Ứng dụng GAMIFICATION – Mô hình trò chơi trong quản trị nhân sự

11/08/2024
2719

Gamification hay game hóa là việc áp dụng các yếu tố, cơ chế của trò chơi vào các hoạt động không phải trò chơi, trong đó có quản trị nhân sự. Khi đưa các yếu tố như điểm số, phần thưởng, cấp độ, thử thách, bảng xếp hạng vào môi trường làm việc, chúng ta tạo ra động lực và sự hứng thú cho nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.

1. Gamification là gì?

Gamification – game hóa là việc bổ sung các yếu tố trò chơi vào các hoạt động không phải trò chơi. Nó cũng được hiểu là một tập hợp các hoạt động và quy trình để giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng hoặc áp dụng các đặc điểm của các yếu tố trò chơi.

Trò chơi và các yếu tố giống như trò chơi đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực từ Giáo dục, Giải trí và Tương tác trong hàng trăm năm qua. Một số yếu tố phổ biến trong các trò chơi như là: Điểm, Huy hiệu và Bảng xếp hạng nhằm trực quan về sự tiến bộ, hiển thị vị trí và độ cạnh tranh. 

Có 2 loại gamification cơ bản:

  • Đầu tiên là structural gamification ( trò chơi hóa cấu trúc ): các yếu tố trò chơi được thêm vào nội dung hiện có để giúp mọi người xem qua nội dung đó; các yếu tố có thể bao gồm huy hiệu, điểm, bảng xếp hạng và các yếu tố tương tự.
  • Loại thứ hai, Content gamification ( trò chơi hóa dựa trên nội dung), chuyển đổi nội dung thành thứ gì đó giống với trò chơi, mặc dù người dùng vẫn tiếp thu các kỹ năng, thông tin quan trọng và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo cách phi truyền thống.
Hai loại Gamification trong quản trị nguồn nhân lực cơ bản
Hai loại Gamification trong quản trị nguồn nhân lực cơ bản

2. Vì sao Gamification đang dần trở nên phổ biến?

Cùng điểm lại một chút về quá trình hình thành phát triển của gamificaiton

  • Từ những năm 1908, phong trào Hướng đạo sinh ra đời với huy hiệu được trao cho những em nhỏ hoàn thành nhiệm vụ, sức mạnh của các trò chơi khi gắn kết nhân viên được thể hiện rõ nét vào những năm sau đó. 
  • Và đến năm 2002, “gamification” đã ra đời và chính thức được sử dụng rộng rãi. Gamification đã phát triển bùng nổ và thay đổi thế giới từ năm 2010 đến nay.

Bất cứ thứ gì cũng có thể biến thành một hoạt động thú vị bằng cách biến nó thành một trò chơi. Đó là yếu tố cốt lõi để Gamification trở nên phổ biến.

Chúng ta có thể bắt gặp bóng dáng của gamification ở bất kỳ lĩnh vực nào như chính trị, giáo dục, y tế, ngân hàng, và trong các hoạt động của tổ chức.

Ví dụ như cuộc chạy đua vào nhà Trắng Mỹ; cuộc thi đua xếp loại doanh nghiệp; chấm điểm online giao dịch viên (ngân hàng), các dịch vụ trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng, các tourline cho nhân viên mới tuyển dụng, các trò chơi teamwork…

Gamification làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên, vừa nâng cao tinh thần đồng đội
Gamification làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên, vừa nâng cao tinh thần đồng đội

Khả năng ứng dụng cao và áp dụng rộng rãi ở nhiều hoạt động trong tổ chức: Marketing, sale, đào tạo, tuyển dụng, kết nối nhân viên, xây dựng văn hóa.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các yếu tố trò chơi bắt đầu xuất hiện trong nhiều ứng dụng và trang web khác nhau. Điều này có thể đã góp phần khiến các yếu tố trò chơi này trở thành một cách phổ biến để thêm trò chơi hóa.

3. Ứng dụng thực tiễn GAMIFICATION trong quản trị nguồn nhân lực

3.1 Ứng dụng thực tiễn GAMIFICATION trong tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng ngày nay đang phải tìm cách để cạnh tranh trong việc giành nhân tài về cho công ty khi mà thị trường việc làm ngày một eo hẹp. Gamification đã giúp họ rất nhiều trong việc này.

Họ nhận ra các trò chơi ảo, tích hợp điểm và nhập vai, có thể có ích trong việc thu hút và đánh giá ứng viên một cách hiệu quả, đặc biệt là những người thuộc thế hệ Z. 

Các chuyên gia tuyển dụng cho biết gamification có thể khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với cơ hội việc làm, tạo ra một hình ảnh sáng tạo về nhà tuyển dụng và đưa ra chính xác về hiệu suất công việc của ứng viên tương lai.

Gamification có thể khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với cơ hội việc làm
Gamification có thể khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với cơ hội việc làm

Thật vậy, một số tổ chức đang thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên tương lai cho các vị trí cụ thể bằng cách sử dụng các kịch bản dạng trò chơi.

Ví dụ các công ty trên thế giới như Google, Apple hay BKAV của Việt Nam thường phát triển và khắc phục các lỗ hổng bảo mật thông qua việc tiến hành các thử thách xử lý và viết code với các ứng cử viên hàng đầu của mình. Cách này giúp cho các các ứng viên lập trình tiếp cận những vấn đề kích thích tư duy liên quan đến công việc và cách giải quyết.

Công ty Vinfast, FPT, Toyota, Ajinomoto … áp dụng một số trò chơi tuyển dụng như trải nghiệm, đóng vai, tourline sẽ cung cấp cho ứng viên xem trước thực tế về các công việc.

Trước khi tham gia vào các vòng phỏng vấn, ứng viên sẽ được tham gia vào tourline của nhà máy. Họ được dẫn đi tham quan dây chuyền sản xuất, cách nhà máy vận hành, quan sát công việc và hướng dẫn chi tiết các yêu cầu của những nhân viên đang làm ở các vị trí họ đang ứng tuyển… 

Gamification lúc này trở nên rất có lợi cho cả công ty và ứng viên, giúp ứng viên có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về công việc, ứng viên tự lựa chọn xem đây có phải là công việc mà họ thực sự muốn làm hay không. Điều này rất quan trọng, nó giúp tiết kiệm chi phí trong tuyển dụng và giảm bớt rủi ro trong việc tuyển dụng sai. 

Một ví dụ khác về gamification đang được tích hợp vào quy trình giới thiệu người cho công ty trong tuyển dụng. Người giới thiệu sẽ được nhận huy hiệu, điểm hoặc phần thưởng khác được phân bổ cho các lượt giới thiệu thành công. Điểm hoặc huy hiệu tích lũy được trao từ ba đến sáu tháng sau khi người giới thiệu được tuyển dụng.

Điều này góp giúp cho nhân viên tham gia vào quá trình tuyển dụng một cách hào hứng, giúp đẩy nhanh quá trình tuyển người của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của PwC tại Việt Nam, 92% ứng viên cho biết họ có cái nhìn tích cực hơn về công ty sau khi được tham gia trải nghiệm tourline công việc. Gamification cũng đã góp phần làm tăng đáng kể số lượng người xin việc.

Các công cụ tuyển dụng và truyền thông cũng được thiết kế tương thích với nhu cầu của thế hệ trẻ về nhu cầu xã hội, nhu cầu kết nối mạng, tìm kiếm thông tin nhanh chóng và phát triển bản thân thông qua Internet.

3.2 Ứng dụng thực tiễn GAMIFICATION trong đào tạo nội bộ

Việc sử dụng gamification giúp việc học trở nên thú vị, nâng cao khả năng ghi nhớ thông tin và hiểu sâu hơn vấn đề đang được dạy. 

Mô hình Gamification giúp các hạng mục đào tạo khô khan trở nên bớt nhàm chán
Mô hình Gamification giúp các hạng mục đào tạo khô khan trở nên bớt nhàm chán

Tiến sĩ Yamazaki Kyoko, Nguyên giám đốc Nhân sự của Hermes Japan, chuyên gia về HR được chứng nhận bởi tổ chức JSHRM, đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu và ứng dụng Gamification vào trong lĩnh vực đào tạo nhân sự.

Ở Hermes, có những khóa đào tạo cấp quản lý về phát triển tư duy, kỹ năng lãnh đạo kéo dài 3 – 7 ngày, trong suốt thời gian này, các học viên chỉ “chơi”. Các trò chơi đã được nghiên cứu và đưa vào bài giảng một cách khéo léo để học viên tự “ngộ ra” các học thuyết, nâng cao tư duy, kỹ năng thực hành và tương tác của lãnh đạo.

Gamification đã được ứng dụng từ lâu trong đào tạo nhân sự nội bộ ở các nước phát triển và các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, kỹ thuật này cũng đang dần trở nên phổ biến rộng rãi.

Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Honda, Canon, Vingroup…sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật gamification trong các hoạt động học đào tạo của tổ chức như: tiếp nhận nhân viên mới, đào tạo nội bộ nâng cao năng lực, và thậm chí là huấn luyện, xây dựng nhóm. Các tourline cho nhân viên mới và hứa hẹn sẽ là trở thành kỹ thuật của tương lai.

Hiệp hội đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD) đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu với 551 giám đốc nhân sự vào cuối năm 2019 trong đó kết quả chỉ ra: 25% trả lời đã tích hợp và ứng dụng kỹ thuật gamification vào các chương trình đào tạo trong tổ chức để thúc đẩy và thu hút mọi người bao gồm các cách thức như trao huy hiệu thành tích, cấp độ và các phần thưởng. Điều đó cho thấy sự hữu ích của gamification trong hoạt động đào tạo nhân sự.

Trong quá trình đào tạo hội nhập cho người mới (onboard training), gamification giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate). Thống kê cho thấy, tỷ lệ turnover trong cách doanh nghiệp với người mới làm việc dưới 4 tháng thường khoảng 40% – 50%. Tức là, cứ 10 người tuyển dụng trong vòng 4 tháng đầu sẽ có 4- 5 người nghỉ việc.

Với các doanh nghiệp áp dụng gamification vào quá trình đào tạo hội nhập cho người đã giúp giảm tỷ lệ này xuống dưới 20%.

Vì sao lại như vậy? Các thiết kế gamification trong quá trình hội nhập thường sẽ biến các công việc, nhiệm vụ thành các trò chơi và nhân viên mới đi làm như tham gia một cuộc chơi mà mỗi chặng đua đều có huy hiệu và phần thưởng. Điều này khiến cho nhân viên mới cảm thấy thích thú, hăng say và nhanh chóng làm quen với môi trường công việc.

E-learning cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi thay đổi hình thức các câu hỏi câu trả lời với kỹ thuật gamification. Việc xếp thứ hạng và tặng điểm khi hoàn thành các module học trở nên hứng thú và kích thích người học. Phần thưởng sẽ được trao cho những người có thứ hạng và điểm số cao. Đây là cách mà rất nhiều công ty như: Samsung, Toyota, Deloitte, Viettel … đang áp dụng.

3.3 Ứng dụng thực tiễn Gamification trong đánh giá

Gamification được ứng dụng trong các chương trình khen thưởng nhằm mục đích công nhân nhận và gắn kết. Kỹ thuật Gamification trở nên rất thành công trong việc thu hút nhân viên, điều này là do hành động của nhân viên thường được truyền cảm hứng từ sự mong muốn được công nhận, tính giải trí xen kẽ giúp liên kết nhân viên với mục tiêu của tổ chức và tạo một chương trình khen thưởng tối ưu.

Chúng ta thường được nhận “phiếu bé ngoan” trong trường mẫu giáo, “giấy khen” khi đạt thành tích học tập tốt hay “bông hoa điểm tốt” khi đạt điểm cao, bảng hoa điểm tốt được treo trên lớp theo tuần để ai cũng nhìn thấy, mỗi ngày đi học là một niềm vui… Đó là các ví dụ rất đơn giản về gamification trong khen thưởng ở trường học.

Với nhân viên, đi làm như đi chơi lại vừa được khen, lại vừa được thưởng, đó là điều ai cũng muốn. Từ góc độ người quản lý, gamification có thể giúp nhân viên của họ đạt được điều mong ước đó. Các chương trình khen thưởng được xây dựng dựa trên các yếu tố trò chơi không chỉ giúp tăng hiệu suất lao động mà còn tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra một môi trường làm việc sôi nổi.

Samsung đã rất thành công trong việc thiết kế một chương trình tích hợp thi đua khen thưởng. Việc thiết lập các mục tiêu phù hợp và định hướng phát triển ngay từ đầu giúp nhân viên vô cùng hứng thú tham gia. 

Bảng thành tích sẽ được dùng để cập nhật thành tích, thứ hạng của mọi người trong tuần. Trực quan về tăng giảm thứ bậc thành tích, giúp khuyến khích nhân viên tham gia tích cực và tần suất cao hơn. 

Quan trọng nhất là cơ cấu trao thưởng hấp dẫn của Samsung đã quyết định đến thành công của chương trình khen thưởng, từ các giải thưởng vật chất có giá trị cao đến những giải thưởng phi vật chất truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên.

3.4 Ứng dụng thực tiễn Gamification trong tăng hiệu suất lao động

Gamification giúp tạo động lực đột phá từ bên trong. Các tập đoàn lớn như FPT, Vinfast hay Toyota… đã xây dựng các chương trình biến đổi các nhiệm vụ công việc thành các thử thách từ dễ đến khó. Mỗi mức độ hoàn thành sẽ được cho điểm và thể hiện trên hệ thống xếp loại thi đua.

Những phần thưởng cũng được xây dựng dựa trên các yếu tố về thời gian hoàn thành và độ khó của các công việc. Điều này khiến cho nhân viên không có cảm giác mệt mỏi và ép buộc phải thực hiện, thay vào đó, động lực bên trong khiến họ thích thú và thôi thúc họ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất và tốt nhất.

Mô hình Gamification giúp tạo động lực đột phá từ bên trong
Mô hình Gamification giúp tạo động lực đột phá từ bên trong

Điểm số trong trò chơi là cách trực quan nhất cho bạn tự soi chính mình. Ví dụ như trong các nhà máy lớn sản xuất theo dây chuyền, bạn có thể bắt gặp bảng điện tử thể hiện con số ở cạnh những người công nhân, đó là số đếm sản phẩm họ hoàn thành. Con số sẽ nhảy lên bậc cao hơn khi bằng hoặc lớn hơn số tiêu chuẩn của level đó.

Bản thân người nhân viên có thể cải thiện điểm số bằng các kỹ năng thao tác của mình, đó là cách trực quan rõ nét nhất về điểm số để người lao động tự nhìn thấy năng suất của mình và thôi thúc họ hoàn thiện kỹ năng để lên level.

Hay như trong các ngân hàng, bạn có thấy các giao dịch viên thật duyên dáng, chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng? Họ luôn sẵn sàng kể cả với các khách hàng khó tính nhất.

Nếu bạn để ý, ở mỗi bàn giao dịch viên có một bảng điện tử đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, giao dịch viên nào đạt được nhiều điểm đánh giá tốt nhất trong một tháng sẽ giành được phần thưởng nhỏ. Đó là lý do họ luôn cố gắng hết sức mình để giúp đỡ khách hàng và xử lý giao dịch một cách nhanh chóng.

Một ví dụ khác minh họa rõ nét đó là gamification áp dụng trong teamwork, tạo ra cơ hội gắn kết trong thi đua học và duy trì mối quan hệ giúp đỡ nhau. Trong onboard training, 1 leader được giao hướng dẫn hội nhập cho 2 nhân viên mới, họ tạo thành 1 team 3 người. Những team 3 người nào hoàn thành các nhiệm vụ công việc nhanh nhất với nhiều huy hiệu, điểm số cao nhất sẽ được vinh danh.

Điều đó khuyến khích những leader nỗ lực dẫn dắt và đào tạo người mới một cách tốt nhất, những người mới nỗ lực để đạt hiệu suất tốt nhất, để làm được điều đó, cần sự phối hợp tốt giữa các thành viên nhóm, đó là cách mọi người gắn kết và cùng nhau vượt qua các thử thách. Đây là cách nhiều công ty đang áp dụng vô cùng hiệu quả.

 4. Ưu điểm khi áp dụng Gamification trong quản trị nhân sự

Gamification không chỉ cung cấp một cách để tương tác với người lao động mà còn mang lại một số lợi ích lớn khi áp dụng trong các hoạt động nhân sự:

  • Giảm chi phí tuyển dụng: tỷ lệ nghỉ việc (turnover) với những người mới giảm sẽ giúp tuyển dụng đạt chỉ tiêu nhanh chóng thay. Các chương trình gamification cũng giúp quảng bá thương hiệu công ty, thu hút ứng viên và gây được thiện cảm tốt.
  • Tăng năng suất: Tạo ra các động lực từ bên trong giúp người lao động giảm thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Cam kết gắn bó lâu dài hơn: Những chương trình bảng điểm, bảng thành tích dài hạn giúp khuyến khích người lao động gắn bó hơn với tổ chức ( ví dụ: vinh danh 5 năm gắn bó, tặng sổ tiết kiệm cho những người thâm niên 10 năm…).
  • Đào tạo và phát triển thành công: Môi trường học tập thu hút cho phép nhân viên tự phát triển bản thân tốt hơn, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức và kích thích nhân viên tham gia các khóa học. 
4 ưu điểm khi áp dụng mô hình Gamification trong quản trị nhân sự
4 ưu điểm khi áp dụng mô hình Gamification trong quản trị nhân sự

5. Gamification: Trái ngọt hay quả đắng?

Gamification mang lại cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tham gia và giành chiến thắng

Yếu tố cốt lõi để tạo ra một trò chơi toàn diện là phải đảm bảo được rằng một người ở mức độ trung bình cũng có thể giành chiến thắng. Để làm được điều này, những người thiết kế các chương trình sử dụng kỹ thuật gamification phải là những chuyên gia có kinh nghiệm về hành vi, thái độ, khả năng tư duy, giáo dục và am hiểu sâu về kinh doanh.

Nhân viên giống như là khách hàng, thưởng thức các món ăn của đầu bếp, người đầu bếp phải là bậc thầy tạo ra những món ăn ngon.

Ví dụ một chương trình có 100 người tham gia, bảng xếp hạng chỉ hiển thị 5 nhân viên có hiệu suất cao nhất, thì hiểu nhiên cơ hội để cho những người ở mức trung bình sẽ gần như bằng không, nhân viên sẽ bị mất động lực vì dù cố gắng bao nhiêu chăng nữa, họ cũng không thể đạt được.

Vì vậy, nếu một chương trình nhân sự sử dụng gamification được thiết kế bởi “những người đầu bếp tồi” thì sẽ tốn thời gian, tốn chi phí và nhân sự nhận được “quả đắng”. Hiểu đơn giản, gamification có thể mang lại rất nhiều lợi ích như chúng ta nói ở trên, nhưng cũng có thể khiến bạn mất rất nhiều chi phí, thời gian và công sức mà không đạt được gì nếu chương trình đó thất bại.

Mô hình Gamification: trái ngọt hay quả đắng?
Mô hình Gamification: trái ngọt hay quả đắng?

Một lý do khiến các chương trình gamification có thể thất bại đó là không tạo ra được độ khó phù hợp

Aaron Moncrieff, giám đốc tiếp thị của Bunchball, một nền tảng trò chơi hóa dựa trên Edina, Minn khẳng định: “Bạn cần tạo ra một trải nghiệm cân bằng để cải thiện năng suất, quy trình và sự phát triển cá nhân. Nếu bạn bỏ qua sự phát triển cá nhân của nhân viên, bạn sẽ tạo ra căng thẳng và sẽ có phản ứng dữ dội”.

Ví dụ đơn giản, nếu bạn có thể hoàn thành các nhiệm vụ ở các cấp độ trò chơi yêu cầu trong thời gian ngắn ( 2-3 tuần) thì bạn sẽ không còn mục đích để tiếp tục phát triển bản thân, và ngược lại, nếu quá khó, thì bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc giữa chừng.

Chỉ tiêu, bảng xếp hạng, cách tính phải được thiết lập lại mỗi tuần để nhân viên có cơ hội vượt trội. Ví dụ Amazon áp dụng chương trình dành cho các nhóm tham gia các nhiệm vụ và những người đạt được nhiều điểm nhất ở mỗi một tuần sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 50 USD của Amazon. 

Ban đầu, chương trình này đã rất thành công, các nhóm tham gia một cách hào hứng và nhiều nhóm giành được nhiều phiếu mua hàng của Amazon, nhân viên cảm thấy rất vui mà mong chờ.

Tuy nhiên, sau 3 tuần, các nhóm nhiệm vụ không có nhiều thay đổi và cơ cấu giải thưởng thu hẹp lại với tính năng loại trừ những người đã đạt giải của tuần trước. Số lượng nhân viên tham gia sau 3 tuần giảm 65% và sau 6 tuần chỉ còn 20% tham gia. Amazon đã phải đóng chương trình này.

Mục tiêu của gamification đối với nhân viên khi áp dụng vào các chương trình của nhân sự đó là tạo ra sự hứng thú tham gia, cạnh tranh và ghi nhớ sâu, có thể biến nhân viên yếu thành nhân viên trung bình, nhân viên trung bình thành nhân viên khá…

Nếu bạn chú ý đến độ khó và tính cân bằng thì gamification sẽ thành công và đem lại hiệu quả rất cao cho tổ chức, bạn thực sự được nếm “ trái ngọt” từ chương trình đó.

Ngoài ra, để thành công và đem lại hiệu quả trong quá trình quản trị nhân sự, áp dụng công nghệ 4.0 là một phương pháp tối ưu. Bắt kịp xu hướng đó của thị trường, Công ty Cổ phần MISA phát triển bộ giải pháp mang tên MISA AMIS HRM có những tính năng nổi bật được ứng dụng thực tiễn:

  • AMIS Tuyển dụng: Hỗ trợ ban lãnh đạo theo dõi kết quả tuyển dụng, số lượng ứng viên tham gia thi tuyển, các kênh mang lại hiệu quả tuyển dụng tốt nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch nhân sự phù hợp trong những giai đoạn tiếp theo.’
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
  • AMIS Thông tin nhân sự: Theo dõi nhanh chóng tình hình biến động nhân sự theo từng giai đoạn, có báo cáo khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển… nhân viên để lãnh đạo những quyết định nhân sự chính xác, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự
  • AMIS Chấm công: Ban lãnh đạo có thể theo dõi thời gian làm việc của nhân viên và đánh giá được tình hình đi muộn, về sớm… từ đó có những điều chỉnh hoặc quy chế thưởng phạt phù hợp nhất.
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
  • AMIS Tiền lương: Báo cáo quỹ lương realtime giúp lãnh đạo có những chính sách chi trả lương, thưởng phù hợp trong từng giai đoạn, từng nhân viên, giúp nhân viên hài lòng hơn với tổ chức.
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương

Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về giải pháp quản trị nhân sự MISA AMIS HRM, đồng thời nhận tài khoản dùng thử miễn phí, mời bạn đọc liên hệ hotline 090 488 58 33 hoặc để lại thông tin tại đây.

6. Kết luận

Mặc dù có những hạn chế và đòi hỏi cao trong thiết kế gamification trong quản trị nhân sự nhưng chúng ta không thể phủ nhận khả năng đem lại hiệu quả to lớn khi áp dụng nó vào trong mô hình nhân sự. Từ tuyển dụng, đào tạo, onboard training, đến thi đua khen thưởng và tăng năng suất lao động. Hiệu quả đột phá mà gamification mang lại khiến nó ngày càng phổ biến sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực Nhân sự mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả