Cách xây dựng hệ thống Total Reward như thế nào hiệu quả?

12/12/2022
1658

Total Reward hay Hệ thống tổng đãi ngộ đang được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng. Đây là một công cụ giúp tăng sự hài lòng của nhân viên, giữ chân nhiều nhân tài cho tổ chức, đồng thời thu hút nhiều ứng viên. Vậy cách xây dựng hệ thống Total Reward hiệu quả như thế nào? Hãy cùng theo chân MISA AMIS HRM tìm hiểu ngay sau đây.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. 5 lĩnh vực đã áp dụng Total Rewards hiệu quả

1.1 Lương thưởng cho nhân viên

Hệ thống lương thưởng gồm tiền lương cơ bản, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng quý, thưởng tết và các khoản tiền phụ cấp dành cho nhân viên. Nhân viên dù cho ở bất kì vị trí, chức vụ nào, thì họ đều có những mục tiêu và kỳ vọng cụ thể về mức thu nhập mà họ mong muốn. Nên bất cứ tổ chức nào cũng cần có một chế độ tiền lương khen thưởng công khai, minh bạch. 

5 yếu tố của Total Rewards
5 yếu tố của Total Rewards

1.2 Chính sách và quyền lợi

Chính sách và quyền lợi của nhân viên được hiểu chung là phúc lợi cơ bản mà doanh nghiệp dành cho nhân viên đó. Đây là một trong những yếu tố giữ vai trò then chốt, giúp giữ được nhân viên, xóa bỏ khoảng cách và gia tăng sự gắn bó giữa đồng nghiệp với nhau, giữa sếp với nhân viên, nhằm giúp họ gắn kết lâu dài và trung thành với doanh nghiệp.

Bảo hiểm y tế và các phúc lợi cũng có thể đề cập trong quá trình đàm phán các quyền lợi của nhân viên. Ngoài ra cũng có những lợi ích giá trị gia tăng khác được hỗ trợ bởi nhiều công ty bảo hiểm: như bảo hiểm thất nghiệp, thưởng thâm niên. .. 

1.3 Cân bằng giữa cuộc sống thường ngày và công việc

Chính sách này thể hiện cam kết đảm bảo của công ty đối với người lao động có thu nhập ở bất cứ thời điểm (cho dù tại nhà riêng hay trong công ty) Các hoạt động trong lĩnh vực này được nêu tên bao gồm đào tạo từ xa, hỗ trợ làm việc ở ngoài. 

1.4 Sự đánh giá theo hiệu suất kết quả làm việc

Đây là những hoạt động khuyến khích để công nhận mức độ cống hiến của các cá nhân và đơn vị cho tổ chức. Có thể nói là thông qua các hình thức vinh danh, trao giải thưởng theo tháng, tuần, hay những hoạt động theo định hướng nghề nghiệp. 

1.5 Định hướng phát triển

Một mô hình Total Rewards hiệu quả sẽ giúp tổ chức nâng cao kỹ năng, năng lực đẻ xây dựng kế hoạch cho tương lai. Theo đó, các nhân viên cũng sẽ học hỏi và phát hiện ra những kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, từ đó có thể đạt được thành tích tốt trong công việc. 

Mục đích của hệ thống Total Rewards là thu hút và liên kết mọi người trong doanh nghiệp bằng một cơ chế có sự rõ ràng trong lương thưởng cùng các chế độ khác đảm bảo cân bằng cuộc sống và công việc. Bởi những điều nhân viên mong muốn, bao gồm thăng tiến nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, sự tôn trọng và tính hài hòa trong công việc, đời sống đều là các lợi ích vô hình. 

2. Cách xây dựng hệ thống total reward hiệu quả

2.1 Xác định mong muốn của tổ chức

Bạn có quyền tham khảo các chương trình phúc lợi khác nhưng không nên sao chép hoàn toàn chiến lược của đối thủ áp dụng cho doanh nghiệp của mình. 

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, định hướng trong tương lai
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, định hướng trong tương lai

Vì sao lại vậy? Bởi thực chất chính sách này là phương tiện để doanh nghiệp tìm kiếm, thu hút và sử dụng tài năng nhằm phục vụ mục đích chiến lược. Nó phải được coi là một bộ phận của kế hoạch phát triển cũng như chiến lược nguồn nhân sự bởi mục tiêu của các công ty sẽ không giống nhau.

2.2 Phát huy những gì doanh nghiệp đang có 

Xây dựng chiến lược mới không có nghĩa là xóa bỏ tất cả những gì đang có và làm lại từ đầu. Khi bạn đã có đủ tiềm lực và hiểu rõ bản thân thì nên có những chính sách mới gì để có thể đào tạo, thu hút và sử dụng nhân sự tốt.

2.3 Lắng nghe phản hồi của nhân viên

Đừng quên hỏi phản hồi của nhân viên rằng họ cần gì với những chính sách đãi ngộ này. Mục tiêu của hệ thống total reward là giúp hài lòng yêu cầu của nhân viên. Do đó bạn đừng quên thực khảo sát để hiểu họ mong muốn gì. Bạn nên phối hợp với điều tra đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên (employee satisfaction survey) nếu công ty của bạn tổ chức chương trình này mỗi năm. 

 2.4 Tham khảo ý kiến của đội ngũ lãnh đạo

Sau khi có dữ liệu về những chính sách mới trên thị trường và có sự tham gia của nhân viên. Bạn nên chia sẻ kết quả với đội ngũ lãnh đạo của mình và cùng thảo luận các chính sách đãi ngộ phù hợp với văn hóa cũng như những mong muốn của nhân viên trong tổ chức.

Những ý kiến của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp là cần thiết
Những ý kiến của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp là cần thiết

2.5 Làm rõ các mục tiêu

Đáp án của câu hỏi “Làm cách nào để biết chiến lược phúc lợi mới hiệu quả?” sẽ giúp bạn đưa ra các chỉ số đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của hệ thống total reward được đánh giá bởi khả năng tìm kiếm ứng viên tại những chỗ thiếu, hoặc tỉ lệ thôi việc và sự trung thành của nhân viên cùng sự thỏa mãn của nhân viên về những đãi ngộ tại doanh nghiệp.

2.6 Nhất quán chính sách phúc lợi với đạo đức và văn hoá doanh nghiệp 

Hệ thống này phải thể hiện những giá trị cơ bản của công ty và góp phần giữ gìn các giá trị đó. Vì vậy, bạn đừng quên áp dụng thống nhất  giá trị cốt lõi trong tiêu chí đánh giá cho các chương trình ghi nhận và lương thưởng nhân viên nhé.

2.7 Đảm bảo các chương trình của hệ thống total reward công bằng, có sự khác biệt

Yếu tố công bằng là vô cùng quan trọng khi xây dựng một hệ thống tổng thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa các phúc lợi tài chính và phi tài chính; phúc lợi ngắn hạn để thúc đẩy phúc lợi dài hạn, tăng sự trung thành của nhân viên. Và cuối cùng, hãy cá nhân hóa một số chương trình để thu hút và giữ chân các nhân tài trong tổ chức của bạn.

Kế hoạch xây dựng total Reward phải đảm bảo sự minh bạch và công bằng
Kế hoạch xây dựng total Reward phải đảm bảo sự minh bạch và công bằng

2.8 Cập nhật những thay đổi trên thị trường

Xây dựng hệ thống total reward cũng giống như chiến lược kinh doanh hay chiến lược nguồn lực. Nó cũng cần được điều chỉnh để theo kịp xu hướng thị trường. 

Ví dụ sau đại dịch Covid- 19, hầu hết tất cả mọi người đều quan tâm đến sức khoẻ và có xu hướng chú ý đến những phúc lợi liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Cho nên total reward cũng nên chú trọng đến những vấn đề này.

2.9 Xây dựng hệ thống total reward bằng truyền thông

Rất nhiều công ty cho biết hệ thống total reward là thông tin bí mật, không được tiết lộ ra với nhân viên. 

Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy, nếu bạn công khai bấy nhiêu thì sẽ càng làm nhân viên có hứng thú và gắn kết với tổ chức thì cũng sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp hay giúp đỡ họ nếu doanh nghiệp có yêu cầu tuyển dụng. 

Chính vì thế, việc thực hiện một video giới thiệu chương trình phúc lợi chung, cũng như kế hoạch phát triển nếu nhân sự tham gia tổ chức trong thời gian học hội nhập là một sáng kiến khá mới để nhiều công ty áp dụng. Ngoài ra, công nghệ chatbox tự động giải đáp những câu hỏi xoay xung quanh hệ thống total reward cũng mang lại trải nghiệm lý thú với nhân sự. 

 2.10 Quản lý rủi ro và hoạt động hiệu quả 

Và sau cùng, bạn hãy quan sát kết quả của từng dự án thuộc hệ thống total reward để xem chương trình nào tốt, cái nào không để kịp thời điều chỉnh cũng như có kế hoạch phù hợp trong tương lai gần, đảm bảo mọi người đều hài lòng.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả các rủi ro
Cuối cùng, doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả các rủi ro

3. Kết luận 

Cách xây dựng hệ thống Total Reward trên cơ bản là khá khó khăn nhưng rất đáng để đầu tư. Xây dựng được hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều nhân tài, giữ chân được nhiều nhân viên giỏi, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự cũng như hiệu quả kinh doanh.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả