Ngày 18 và 19/11/2022, MISA tham dự Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và CSMO Summit 2022 với chủ đề “Digital X – Trải nghiệm số trong chiến lược sales và marketing”. Đây là sự kiện chuyên ngành lớn nhất trong năm của cộng đồng sales và marketing tại Việt Nam bàn về các giải pháp, nền tảng, xu hướng số tạo ra các trải nghiệm thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và văn hoá.
Tại đây, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA Lê Hồng Quang đã có bài chia sẻ về chuyển đổi số cho marketing và sales gắn với xu hướng CDP – Marketing automation – Personalization.
Theo ông Lê Hồng Quang, CDP (Customer Data Platform) là một nền tảng thu thập thông tin khách hàng để tạo thành kho dữ liệu thống nhất mà các hệ thống khác có thể truy cập và khai thác. Từ đó giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu, phân tích hành vi theo thời gian thực, phân tích dự báo để tối ưu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Khi đã có được những tiền đề này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để tiến hành chăm sóc khách hàng tự động, thực hiện marketing automation đến đúng đối tượng mục tiêu. Đây là điểm then chốt để tạo bước đột phá cho hoạt động sales và marketing. CDP hiện đã trở thành một xu hướng và đã chứng minh được sự thành công ở nhiều chuỗi bán lẻ lớn trong khu vực Đông Nam Á lẫn thế giới.
Cụ thể, dữ liệu được tổng hợp vào CDP bao gồm: dữ liệu bán hàng; dữ liệu hành vi và dữ liệu bên ngoài được thu thập thông qua lịch sử mua bản trên phần mềm bán hàng, qua website, điện thoại, chat và qua các hệ thống như đăng ký thông tin doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh,..Dữ liệu này sẽ được Customer Profile chuẩn hoá và khai phá thành dữ liệu định danh, dữ liệu hành vi khách hàng rồi phân nhóm theo mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp.
“Nguồn dữ liệu sau khi được khai phá sẽ cung cấp những thông tin chi tiết cho các phần mềm như AMIS CRM, AiMarketing, Tổng đài hỗ trợ tự đồng LiveChat, Báo cáo phân tích tự động để tạo ra các hoạt động quảng bá hướng đến đối tượng mục tiêu với tính cá nhân hoá cao”, ông Quang phân tích.
Bắt nhịp với xu hướng CDP trên thế giới, MISA đã có ứng dụng CDP để giải bài toán về trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả.
Ông Lê Hồng Quang cho biết, hiện có 250.000 doanh nghiệp đang sử dụng hệ sinh thái MISA AMIS với 4 trụ cột là: Tài chính – Kế toán; Marketing – Bán hàng; Quản trị Nhân sự và Quản lý – Điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MISA có hơn 1 triệu cá nhân sử dụng ứng dụng sổ thu chi MISA, hơn 30.000 nhà hàng, cửa hàng bán lẻ sử dụng phần mềm MISA. Các khách hàng khi triển khai chuyển đổi số sẽ không triển khai cả bộ giải pháp cùng lúc mà sẽ lựa chọn một vài sản phẩm để triển khai trước. Đồng thời, khách hàng của MISA rất đặc thù, phần lớn là khách hàng kế toán. Đặc điểm nổi bật nhất là họ có mùa cao điểm quyết toán thuế vào cuối năm. Lúc này khách hàng sẽ phát sinh rất nhiều nhu cầu cần hỗ trợ và dồn dập đổ về hệ thống của MISA. Bài toán đặt ra với MISA là làm sao phải đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng mà không phải phát sinh thêm nhiều chi phí và nhân sự.
Để giải được bài toán này, MISA đã tổng hợp dữ liệu khách hàng từ giao dịch với khách trên hệ thống bán hàng MISA AMIS CRM. Nguồn dữ liệu lớn này giúp MISA nghiên cứu được dữ liệu hành vi khách hàng một các chi tiết ví dụ như thời gian nào họ đăng nhập hệ thống nhiều, họ hay gặp vướng mắc phần nào thông qua việc đo lường trên hệ thống trợ giúp và tư vấn của MISA,…. Từ đó, có những dự báo chuẩn xác về nhu cầu của khách hàng và đưa ra những chính sách bán, tư vấn sản phẩm phù hợp với từng đối tượng.
Để làm được như MISA thì trước hết phải doanh nghiệp phải có công cụ thu thập dữ liệu khách hàng như MISA AMIS CRM. Với phần mềm quản trị quan hệ khách hàng này, mọi lịch sử giao dịch, tiếp cận, trao đổi với khách hàng và tiềm năng đều được lưu trữ. MISA có thể nắm bắt được tất cả thông tin thông tin của khách hàng, biết được trạng thái của khách hàng ở mức độ quan tâm sản phẩm như thế nào, có gặp khó khăn ở giai đoạn nào hay không, nhu cầu cụ thể như thế nào, từ đó thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc và xây dựng những chương trình bán và chăm sóc cá nhân hóa cho từng nhóm khách hàng.
Bên cạnh đó, phần mềm AMIS CRM có tính năng báo cáo đa chiều giúp quản lý có thể kịp thời nắm bắt tình hình kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh kịp thời về kế hoạch và chiến thuật để tăng doanh số bán hàng. Theo báo cáo tổng hợp của MISA, phần mềm MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp tăng 87% doanh số.
Ở lĩnh vực marketing việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng được thực hiện như sau: Dữ được hội tụ từ đa kênh (website, Facebook, Google, email,…) trên phần mềm MISA AMIS aiMarketing. Doanh nghiệp có thể đo lường theo dõi theo nguồn khách hàng để đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing cũng như khai thác, phân tách theo nhóm khách hàng để có kế hoạch chăm sóc cá nhân hoá cho phù hợp.
Dựa trên sự thấu cảm khách hàng một cách sâu sắc, MISA hiểu rằng, các doanh nghiệp đang có nhu cầu ứng dụng phần mềm những khó khăn của doanh nghiệp SME gặp phải đó là nguồn vốn hạn chế, chưa có khả năng triển khai hệ thống phức tạp và muốn triển khai các giải pháp chuyển đổi số một cách nhanh chóng.
Để giúp các doanh nghiệp SME giải quyết vấn đề này, MISA xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Nền tảng này không chỉ là một hệ sinh thái kết nối các phần mềm bên trong với nhau mà còn kết nối với các ứng dụng bên ngoài để tạo thành kho dữ liệu thống nhất. Qua đó, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong công tác chuyển đổi số sales và marketing với mức chi phí hợp lý, thuận tiện sử dụng, phù hợp với nhu cầu của các SME tại Việt Nam hiện nay.
Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, MISA cung cấp giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi số trong hoạt động sales và marketing, khai thác hiệu quả xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Qua đó giúp các đơn vị gia tăng doanh số ấn tượng. Ứng dụng phần mềm này cũng là cách để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.