Mentorship Program là gì? Những lợi ích Mentorship program đem lại cho doanh nghiệp

18/11/2022
2340

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, Mentorship Program không phải là vấn đề quá mới mẻ. Các doanh nghiệp từ lâu đã nhận biết lợi ích Mentorship Program đem lại, đặc biệt trong việc duy trì, thu hút và giữ chân nhân sự. Vậy, Mentorship Program cụ thể là gì, các doanh nghiệp có cần thiết phải áp dụng Mentorship Program trong hoạt động quản lý nhân sự không, hãy cùng MISA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Mentorship Program là gì?

Mentorship program là chương trình cố vấn được các doanh nghiệp tự tổ chức, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên ít kinh nghiệm (Mentee) được tiếp xúc, học hỏi với người có kinh nghiệm dày dặn, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể (Mentor). 

Trong đó, Mentor không nhất thiết cần có cấp bậc cao hơn Mentee nhưng phải có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để Mentee có thể học hỏi.

Mentor là người hỗ trợ các Mentee
Mentor là người hỗ trợ các Mentee

2. Các hình thức Mentorship Program phổ biến:

Nhìn chung, Mentorship được chia ra thành nhiều mô hình với những đặc điểm riêng biệt.

  • Mô hình Mentoring 1:1: Mô hình này gồm một Mentor và một Mentee. Thông qua việc có nhiều thời gian tương tác với Mentor, các Mentee sẽ tập trung hơn, có cơ hội phát triển bản thân hơn.
  • Mô hình Mentoring theo nhóm: Ở mô hình này, một Mentor sẽ cố vấn cho nhiều Mentee cùng lúc. Ưu điểm khi Mentoring theo nhóm là tiết kiệm thời gian cho Mentor và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm cũng như tinh thần làm việc của các Mentee. Tuy nhiên, sự chênh lệch về khả năng tiếp thu giữa các Mentee là nhược điểm của mô hình này.
  • Mô hình Mentoring dựa trên sự huấn luyện: Mô hình này được thực hiện dưới hình thức một chương trình đào tạo có kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Đây là cơ hội để các Mentee được tập trung vào phát triển chuyên môn cụ thể hơn, cũng là điều kiện để Mentor nắm bắt và khai thác được tiềm năng ở một Mentee. 
  • Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực: Đây là mô hình cả hai bên đều ở cùng một cấp độ công việc hoặc độ tuổi. Họ có thể thay phiên nhau đóng vai trò là Mentor và Mentee để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn và cùng nhau học hỏi.
  • Mô hình Mentoring cho cấp quản lý: Ở mô hình này, bộ máy quản lý điều hành sẽ cố vấn cho nhiều nhân viên cấp dưới. Mô hình này sẽ giúp hạn chế chảy máu chất xám ra bên ngoài, các Mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều Mentor ở các lĩnh vực khác nhau.
5 hình thức Mentorship program phổ biến
5 hình thức Mentorship program phổ biến

3. Những lợi ích Mentorship program đem lại cho doanh nghiệp

Để duy trì sự thu hút nguồn lực lao động, các công ty cần cung cấp cho nhân viên nhiều lợi ích hơn là một khoản tiền lương. Đó có thể là cơ hội phát triển bản thân, là sự đáp ứng nguyện vọng được học hỏi kinh nghiệm chuyên môn cũng như các trải nghiệm để tăng kỹ năng thông qua những chia sẻ từ lãnh đạo. 

Mentorship program là phương tiện để đem đến những giá trị tinh thần cho nhân viên. Không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp cũng đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng phương thức này, cụ thể như sau: 

Những lợi ích Mentorship Program đem lại cho doanh nghiệp
Những lợi ích Mentorship Program đem lại cho doanh nghiệp

3.1 Giữ chân nhân tài giúp ổn định tổ chức

Khi cuộc chiến thu hút nhân tài ngày càng gay gắt, việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là những nhân viên tiềm năng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mục đích của chương trình Mentorship là tạo ra những mối liên kết giữa Mentor và Mentee, giúp các Mentee nâng cao kiến thức chuyên môn và phát triển những kỹ năng khác. 

Vì vậy, khi một Mentee xem xét về bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của mình thì Mentorship program là một trong những nhân tố quyết định xem họ có muốn tiếp tục gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.

Thật vậy, Kristen Metzger – đối tác quản lý Nhân sự và Văn hóa của MEC (Media agency toàn cầu có trụ sở tại Mỹ với khoảng 650 nhân viên) cho biết:

“Mọi thứ chúng tôi thực hiện là để chắc chắn nhân viên của mình cảm thấy được gắn kết, được khen thưởng và được động viên để ở lại công ty. Đó là ý định và mục đích của chúng tôi nhằm giữ lại những nhân sự tài năng càng lâu càng tốt”

Theo bà Metzger, khi một nhân viên nhận được sự cố vấn, họ thường có định hướng hơn đối với các mục tiêu dài hạn và xây dựng được mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, đó cũng chính là động lực để họ gắn bó lâu dài với công ty.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Đại học Nam California cho thấy, doanh nghiệp sẽ giảm 45% tỷ lệ nghỉ việc khi nhân viên được tham gia chương trình Mentorship và mỗi năm tiết kiệm 3000 đôla chi phí tuyển dụng & đào tạo cho mỗi nhân viên.

3.2 Cải thiện và nâng cao sự gắn kết tinh thần nơi làm việc

Việc áp dụng Mentorship program cũng có thể có tác động tích cực đến văn hóa doanh nghiệp. Các Mentor giúp nhân viên có cơ hội xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp, nuôi dưỡng ý thức kết nối có thể bao trùm toàn bộ tổ chức của bạn. Việc này góp phần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các cấp bậc trong tổ chức bằng cách tạo điều kiện để họ trao đổi, tương tác và học hỏi lẫn nhau. Đây chính là nền móng vững chắc để xây dựng một tổ chức đoàn kết, vững mạnh.

Quay trở lại Chương trình Mentorship của MEC – một media agency toàn cầu có trụ sở tại Mỹ với khoảng 650 nhân viên, người quản lý nhân sự cho biết Mentorship program là chương trình không bắt buộc, nhưng khi đã chấp nhận tham gia thì cần tôn trọng Mentor/ Mentee của mình.

Việc áp dụng Mentorship program cũng có thể có tác động tích cực đến văn hóa doanh nghiệp
Việc áp dụng Mentorship program cũng có thể có tác động tích cực đến văn hóa doanh nghiệp

Trong trường hợp hai người thường xuyên bất đồng với nhau, cần liên kết họ lại để xác định xem họ muốn mối quan hệ này phát triển thế nào thông qua việc cùng nhau giải quyết vấn đề khúc mắc. Điều này hoàn toàn xuất phát từ sự thỏa thuận từ hai phía, do đó tính gắn kết của các thành viên tham gia vào Mentorship program bền chặt hơn là việc bị ép phải chấp nhận quan điểm của nhau.

3.3 Tăng cơ hội trải nghiệm cho nhân viên

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm trải nghiệm hấp dẫn cho nhân viên. Song, bằng việc thực hiện Mentorship Program, các Mentee có cơ hội đa dạng hóa hiểu biết của mình. Thực tế đã cho thấy, First Horizon – một ngân hàng ở Tennessee (Hoa Kỳ) đã thực hiện Mentorship program nhằm chuẩn bị cho những nhân viên tiềm năng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo. 

Cụ thể, ngân hàng đã tạo điều kiện để họ được họp trực tiếp với Mentor. Thông qua sự cố vấn của Mentor về cách vận hành một bộ máy quản trị tốt, các mục tiêu và thách thức cần vượt qua, những Mentee tiềm năng được tiếp thu nhiều trải nghiệm thực tế, từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân về vị trí mình sẽ đảm nhiệm trong tương lai.

Không chỉ những Mentee là nhân viên chưa có kinh nghiệm nhận được lợi ích này từ Mentorship program, những nhân viên kỳ cựu cũng nhận được nhiều trải nghiệm mới. Bà Marla Kaplowitz, CEO của MEC khu vực Bắc Mỹ, đã tham gia vào chương trình Mentorship đã nói: “Muốn kết nối với thế hệ am hiểu công nghệ hiện nay để biết nhiều hơn về cách những người này sử dụng và cách họ kết nối với những công cụ và công nghệ mới”. Có thể thấy, chương trình sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhân sự có thêm trải nghiệm và chia sẻ kiến thức không chỉ dành cho các đội tham gia mà còn dành cho các vị trí lãnh đạo của công ty.

3.4 Phá vỡ các “silo”

Theo thuật ngữ quản trị doanh nghiệp, “silo” là trạng thái tâm lý khi một số nhân viên không muốn hợp tác và chia sẻ thông tin với những người khác trong cùng một doanh nghiệp. Tâm lý này sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động chung, giảm tinh thần làm việc và nghiêm trọng hơn là góp phần vào sự sụp đổ của văn hóa doanh nghiệp.

Dù là thực hiện Mentorship program ở hình thức nào, bản chất của chương trình cố vấn đều là để thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong công ty. Một cách thức được các chuyên gia khuyến nghị là thay vì chỉ dựa vào một nhóm chuyên viên đào tạo để truyền tải kiến thức chuyên môn, các doanh nghiệp hãy tận dụng ưu thế về nhân lực bằng cách khuyến khích nhân viên chia sẻ công việc lẫn nhau. 

Chẳng hạn, công ty có thể để các nhân sự ở phòng ban hoặc nhóm khác nhau cùng tham gia vào chương trình Mentorship để họ hiểu hơn về Sứ mệnh – Tầm nhìn của doanh nghiệp từ đó có cái nhìn khác về cách công ty hoạt động, về những con người với những ý tưởng khác nhau, về triển vọng của ngành, và về những cơ hội trước mắt họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người yêu mến công ty nhưng lại không còn đam mê với công việc hiện tại của họ.

4. Những lợi ích khi trở thành Mentor – Mentee trong Mentorship program

4.1 Lợi ích khi trở thành Mentor

“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình”. Mentor – người cố vấn sẽ đạt được những lợi ích sau khi tham gia vào Mentorship program.

Những lợi ích khi trở thành mentor
Những lợi ích khi trở thành mentor
  • Khẳng định kỹ năng lãnh đạo

Được đặt vào vị trí của một người cố vấn, các Mentor có thể trau dồi và khẳng định kỹ năng lãnh đạo của mình. Vì trong chương trình Mentorship, các Mentor phải có trách nhiệm giúp Mentee định hướng mục tiêu, đưa ra những góp ý trung thực, mang tính xây dựng để Mentee thực hiện công việc hiệu quả. 

Không những thế, động viên, khích lệ và cảm thông đối với những khó khăn, vướng mắc của những người ít kinh nghiệm hơn cũng là một trong những vai trò của một Mentor. Đó đồng thời là những kỹ năng bắt buộc hàng đầu mà một nhà lãnh đạo cần đạt được.

  • Được công nhận là Mentor

Tương tự như việc phát triển kỹ năng lãnh đạo, khi thực hiện vai trò cố vấn trong chương trình Mentorship, những Mentor sẽ được công nhận về kỹ năng giao tiếp và khả năng giúp Mentee chưa có kinh nghiệm thăng tiến trong sự nghiệp và phát triển bản thân. Từ đó, Mentor sẽ được biết đến như những người cố vấn sẵn sàng giúp đỡ người khác.

  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Theo Albert Einstein: “Nếu bạn không thể giải thích điều đó cho một đứa trẻ sáu tuổi, nghĩa là bạn đang không hiểu chính mình”. Khi cần giải thích một vấn đề với ai đó, việc cần làm là suy nghĩ thật sâu trước khi diễn đạt để lời giải thích của mình thật rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Thông qua việc cố vấn, các Mentor sẽ trở thành người giao tiếp và lắng nghe tốt hơn.

  • Tiếp thu những quan điểm mới

Trong khi Mentor thường ở vị trí truyền đạt kiến ​​thức cho người được cố vấn (Mentee), mối quan hệ cố vấn cũng có thể giúp nhân viên có kinh nghiệm hơn học được các kỹ năng mới. Thông thường, những nhân viên trẻ hơn có thể đảm nhận vai trò cố vấn bằng việc cố vấn ngược để chia sẻ những tiến bộ, xu hướng công nghệ hoặc nâng cao kỹ năng tin học cho những nhân viên thế hệ trước.

4.2 Lợi ích khi trở thành Mentee

Có rất nhiều lợi ích khi được cố vấn bởi một người có kinh nghiệm và thâm niên hơn. Thay vì học hỏi từ kinh nghiệm của riêng bạn, một người cố vấn có thể thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của bạn.

Mentor thúc đẩy nhanh quá trình học hỏi của Mentee
Mentor thúc đẩy nhanh quá trình học hỏi của Mentee
  • Cơ hội tìm hiểu văn hóa nơi làm việc

Một trong những lợi thế của việc có Mentor ở công việc mới là họ có thể giúp Mentee thích nghi với văn hóa nội bộ doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Những nhân viên tham gia vào Mentorship program sẽ nhận thức rõ hơn về các môi trường làm việc, chính sách công ty cũng như đặt được kỳ vọng tại nơi làm việc so với những người không tham gia. Điều này rất quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng.

  • Phát hiện khả năng tiềm ẩn

Hầu hết những Mentee đang tìm kiếm một người nào đó để giúp họ thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của họ. Thông qua lời khuyên và hướng dẫn, Mentor có thể giúp Mentee phát huy hết tiềm năng hoặc tư duy kinh doanh của họ tại nơi làm việc.

  • Mở rộng mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Mentorship program tại nơi làm việc là một cách tuyệt vời để những Mentee mở rộng mối quan hệ. Đối với nhiều nhân viên mới, có thể mất hàng tháng để làm quen với những đồng nghiệp. Thông qua Mentorship program, các Mentee có thể tiếp cận với các mối quan hệ nghề nghiệp quan trọng sớm hơn. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường làm việc từ xa.

  • Cơ hội thăng tiến

Hầu hết, khi tham gia vào Mentorship program, các Mentee đều được yêu cầu phải xem xét hướng đi hoặc mục tiêu tương lai của họ mà họ hy vọng sẽ đạt được trong quá trình này, từ đó giúp họ kiểm soát nhiều hơn hướng đi trong sự nghiệp của mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân viên được cố vấn có tiến trình nghề nghiệp tốt hơn những người không được cố vấn. Điều này bao gồm việc nhận được lương thưởng cao hơn và cơ hội thăng tiến mở rộng hơn, đồng thời sự hài lòng về công việc đang làm cũng cao hơn.

Ứng dụng phần mềm công nghệ trong quản trị nhân sự, giải pháp được nhiều doanh nghiệp tin dùng

Vào thời đại 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân sự là điều tất yếu. Công việc quản lý nhân sự trở nên linh hoạt, hiệu quả và nhanh chóng hơn khi sử dụng phần mềm trong các công tác tuyển dụng, chấm công, tính lương, hồ sơ nhân sự,…. Thấu hiểu điều đó, MISA đã phát triển bộ giải pháp MISA AMIS HRM. Đây là bộ công cụ quản trị doanh nghiệp toàn thể, đem đến những giải pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp. 

Đừng bỏ qua: Top 10 phần mềm quản lý nhân sự HRM miễn phí tốt nhất cho doanh nghiệp

Những tính năng hiện đại của phần mềm MISA AMIS HRM

MISA AMIS HRM có nhiều tính năng giúp chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc, tăng năng suất lao động và tạo ra nhiều kết quả kinh doanh đột phá.

  • AMIS Tuyển dụng: Phần mềm hỗ trợ đăng tin tuyển dụng, tạo thương hiệu tuyển dụng để thu hút thêm nhiều nhân tài và tổng hợp kho ứng viên tiềm năng. Với phần mềm, công ty có thể dễ dàng tìm kiếm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp, giảm nhiều thời gian, công sức của nhân sự mà vẫn đạt hiệu quả.
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
  • AMIS Thông tin nhân sự: Phần mềm đồng bộ các dữ liệu mà trước giờ doanh nghiệp phải sử dụng thủ công. Ngoài ra, phần mềm cũng cập nhật kết quả làm việc, các thông tin khen thưởng nhân sự, và nhắc nhở nhân sự các công việc cần phải hoàn thiện. Ngoài ra, lãnh đạo cũng nắm bắt kịp thời và có cái nhìn tổng quan nhất về nhân viên trong công ty. 
Phần mềm có giao diện trực quan, dễ nhìn, dễ theo dõi
Phần mềm có giao diện trực quan, dễ nhìn, dễ theo dõi
  • AMIS Chấm công: Mỗi doanh nghiệp đều có một hình thức chấm công riêng như chấm công vân tay, chấm công khuôn mặt hay qua mã QR,…. Phần mềm hỗ trợ chấm công bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp cho cả những công ty kết hợp làm việc online và offline. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp thiết lập ca làm việc dễ dàng, nhân viên tự động xin nghỉ phép, đi muộn,… tự động xem xét công, thời gian làm việc và phản hồi ngay trên phần mềm.
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
  • AMIS Tiền lương: Với AMIS Tiền lương, nhân viên dễ dàng xem bảng lương và xác nhận lương của mình. HR không còn mất thời gian, công sức khi tính lương cho nhân viên. Ngoài ra, AMIS Tiền lương hỗ trợ tự động trích những khoản phải khấu trừ theo quy định của pháp luật như BHXH, Thuế TNCN….
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương

Những lý do doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM

  • Phần mềm được nghiên cứu và phát triển bởi công ty MISA – Công ty Công nghệ với 28 năm kinh nghiệm sản xuất phần mềm tại Việt Nam.
  • IVY moda, Trống Đồng Palace và rất nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng sử dụng phần mềm quản trị nhân sự của MISA. Sau khi sử dụng, các doanh nghiệp đều có đánh giá và phản hồi tốt về phần mềm quản trị nhân sự này.
Đừng bỏ qua: Trống Đồng Palace hoàn thành mục tiêu giảm 50% thời gian quản lý nhân sự với AMIS HRM
  • MISA AMIS HRM tích hợp các nghiệp vụ trên một phần mềm duy nhất, có liên kết với phần mềm khác của MISA như Kế toán, Bán hàng,…. giúp doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp để phát triển toàn diện.

Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về phần mềm, mời bạn để lại thông tin dưới đây.

Kết luận

Trên đây là một số những phân tích về những lợi ích khi sử dụng Mentorship program cho doanh nghiệp cũng như cho người tư vấn (Mentor) hay người được tư vấn (Mentee). Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết thêm về chương trình Mentorship để áp dụng hiệu quả vào công tác quản trị nhân lực.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 6 Trung bình: 4.8]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả