoặc cải tiến nội bộ xuất hiện trong quá trình doanh nghiệp triển khai các quy trình và công nghệ mới
  • Đường cong kinh nghiệm bỏ qua tác động của các khoản đầu tư phi tài chính, chẳng hạn như đào tạo và phát triển, có thể giúp một công ty tăng hiệu quả
  • Lập luận này không tính đến chi phí thất bại, chi phí xử lý rủi ro
  • Đường cong kinh nghiệm không phải lúc nào cũng tính đến tác động dài hạn của những thay đổi do chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn

IV. Đường cong kinh nghiệm thể hiện trong tư duy chiến lược như thế nào? 

Mặc dù dễ hình dung trong môi trường sản xuất, nhưng các nguyên tắc tương tự vẫn được áp dụng cho các công ty cung cấp dịch vụ quy mô lớn. Thách thức duy nhất là xác định một “đơn vị” duy nhất của dịch vụ được cung cấp để đo lường chi phí chuẩn xác.

Đường cong kinh nghiệm nhìn vào bức tranh rộng như tiếp thị, phân phối, sản xuất… Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của đường cong kinh nghiệm là giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Bởi lẽ, hiệu ứng này cho phép tổ chức loại bỏ những đối thủ không có khả năng nhìn vào bức tranh toàn cảnh về chi phí mà chỉ tập trung vào việc tiết kiệm chi phí lao động.

tư duy chiến lược với đường cong kinh nghiệm
Xây dựng tư duy chiến lược với đường cong kinh nghiệm

Hiệu ứng này góp phần phân bổ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp bằng cách bằng cách xem xét các yếu tố góp phần giảm chi phí:

  • Lao động hiệu quả hơn: Nhân viên trở nên chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu hơn. Họ cũng trở nên tự tin hơn và mắc ít lỗi hơn trong quá trình làm việc
  • Tiêu chuẩn hóa và cải tiến phương pháp sản xuất, kinh doanh: Khi nhân viên tập trung vào một nhóm nhiệm vụ nhất định, họ sẽ trở nên hiệu quả hơn và tìm ra các phương pháp để cải thiện những gì họ làm
  • Cải tiến theo hướng công nghệ: Các công nghệ mới sẽ được ứng dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển, tối ưu vận hành của doanh nghiệp
  • Thiết kế lại sản phẩm: Nhờ việc tích lũy kinh nghiệm tiêu dùng, cả nhà cung cấp và khách hàng đều có thêm hiểu biết về đặc điểm cần cải thiện của sản phẩm. Đây là kết quả thu được từ việc thâm nhập thị trường lớn hơn

>>  Bản đồ chiến lược – Cách phát triển tư duy chiến lược doanh nghiệp cần biết

V. Trải nghiệm giá theo đường cong

Định giá sản phẩm theo đường cong đề cập đến các chiến lược sử dụng đường cong kinh nghiệm nhằm tạo ra lợi thế riêng. Cụ thể, doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới với mức định giá theo đường cong kinh nghiệm – mức giá thấp hơn trung bình với niềm tin rằng chi phí sản xuất sẽ giảm và lợi nhuận tăng theo thời gian.

Lợi ích khi định giá theo đường cong kinh nghiệm:

  • Các đối thủ cạnh tranh sẽ bị loại khỏi thị trường nếu không thể khớp giá
  • Công ty có nhiều kinh nghiệm hơn dễ dàng hấp thụ “thị phần” mà các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau
  • Khách hàng mới sẽ bị thu hút vào thị trường do giá thấp hơn, làm tăng lợi nhuận của công ty có nhiều kinh nghiệm hơn
  • Định giá theo đường cong kinh nghiệm được dùng để đối phó với đối thủ mới tham gia thị trường. Khi Công ty A thấy Công ty B tung ra thị trường một sản phẩm, vì công ty A có nhiều kinh nghiệm hơn nên có chi phí thấp hơn và có thể lựa chọn giảm giá để bảo vệ thị phần

Hãy xem một tình huống cụ thể trong “cuộc chiến” giữa Apple và Android. Chiếc iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007 và Android cũng phát hành mẫu đầu tiên một năm sau đó. Thời gian đầu, người ta sẽ nghĩ rằng Apple phải là người dẫn đầu trong lĩnh vực này. Thế nhưng, vào năm 2020, Android chiếm 85% các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới và iPhone chỉ chiếm 15%.

Mặc dù có một đối thủ khác trong cuộc chơi, Apple vẫn chọn giữ giá iPhone. Trong khi đó, Android đã chọn chơi trò chơi giá cả  theo đường cong kinh nghiệm. Họ hạ giá từ từ từng bước đến khi giá một chiếc Android chỉ bằng 1/3 giá của một chiếc iPhone.

Ví dụ này là bằng chứng rõ ràng rằng việc trau dồi khả năng và giảm chi phí sản xuất có thể đem lại hiệu quả ấn tượng bất kể doanh nghiệp đang cung cấp loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào.

Khám phá sức mạnh quản trị tối ưu của phần mềm MISA AMIS Công việc

Phần mềm AMIS Công việc là ứng dụng hỗ trợ nhà quản lý giao nhiệm vụ, giám sát tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên dựa trên số liệu nhanh chóng nhất. Nhà quản lý sẽ nắm bắt được toàn bộ bức tranh tổng quát của các dự án, công việc để đưa ra quyết định chính xác và dẫn dắt đội ngũ hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra.

CTA MGM 01

IV. Kết luận

Đường cong kinh nghiệm là khái niệm mà các doanh nghiệp, nhà quản lý hoặc các chuyên gia tư vấn tìm hiểu trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Hiệu ứng thú vị này có thể mang lại lợi thế, tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp đạt được thành công lớn.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]