Những điều cần biết về giá CIF trong giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hoá

10/03/2023
2624

CIF, FOB là các điều khoản giao hàng phổ biến trong giao dịch xuất nhập khẩu, thường được khuyến cáo sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa. Vậy giá CIF là gì, cách xác định giá CIF như thế nào và đặc điểm khác biệt giữa giá CIF và giá FOB ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Giá CIF là gì?

CIF (viết tắt của cụm từ Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, Phí bảo hiểm và Cước phí) là một thuật ngữ trong Luật thương mại quốc tế (International commercial law) quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí, rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms. 

Trong đó, Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commercial Terms (hiểu là các điều khoản thương mại quốc tế), là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế quy định giá cả, trách nhiệm của các bên trong một hoạt động thương mại quốc tế. Bộ quy tắc này do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – viết tắt là ICC) công bố, được công nhận và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cần lưu ý, các quy tắc Incoterms là không bắt buộc áp dụng, cần hiểu đây chỉ là các quy ước chung được các bên vận dụng trong hợp đồng. 

Bên cạnh đó, Incoterms chỉ được áp dụng đối với các vấn đề liên quan tới nghĩa vụ, chi phí, rủi ro của hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình. 

Incoterm có nhiều phiên bản cùng tồn tại. Phiên bản mới nhất là Incoterms 2020 đề cập tới 11 điều kiện giao hàng. Bài viết giải thích điều khoản CIF ở phiên bản mới nhất này. 

Giá CIF là mức giá tại cửa khẩu của bên nhập khẩu hàng hóa, tức là đã bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu của bên nhập hàng. 

Hình 1: Các điều khoản thương mại quốc tế theo Incoterms 2020

Đối với hợp đồng giao hàng theo điều khoản này, người bán có trách nhiệm giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng; mua bảo hiểm cho hàng hóa và thuê phương tiện để vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng. Các chi phí giao hàng, mua bảo hiểm, vận chuyển tới hết cảng dỡ hàng đều do người bán chi trả. 

Lưu ý, giá CIF và tên cảng đích (cảng dỡ hàng) được ghi kèm với nhau trên các hóa đơn chứng từ (Ví dụ CIF Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng) để thể hiện rõ địa điểm mà mọi nghĩa vụ của bên bán được hoàn thành, các chi phí bên bán có trách nghiệm phải chi trả tới cảng dỡ hàng, đây cũng là nơi rủi ro liên quan tới quyền sở hữu, kiểm soát hàng hóa được bên bán chuyển giao cho bên mua. 

>> Xem thêm: Tổng hợp quy định và cách hạch toán kế toán xuất nhập khẩu mà bạn cần biết

2. Hướng dẫn tính giá CIF

CIF = C + F + I
Hoặc CIF = (C+F) / (1-R) 

Trong đó:

C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB): là giá tại cửa khẩu bên nước sở tại của người bán, gồm giá trị hàng hóa cộng các chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng gửi hàng, xếp hàng hóa lên tàu vận chuyển, chi phí làm thủ tục xuất khẩu, thuế và các chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.

  • F: giá cước vận chuyển
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)
  • I: Phí bảo hiểm đường biển, I = CIF x R

3. Ví dụ minh họa

Công ty A nhập khẩu thực phẩm chức năng với số lượng 10.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 20.000USD/lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 22USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ về cảng Hải Phòng. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A (tỷ lệ phí bảo hiểm là 18%). Tính giá CIF của lô hàng?

Lời giải:

Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng là 

FOB = 10.000 x 20.000 USD = 200.000.000 USD

Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 

10.000 x 22 USD = 220.000 USD

Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: R = 18 %

Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = (C + F)/(1 – R) 

       = (200.000.000 + 220.000) / (1 – 0.18) = 244.170.732 USD

>> Tìm hiểu thêm: Cách hạch toán hàng nhập khẩu và các vấn đề kế toán cần lưu ý

4. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa CIF và FOB

Điểm giống nhau:

  • Đều là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2020 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa;
  • Là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay;
  • Trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc về người bán. Còn thủ tục nhập khẩu để lấy hàng thuộc về người mua.

Điểm khác nhau:

STT Điều kiện Đặc điểm
1 Bảo hiểm Khi xuất hàng theo điều kiện FOB người bán không phải mua bảo hiểm.

Khi xuất hàng theo điều kiện CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.

2 Trách nhiệm vận tải thuê tàu Đối với điều kiện FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm thuê tàu. 

Đối với điều kiện CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.

3 Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với điều kiện CIF, người bán phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

Phân biệt giá CIF và giá FOB

Công thức xác định giá CIF trình bày ở mục 2 cho thấy, giá CIF luôn cao hơn giá FOB, phần chênh lệch cao hơn là cước vận tải biển và phí bảo hiểm đường biển phát sinh trong công đoạn vận chuyển tới cảng dỡ hàng bên mua sang cảng nhận hàng của bên bán. 

5. Giá CIF đã bao gồm thuế nhập khẩu chưa?

Đối với hợp đồng theo điều khoản giao hàng CIF, do mọi chi phí, rủi ro người bán phải chịu/chi trả chỉ tới cảng dỡ hàng. Thủ tục nhập khẩu do bên mua thực hiện, nên mọi khoản thuế, phí nhập khẩu chưa bao gồm trong giá CIF. 

Chi tiết về các lưu ý khi ghi nhận doanh thu liên quan tới giao dịch bán hàng xuất khẩu, mời bạn đọc tìm đọc chi tiết tại đây

Bài viết đã trình bày tới bạn đọc nội dung chi tiết về giá CIF. Mời bạn đọc tiếp tục đón đọc những bài viết kế toán, thuế, tài chính chất lượng tiếp theo tại AMIS AMIS. 

Đối với doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc tính giá vốn, quản lý xuất nhập khẩu theo từng hợp đồng, hạch toán đa ngoại tệ… cực kì quan trọng. Để tăng tính chính xác, nhanh chóng, các doanh nghiệp không nên trông chờ quá nhiều vào cách làm việc thủ công của kế toán. Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS –  có nhiều tính năng ưu việt dành riêng cho DN xuất nhập khẩu với các tính năng:

  • Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng
  • Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng
  • Hạch toán đa ngoại tệ
  • Cập nhật tức thời tỷ giá giao dịch thực tế theo đúng tỷ giá công bố của ngân hàng, giúp kế toán tiết kiệm thời gian tra cứu và quy đổi
  • Quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, tình hình thực hiện của từng hợp đồng
  • Theo dõi các khoản chi hộ
  • Quản lý công nợ khách hàng theo từng hợp đồng

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích khác giúp giảm thiểu thời gian công việc kế toán, nâng cao hiệu suất công việc… Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả