Marketing – bán hàng Bán hàng Phân tích mô hình PEST của Tiki chi tiết nhất 2023

Mô hình PEST của Tiki giúp thương hiệu này phân tích được tác động của môi trường bên ngoài. Việc phân tích chính xác và kỹ lưỡng các tác động của môi trường vĩ mô sẽ giúp Tiki triển khai các chiến lược phù hợp cho tương lai. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu mô hình PEST của Tiki với các thông tin dưới đây.

Phân tích tổng quan mô hình PEST của Tiki
Phân tích tổng quan mô hình PEST của Tiki

Giới thiệu tổng quan về Tiki

Trước khi tìm hiểu về mô hình PEST của Tiki, hãy cùng MISA AMIS điểm qua một số thông tin về trang thương mại điện tử nổi tiếng này.

Tiki được thành lập năm 2010 bởi doanh nhân Trần Ngọc Thái Sơn. Tiki là viết tắt của “Tiết kiệm” và “Tìm kiếm”. Trang thương mại điện tử Tiki ra đời với mục nhằm mục đích giúp khách hàng mua được sản phẩm tuyệt vời với giá cả phải chăng. 

Đây cũng là một trong số các Website thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Việt Nam, thậm chí còn vượt qua cả Lazada của Alibaba, hay Sendo của FPT về lưu lượng truy cập. Có thể nói nếu như không có tâm huyết và tài năng của người sáng lập kiêm CEO – ông Trần Ngọc Thái Sơn thì Tiki đã không thể tồn tại trên thị trường Việt Nam ngày nay.

Giống như Jeff Bezos khi thành lập Amazon, ông Sơn khởi tạo Tiki ban đầu với tư cách là một trang web bán sách ngoại ngữ online sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài. Về Việt Nam vào 2009, anh nhận thấy nhu cầu về sách, đặc biệt là sách tiếng Anh của độc giả.

Ông chia sẻ: “Đọc sách chưa phải là thói quen của đa số người Việt Nam, nhưng khi dân trí đi lên, người đọc sách sẽ nhiều hơn”. Sau hai năm, Tiki nhanh chóng trở thành trang thương mại điện tử nổi tiếng về sách.

Sau khi nhận thấy tiềm năng của một doanh nghiệp thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng thông qua hành vi khách hàng trong môi trường số. Từ một trang web bán sách trực tuyến Tiki đã quyết định lấn sân sang các lĩnh vực nhau, tham vọng chiếm lĩnh thị phần thương mại điện tử Việt Nam.

CRM Salesforce

Mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST là gì?
Mô hình PEST là gì?

PEST là một mô hình quản lý theo đó các nhà lãnh đạo có thể đánh giá những yếu tố bên ngoài (chính trị, kinh tế, xã hội, và công nghệ) ảnh hưởng tới doanh nghiệp ở hiện tại, cũng như trong tương lai. 

Mục đích của việc phân tích PEST là giúp nhóm quản lý của công ty hiểu rõ hơn về thị trường mà họ đang hoạt động và cách họ có thể chuẩn bị cho những thay đổi cần thiết. 

Các yếu tố chính của mô hình PEST

P – Political (Môi trường chính trị)

Môi trường chính trị là những yếu tố được thúc đẩy bởi các hành động và chính sách của chính phủ. Chúng bao gồm những quyết định như:

  • Thuế doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của một công ty.
  • Các sáng kiến ​​chính sách tài khóa.
  • Tranh chấp thương mại tự do.
  • Chống độc quyền và các vấn đề chống cạnh tranh khác.
  • Quy chế tuyển dụng.
  • Thuế gián thu và thuế trực thu gây ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường.

Cần lưu ý rằng ngay cả sự gia tăng của các tranh chấp thương mại “tiềm ẩn” hoặc các vấn đề chống độc quyền cũng có thể mang đến những rủi ro và cơ hội to lớn cho các đội ngũ quản lý. 

Lập trường khác nhau về các vấn đề nền tảng quan trọng giữa các đảng phái cũng có thể khiến cho các cuộc bầu cử diễn ra đặc biệt khó khăn đối với đội ngũ quản lý của một công ty, bởi lẽ phạm vi kết quả có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào kết quả bầu cử.

Ví dụ về yếu tố chính trị: Một công ty đa quốc gia đóng cửa một số cơ sở ở quốc gia có mức thuế cao hơn và chuyển hoạt động đến những nơi có thuế suất thấp hơn hoặc nơi có các gói tài trợ và trợ cấp nhiều hơn.

E – Economic (Môi trường kinh tế)

Môi trường kinh tế liên quan đến nền kinh tế rộng hơn và có xu hướng rõ ràng về bản chất tài chính. Chúng bao gồm:

  • Lãi suất.
  • Tỷ lệ việc làm.
  • Lạm phát.
  • Tỷ giá hối đoái.

Nhiều nhà phân tích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có xu hướng cân nhắc quá kỹ càng các yếu tố kinh tế trong phân tích của họ vì chúng dễ dàng được định lượng và mô hình hóa hơn so với một số yếu tố khác trong khuôn khổ này.

Ví dụ về yếu tố kinh tế: Dựa trên vị trí của tổ chức trong chu kỳ kinh tế và lợi tức kho bạc đang hoạt động, một nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu trong các mô hình giả định của họ; điều này có thể có tác động đáng kể đến việc định giá của các công ty mà họ tham gia. 

S – Social (Môi trường xã hội)

Môi trường xã hội thường khó định lượng hơn các yếu tố kinh tế. Chúng đề cập đến sự thay đổi hoặc diễn biến theo cách mà các quốc gia tiếp cận cuộc sống, do đó có thể tác động đến hoạt động thương mại. 

Các yếu tố xã hội bao gồm:

  • Nhân khẩu học.
  • Xu hướng phong cách sống.
  • Niềm tin của người tiêu dùng.
  • Thái độ xung quanh điều kiện làm việc.

Các yếu tố xã hội thường được xem là thành phần không mấy quan trọng so với những yếu tố gây ảnh hưởng trước mắt như lãi suất hoặc thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng đến toàn bộ ngành công nghiệp có thể là cực kỳ lớn.

Hãy xem xét xu hướng hướng tới lối sống lành mạnh và năng động hơn đã mở ra tiềm năng như thế nào đối với sự phát triển của các công nghệ thể dục, cũng như nhiều thay đổi về bản chất của các thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ và cách chúng được đóng gói và bán trên thị trường.

Ví dụ về yếu tố xã hội: Sau đại dịch Covid-19, ban lãnh đạo tại một công ty công nghệ đã phải đánh giá lại nghiêm túc các hoạt động tuyển dụng, giới thiệu và đào tạo sau khi một số lượng lớn nhân viên bắt đầu ưa thích mô hình kết hợp làm việc tại nhà (work from home).

CRM Salesforce

T – Technology (Môi trường công nghệ)

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, công nghệ hiện diện ở khắp mọi nơi – và nó đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Các đội ngũ quản lý và các nhà phân tích cũng cần phải nhận thức được tác động của các yếu tố công nghệ đến tổ chức hoặc ngành như thế nào. Chúng bao gồm:

  • Tự động hóa.
  • Nghiên cứu và phát triển (R&D) có thể tác động đến cả chi phí và lợi thế cạnh tranh.
  • Cơ sở hạ tầng công nghệ (như 5G, IoT, v.v.).
  • An ninh mạng.

Đột phá công nghệ trong môi trường kinh doanh hiện nay chứng kiến tốc độ và quy mô lớn chưa từng có, và nó đã có tác động tàn phá đến nhiều ngành và lĩnh vực kinh doanh truyền thống – để dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể thấy cách Uber làm thay đổi ngành vận tải hoặc sự ra đời của thương mại điện tử đã cách mạng hóa ngành bán lẻ như chúng ta đã biết. 

Ví dụ về yếu tố công nghệ: Một nhóm quản lý phải cân nhắc các tác động thực tế và tài chính của việc chuyển đổi từ các máy chủ vật lý sang giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây.

Phân tích mô hình PEST của Tiki

Yếu tố chính trị trong mô hình PEST của Tiki

Yếu tố chính trị trong mô hình PEST của Tiki
Yếu tố chính trị trong mô hình PEST của Tiki

Ổn định chính trị là một yếu tố có tầm quan trọng cực kỳ lớn trong quá trình phát triển của một quốc gia, bởi lẽ, nó được xác định là môi trường lý tưởng giúp tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, đây cũng được coi là hệ quả của sự phát triển kinh tế yếu kém. 

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia đặt vấn đề bình ổn chính trị lên hàng đầu. Trải qua những năm tháng chiến tranh dai dẳng, hơn ai hết Việt Nam hiểu được giá trị của một đất nước nơi mà chính trị – xã hội luôn được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế vững mạnh.

Theo ông Philippe Delalande, tiến sĩ kinh tế Pháp, nhận định rằng một trong những lợi thế của Việt Nam đó chính là sự ổn định chính trị, điều này giúp Việt Nam đạt được đồng thời cả 2 mục tiêu quan trọng đó là xây dựng hòa bình đất nước và theo đuổi chính sách phát triển kinh tế. 

Thật vậy, xét trong khoảng 20 năm trở lại đây, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998 khiến không ít các nước trong khu vực chật vật để phục hồi nền kinh tế thì Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng. 

Về luật pháp, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật vững chắc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Điển hình có thể kể đến: Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11, Luật giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13, Luật công nghệ thông tin 2006 số 67/2006/QH11, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 số 59/2010/QH12,…

Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST của Tiki

Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST của Tiki
Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST của Tiki

Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, bằng chứng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn vượt mức 300 tỷ USD từ năm 2018 đến nay (theo số liệu Ngân hàng Thế giới – World Bank). 

Đây là thông tin đáng mừng bởi lẽ khi cả thế giới còn đang loay hoay trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 thì kinh tế Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương. Bất chấp mức tăng trưởng giảm sút so với thời kỳ tiền Covid, nhưng World Bank vẫn lạc quan dự đoán số liệu này sẽ nhanh chóng phục hồi trong năm 2022 với mức tăng 7.5%.

Tỉ lệ lạm phát cũng là nhân tố cần bàn đến trong môi trường kinh tế. Về vấn đề này, chính phủ Việt Nam vẫn đang làm rất tốt vai trò của mình, bằng việc đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp giúp kìm hãm lạm phát tối đa, ổn định giá cả sản phẩm. 

Tỉ lệ trong những năm gần đây đều duy trì ổn định ở mức dưới 4%, ngay cả trong năm 2022, một năm biến động về kinh tế trên toàn thế giới. Theo đó, chi phí nguyên vật liệu thô, vật tư chiến lược hay chi phí logistics đều đứng trước áp lực tăng lên trên toàn thế giới.

Với quy mô 7 tỷ USD theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, ngành thương mại điện tử hiện đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD). Cùng tốc độ tăng trưởng lên đến 81%, đây là cơ hội rất tốt để Tiki có thể phát triển mô hình kinh doanh của mình trong tương lai.

Lượng tiêu dùng trong thời gian sắp tới cũng được kỳ vọng tăng cao, đồng thời tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động kinh tế ngày càng nhiều. Đây là đối tượng thường xuyên mua sắm không chỉ riêng cho bản thân, mà còn chịu trách nhiệm mua sắm cho cả gia đình. Chính vì vậy, Tiki cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị trực tiếp vào nhóm khách hàng tiềm năng trên nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Yếu tố xã hội trong mô hình PEST của Tiki

Yếu tố xã hội trong mô hình PEST của Tiki
Yếu tố xã hội trong mô hình PEST của Tiki

Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân và dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 30 triệu dân vào năm 2050. Với 70% dân số có độ tuổi dưới 35, Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng. Cùng với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ với 13%, con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026. 

Về con người, hiện tại Việt Nam đang xếp thứ 48 trên tổng 157 quốc gia về chỉ số vốn con người (HCI) với 0.67, trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện đứng thứ 2 chỉ sau Singapore – đây cũng là quốc gia có chỉ số vốn con người cao nhất với 0.88. 

Theo World Bank, HCI là chỉ số đo lường mức độ thiệt hại về năng suất và kinh tế khi các quốc gia đầu tư không đúng mức cho nguồn nhân lực. Hiểu đơn giản, ví dụ chỉ số HCI ở Việt Nam là 0.67.

Điều này đồng nghĩa với việc một đứa trẻ sẽ phát huy được 67% tiềm năng bản thân với điều kiện chúng được tiếp xúc đúng cách với giáo dục và y tế. Nói cách khác, Việt Nam đã thiệt hại 33% tiềm năng còn lại của một đứa trẻ.

Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST của Tiki

Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST của Tiki
Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST của Tiki

Về môi trường công nghệ, tại Việt Nam mức độ tiếp cận internet luôn đạt mức cao, cụ thể là trên 50%. Với mỗi nhóm nhân khẩu học, con số này được biểu hiện:

  • Nhóm tuổi từ 16-24 tuổi đạt 96% sử dụng internet.
  • Nhóm tuổi từ 25-34 đạt  91% sử dụng internet.
  • Nhóm tuổi từ 45-54 đạt 85% sử dụng internet.
  • Nhóm tuổi từ 55 trở lên đạt 52%.

Với lợi thế như trên, Tiki hoàn toàn có thể đưa ra các chiến dịch truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube… để thu hút thêm người dùng, đồng thời xây dựng chiến lược branding.

CRM Salesforce

Tổng kết

Là một trong ba sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, có thể nói Tiki đã có bước chuyển mình ngoạn mục khiến cho các đối thủ cạnh tranh phải dè chừng. 

Và một phần làm nên thành công của thương hiệu này không thể không kể tới việc phân tích chuẩn xác môi trường bên ngoài thông qua mô hình PEST. Hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về thương hiệu Tiki qua những thông tin về mô hình PEST do MISA cung cấp ở trên. 


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]