6 Cấp độ chuyển đổi số trong hoạt động quản trị nhân sự dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

20/04/2023
637

Chuyển đổi số không còn chỉ là xu hướng mà đã và đang thành hiện thực. Trong đó, doanh nghiệp là lực lượng tiên phong dẫn đầu xu thế bởi doanh nghiệp tự quyết định mức độ chuyển đổi số của mình nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh và ưu thế phát triển của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp vừa và lớn thì chuyển đổi số còn là đòn bẩy cho toàn hệ thống, gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng biến với mọi hoàn cảnh. 

1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tất yếu

Chuyển đổi số không còn là câu chuyện của doanh nghiệp mà là định hướng của quốc gia. Chuyển đối số quốc gia bao gồm 3 thành phần chính: 

(1) Chuyển đối số trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển Chính phủ số giúp hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. 

(2) Chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới cho các tổ chức kinh tế.

(3) Chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số, giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, giảm thủ tục hành chính, quan liêu, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tất yếu
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tất yếu

Chuyển đổi số là tất yếu không chỉ là cấp quốc gia, từng người dân mà thành phần quan trọng là các doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế phát triển. Chuyển đổi số mở ra cơ hội vô cùng lớn cho doanh nghiệp và cũng đem đến nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. 

Các ngành, lĩnh vực được tối ưu hóa, số hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân. Thị trường luôn thay đổi, hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi với nhu cầu mới, trải nghiệm mới. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu chậm hoặc không thành công trong việc chuyển đổi số.

2. Chuyển đổi số của doanh nghiệp với 6 trụ cột – 6 cấp độ

Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) gồm: 

(1) Trải nghiệm số cho khách hàng;

(2) Chiến lược;

(3) Hạ tầng và công nghệ số;

(4) Vận hành;

(5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp;

(6) Dữ liệu và tài sản thông tin.

6 trụ cột trong chuyển đổi số của doanh nghiệp
6 trụ cột trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

Mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay cũng được chia làm 6 mức độ cụ thể bao gồm: 

Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;

Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;

Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng và bắt đầu có các hoạt động của chuyển đổi số theo các trụ cột, bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;

Mức 3 – Hình thành: Việc chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. 

Mức 4 – Nâng cao: Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. 

Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số.

6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp
6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

3. Chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

Chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự (Human Resources Management – HRM), xét theo 6 trụ cột của chuyển đổi số, câu chuyện tưởng như là không thể:

  • Trải nghiệm số cho khách hàng

Khách hàng của HRM là người lao động trong nội bộ công ty, dường như chưa được chú trọng với tính chất trải nghiệm mà thường là hỗ trợ để nhân viên có điều kiện làm việc tốt nhất. Hơn nữa, nhóm khách hàng tiềm năng là ứng viên trên thị trường, làm thế nào để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho họ và hướng đến lựa chọn công ty là nơi công hiến.

  • Chiến lược chuyển đổi số

Hầu hết các công ty đều đặt ưu tiên hàng đầu cho việc chuyển đổi số đối với các bộ phận liên quan đến sản phẩm, marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng nhằm giữ vị thế cạnh tranh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc đầu tư cho chuyển đổi số đối với hoạt động quản trị nhân sự dường như là thứ yếu.

  • Hạ tầng và công nghệ số

Do chiến lược chuyển đổi số như trên nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ số cho hoạt động quản trị nhân sự thường hạn chế, ít ưu tiên hơn các mảng hoạt động liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh.

  • Vận hành

Chuyển đổi số trong hoạt động quản trị nhân sự thường được thúc đẩy và vận hành do bộ phận quản trị nhân sự tự thân là chính. Do đó đòi hỏi sự quyết tâm và có chiến lược thông minh tùy thuộc vào từng điều kiện sẵn có và yêu cầu phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó bộ phận nhân sự có thể tìm hiểu các giải pháp nhân sự do các công ty chuyên cung cấp các nền tảng quản lý nhân sự để có những đề xuất phù hợp.

Cấu trúc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cấu trúc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Mọi hoạt động chuyển đổi số đều cần có nguồn lực từ con người có động lực đổi mới, đưa quy trình, ý tưởng, dữ liệu cần phân tích, đặt ra các yêu cầu, mục tiêu để máy tính và công nghệ đưa ra kết quả như mong muốn và những dự báo trong tương lai. Chính vì ý nghĩa này mà chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp cần đi tiên phong để mỗi con người trong tổ chức từ chỗ cảm nhận được xu hướng dẫn đến hành động và quyết tâm cao nhất cho công cuộc chuyển đổi số. 

  • Dữ liệu và tài sản thông tin

Thông tin nhân sự là một trong số những thông tin quan trọng cần được bảo mật cao xem như tài sản thông tin của doanh nghiệp cần được bảo quản và khai thác cho công tác quản trị nhân sự để thiết kế và điều chỉnh các chính sách nhân sự phù hợp với con người của tổ chức.

Tìm hiểu ngay Những doanh nghiệp chuyển đổi số "phòng nhân sự" thành côngMISA AMIS HRM đồng hành cùng Ivymoda trên con đường chuyển đổi số phòng Nhân sự

4. Giải pháp cho chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự 

Ngày 15/7/2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với công ty Cổ phần MISA tổ chức hội thảo “Giới thiệu bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (DBI) – Ứng dụng giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao điểm chỉ số DBI ”. 

Tại hội nghị này ghi nhận, phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn thiếu nguồn lực về tài chính, công nghệ, đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số, con người trong tổ chức cũng chưa ý thức được sự cấp thiết của việc chuyển đổi số để dám thay đổi mạnh mẽ.

Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi muốn thực hiện chuyển đổi số, không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể đánh giá được mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

4.1 Giải pháp chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

Doanh nghiệp đầu tư theo giải pháp toàn diện 

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM giúp tinh gọn quy trình và giải quyết nhanh chóng mọi bài toán nhân sự, bao gồm các phân hệ sau: Tuyển dụng, Thông tin nhân sự, Lương, Chấm công, Đánh giá nhân sự,…

Chuyển đối số cùng Bộ giải pháp nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM
Chuyển đối số cùng Bộ giải pháp nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM

Dùng ngay miễn phí

Có thể nói, phần mềm MISA AMIS HRM có rất nhiều tính năng hiện đại giúp gia tăng trải nhiệm nhân viên nhờ loại bỏ nhiều quy trình, thủ tục rườm rà, phức tạp. Nhân viên có thể yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài hơn với tổ chức bởi không gian, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại hơn.

Doanh nghiệp đầu tư theo giải pháp từng phần 

  • Với góc độ sử dụng: Bộ phận nhân sự có thể chọn các phân hệ ưu tiên chuyển đổi số (Ví dụ: (1) Phân hệ tuyển dụng: nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng tiềm năng, thu hút nhân tài (2) Phân hệ thông tin nhân sự: nhằm nâng cao hiệu quả phân tích nguồn nhân lực để có những chính sách phát triển phù hợp…). MISA AMIS HRM đã tiên phong trong trải nghiệm người dùng, các phân hệ đều có thể tích hợp với điện thoại thông minh để có thể kết nối nhân viên mọi lúc mọi nơi.
  • Với góc độ đầu tư: Trong trường hợp ngân sách cho phép thì doanh nghiệp có thể lựa chọn mua bản quyền cài đặt trên máy chủ của công ty; trường hợp khả thi hơn là tính phí theo số người dùng.
Giải pháp chuyển đổi số trong quản trị nhân sự
Giải pháp chuyển đổi số trong quản trị nhân sự

Tham khảo và dùng thử phần mềm MISA AMIS HRM qua hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tư vấn ngay TẠI ĐÂY.

4.2 Về đánh giá cấp độ chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

DBI được thực hiện theo Quyết định 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp xác định được đang ở giai đoạn nào và các khâu mạnh yếu của mình theo từng trụ cột của chuyển đổi số.

Doanh nghiệp có thể tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình tại Cổng thông tin DBI, Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá của tư vấn độc lập hoặc của Sở Thông tin – Truyền thông. 

Đánh giá cấp độ chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự
Đánh giá cấp độ chuyển đổi số trong công tác quản trị nhân sự

Tùy theo đánh giá mức độ chuyển đổi số , doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng  nhận mức độ chuyển đổi số. Chứng nhận này được sử dụng để quảng bá thương hiệu, đăng ký tham gia các Chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. 

Hoạt động quản trị nhân sự là một trong những mắt xích quan trọng trong công tác chuyển đổi số của doanh nghiệp:

(1) Chuyển đổi số trong công tác nhân sự là nhiệm vụ cần thực hiện trong chương trình chuyển đổi số toàn doanh nghiệp tương tự như các phòng ban khác, mức độ chuyển đổi số trong quản trị nhân sự sẽ tùy thuộc vào năng lực của bộ phận nhân sự và mục tiêu của tổ chức.

(2) Bộ phận nhân sự cần đảm bảo chỉ số nguồn nhân lực là một trong hai thành phần quan trọng của trụ cột vận hành, bao gồm 7 tiêu chí: 

  • Cơ cấu tổ chức nhân sự; 
  • Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT, lập trình hoặc STEM; 
  • Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh;
  • Kỹ năng nhân viên;
  • Đào tạo trực tuyến; 
  • Xây dựng kho tri thức và chuyên môn.

(3) Bộ phận nhân sự cần phối hợp với bộ phận Công nghệ thông tin và các phòng ban để xây dựng trụ cột chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp (tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh cho công việc; tỷ lệ nhân viên sử dụng internet cho công việc; sử dụng email tên miền doanh nghiệp; tỷ lệ nhân viên sử dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office; doanh nghiệp sử dụng các giải pháp họp trực tuyến…).

Kết luận

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là cơ hội đẩy mạnh hiệu suất lao động, gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp nói chung và từng phòng ban nói riêng có thể tham khảo các giải pháp công nghệ đã được thiết lập và sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu doanh nghiệp. 

Việc tham khảo này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn, biết được thứ tự ưu tiên cho đầu tư chuyển đổi số và đánh giá được mức độ chuyển đổi số trước khi quyết định đầu tư cho số hóa.

Các giải pháp toàn diện của MISA đã được trải nghiệm với nhiều doanh nghiệp và giao diện thân thiện với người dùng “end-user”, cùng với đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và giải pháp, chúng tôi tự hào luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, vì lợi ích của doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4.7]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả