Quản lý - điều hành Chiến lược quản trị Chiến lược khác biệt hóa: Vũ khí chiến lược cho doanh nghiệp

Trong vô số những thương hiệu trên thị trường, làm sao để doanh nghiệp của bạn trở thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng? Chiến lược khác biệt hóa có thể giải quyết được bài toán này. 

[Tải ngay] Trọn bộ tài liệu Vận hành tối ưu cho doanh nghiệp

1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) là một trong 4 loại chiến lược cạnh tranh bên cạnh Chiến lược tổng chi phí thấp, Chiến lược tập trung và Chiến lược kẹt do Giáo sư Michael Porter xây dựng. Chiến lược khác biệt hóa được đề cập đến trong cuốn sách Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors –  tác phẩm kinh điển về chiến lược cạnh tranh.

Michael Porter

Chiến lược khác biệt hóa là một phương pháp xây dựng thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Việc tạo ra một chiến lược khác biệt hóa nhằm mục đích định vị một chỗ đứng riêng trong tâm trí khách hàng, thu hút và giữ chân khách hàng, bằng cách cung cấp cho họ những giá trị và trải nghiệm khác biệt. 

Khi thực hiện, cần lựa chọn điểm khác biệt có ý nghĩa, có sức cạnh tranh, có khả năng thu hút để tạo ra sự khác biệt với đối thủ; có tính khả thi thực hiện với doanh nghiệp và mang đến lợi ích vượt trội của khách hàng

2. Chiến lược khác biệt và bản sắc thương hiệu

Mối quan hệ giữa chiến lược khác biệt, định vị thương hiệu và bản sắc thương hiệu

Chiến lược khác biệt hóa là một phần nằm trong chiến lược định vị xây dựng chỗ đứng thương hiệu khác biệt trong tâm trí khách hàng mục tiêu trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh nhất định. Để có một định vị vững chắc, các doanh nghiệp và thương hiệu cần chiến lược khác biệt.

Chiến lược này giúp thương hiệu có những đặc điểm khác biệt và những lợi ích vượt trội hơn so với những sản phẩm trên thị trường. Từ đó, tạo nên được “Bản sắc thương hiệu”.

brand

Bản sắc của một thương hiệu là những đặc điểm tinh thần nền tảng, bản chất nhất để xác định và tạo nên một thương hiệu riêng biệt.

Lựa chọn bản sắc thương hiệu là tạo ra sợi dây kết nối tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa, giá trị của tổ chức được thể hiện trong thương hiệu, với những khát vọng mà khách hàng theo đuổi, những giá trị sâu sắc mà khách hàng coi trọng.

Nối tiếp với quyết định định vị thương hiệu, việc lựa chọn bản sắc sẽ đưa thương hiệu trở thành thực thể có cá tính và sức sống trong mối quan hệ với khách hàng, như con người với con người.

Bản sắc thương hiệu còn thể hiện qua nội bộ doanh nghiệp, chính vì vậy cần được nuôi dưỡng và thống nhất từ bên trong. Không dễ dàng để có thể làm được điều này, nhất là với các doanh nghiệp lớn, khả năng truyền tải thông tin không cao khi phải qua nhiều cấp bậc. 

Để có thể truyền thông trong doanh nghiệp nhanh chóng và chính xác, các doanh nghiệp có thể tìm đến sự giúp đỡ của các phần mềm, ứng dụng bên ngoài. Nổi bật có MISA AMIS Mạng xã hội, giúp giao tiếp, truyền thông chủ trương, chính sách kịp thời, nhất quán. 

.

3. Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp

3.1. Nâng cao giá trị thương hiệu 

Như đã được đề cập, chiến lược khác biệt, định vị thương hiệu và bản sắc thương hiệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi tạo dựng được một chiến lược khác biệt hóa thành công, sẽ dễ dàng tạo được định vị và bản sắc thương hiệu. Từ đó có được uy tín, niềm tin từ khách hàng. 

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

3.2. Tạo lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, sự khác biệt mang lại đặc điểm khác biệt và lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì?

3.3. Tăng cường lòng trung thành của khách hàng

Những thương hiệu mang đến trải nghiệm độc đáo và đáp ứng nhu cầu riêng biệt có thể tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng.

Khi có được một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí, khách hàng có thể dễ dàng bỏ qua những yếu tố như giá bán để mua/ sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Từ đó, các doanh nghiệp có khả năng định giá sản phẩm cao hơn những sản phẩm trên thị trường. 

4. Cách thức áp dụng chiến lược khác biệt hóa

Doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời các chiến lược phổ quát, dẫn đến hai cách ứng dụng chiến lược khác biệt hóa như sau:

4.1. Chiến lược khác biệt hóa rộng

Chiến lược khác biệt hóa rộng này tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút nhiều khách hàng trong thị trường rộng lớn.

Có thể thấy ví dụ nổi tiếng là Apple nổi tiếng với thiết kế sản phẩm độc đáo, hệ sinh thái sản phẩm khép kín và trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

4.2. Chiến lược khác biệt hoá hẹp 

Chiến lược khác biệt hóa hẹp lại tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của một thị trường nhỏ.

Các ví dụ nổi bật có thể kể đến Rolls-Royce – chuyên sản xuất xe ô tô siêu sang phục vụ cho giới thượng lưu, hay Patagonia – cung cấp trang phục và dụng cụ leo núi cao cấp cho những người đam mê du lịch mạo hiểm.

Doanh nghiệp cần phân tích thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh và xác định nhu cầu của khách hàng để lựa chọn chiến lược phù hợp. Quy mô doanh nghiệp, nguồn lực tài chính và khả năng đổi mới cũng là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc

5. Khác biệt hóa theo 4P

4P bao gồm Production, Price, Place, Promote

4P

5.1. Sản phẩm

Tạo ra sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng.

5.2. Giá cả

Doanh nghiệp có thể định giá dịch vụ/ sản phẩm thấp hơn hoặc cao hơn các sản phẩm trên thị trường, nhằm tạo sự khác biệt. 

5.3. Phân phối

Phân phối sản phẩm qua các kênh riêng biệt phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

5.4. Xúc tiến thương mại

Xây dựng cách thức xúc tiến thương mại khác biệt, mạnh mẽ, đôi khi hơi “dị”, khác người. Có thể kể đến như trường hợp của Điện máy xanh với các chiến dịch xúc tiến gây ám ảnh cho khách hàng. 


6. Case study thành công – Apple

Apple là một ví dụ điển hình cho chiến lược khác biệt hóa toàn cầu thành công. Được thành lập vào năm 1976, Apple đã tạo dựng vị thế vững chắc trong ngành công nghệ với các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, thu hút lượng lớn khách hàng trung thành trên toàn cầu.

Chiến lược khác biệt hóa toàn cầu của Apple được thể hiện qua:

  1. Thiết kế sản phẩm:

  • Tối giản, thanh lịch và mang tính biểu tượng: Nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
  • Ưu tiên tính thẩm mỹ và trải nghiệm sản phẩm tiện lợi: Mang đến giá trị sử dụng cao cho khách hàng.
  • Hình ảnh sang trọng, đơn giản: Thuyết phục khách hàng chi trả mức giá cao.

Sản phẩm Apple

  1. Hệ điều hành:

  • Hệ điều hành độc quyền: Tập trung vào trải nghiệm người dùng Apple.
  • Khả năng tùy chỉnh cao: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Hệ sinh thái khép kín: Tăng cường sự gắn kết giữa các sản phẩm Apple.
  1. Chiến lược định giá:

  • Mức giá cao: Tạo dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp, đẳng cấp.
  • Chất lượng sản phẩm tương xứng với giá thành: Duy trì niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.
  • Tỷ suất lợi nhuận cao: Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới.

Ngoài ra, Apple còn chú trọng vào:

  • Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm.
  • Marketing: Tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Cộng đồng: Xây dựng cộng đồng người dùng Apple gắn kết, chia sẻ.

Chiến lược khác biệt hóa toàn cầu đã góp phần tạo nên thành công vang dội cho Apple. Apple đã khẳng định vị thế thương hiệu cao cấp, đẳng cấp, đồng thời tạo dựng được lượng khách hàng trung thành đông đảo trên toàn cầu.

Kết luận

Chiến lược hóa khác biệt là một công cụ marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh, thu hút và giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng chiến lược này cũng đi kèm với những rủi ro và thách thức. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và có kế hoạch triển khai phù hợp để đảm bảo thành công.

MISA AMIS Văn phòng số – Giải pháp vận hành tối ưu cho mọi doanh nghiệp với các phần mềm tiện ích. Mời doanh nghiệp tham khảo tại đây: 

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS Văn phòng số, trong đó có Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương, Đại học Công nghệ Đồng Nai, Công ty Cổ phần Công nghệ Novatek, Cao đẳng Dầu khí,.. và nhiều khách hàng khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS Văn phòng số tại đây:


 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 4.4]