Tiền công thực tế là gì? Phân biệt với tiền công danh nghĩa ra sao

20/09/2022
1399

Tiền lương hay tiền công lao động theo khái niệm của kinh tế chính trị Marx-Lenin là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động và là giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong đó, tiền lương hay tiền công được phân loại thành tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế, sự khác biệt giữa hai loại tiền công này là gì, bản chất và ý nghĩa của chúng ra sao sẽ được MISA AMIS trình bày với các bạn đọc qua bài viết dưới đây.

1. Tiền công thực tế là gì? 

Dựa vào nghiên cứu học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể khái quát và đưa ra khái niệm về tiền công thực tế như sau: 

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. 

tiền công thực tế là gì

2. Phân biệt tiền công thực tế với tiền công danh nghĩa?

Cũng vào nghiên cứu học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, tiền công thực tế được định nghĩa “là giá cả hàng hóa sức lao động”

Để nhận diện rõ hơn, bảng dưới đây phân tích những điểm khác biệt giữa tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa.

Nội dung

Tiền công danh nghĩa

Tiền công thực tế

Khái niệm

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. 

Theo Wikipedia, tiền công danh nghĩa là mức tiền mà người lao động ký kết hợp đồng với chủ lao động được pháp luật thừa nhận. Nói cách khác, tiền công (tiền lương) danh nghĩa là toàn bộ số tiền theo thỏa thuận mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động phù hợp với kết quả lao động mà người đó đã cống hiến.

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

Nói cách khác, nó là việc tính toán so sánh xem tiền công danh nghĩa mà người lao động nhận được sẽ mua được bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ.

Quan hệ giá cả hàng hoá và tiền công

Tiền công danh nghĩa không vạch rõ được đầy đủ mức sống của công nhân. 

Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì người lao động sẽ chịu thiệt thòi do mức sống giảm đi nhưng người chủ lao động có thể không điều chỉnh ngay để kịp thời hỗ trợ tăng lương cho họ.

Tiền công thực tế thể hiện được chính xác mức sống của công nhân. 

Xem xét tiền công thực tế có thể thấy được sự biến động của mức giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ: 

Nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên (do lạm phát) thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống, và ngược lại, nếu giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ giảm xuống thì tiền lương thực tế sẽ tăng lên. 

Người sử dụng lao động

Được quy định trên hợp đồng lao động. Cùng với kết quả lao động thực tế của người lao động, tiền công danh nghĩa là căn cứ để tính và trả lương cho người lao động hàng kỳ. Không được quy định trên hợp đồng lao động.
Người lao động Là mức tiền lương, tiền công đã giao kết trên hợp đồng với người sử dụng lao động.

Là cơ sở để xác định, tính toán số tiền lương hàng kỳ nhận nhận được, là căn cứ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Là số tiền lương danh nghĩa quy đổi ra hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân có thể mua/sử dụng được.

Ý nghĩa

Là căn cứ xác định tiền lương, tiền công phải trả người lao động và xử lý tranh chấp pháp lý xảy ra.

Là căn cứ để người lao động hoặc công đoàn đề xuất người sử dụng lao động điều chỉnh tiền công danh nghĩa (thường theo xu hướng tăng lên bắt kịp tốc độ lạm phát) để đảm bảo mức sống cho người lao động.

Mong muốn đưa “Tiền công danh nghĩa” bằng hoặc cao hơn “Tiền công thực tế” phải trả cho người lao động.

Bảng 1: So sánh tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, KPCĐ

3. Ví dụ minh họa

Công ty CP Hoàng Minh trụ sở tại Hà Nội thỏa thuận các nội dung về tiền lương trên hợp đồng lao động ký kết với công nhân cư trú ở ngoại tỉnh nếu đi làm đủ công 26 ngày/tháng của công ty như sau:

– Tiền lương cơ bản: 3.800.000 đồng/tháng.

– Phụ cấp tiền ăn ca: 250.000 đồng/tháng.

– Phụ cấp tiền đi lại: 150.000 đồng/tháng.

– Phụ cấp tiền nhà ở: 200.000 đồng/tháng.

Tổng tiền lương và các khoản phụ cấp hỗ trợ một tháng là: 

3.800.000 + 250.000 + 150.000 + 200.000 = 4.400.000 đồng/tháng.

Thông tin bổ sung: 

Khoảng cách từ nhà trọ đến nơi làm việc của công nhân là 10km, công nhân thuê trọ 1 tháng là 1.200.000 đồng/tháng, tiền điện và tiền chi phí khác trung bình 300.000 đồng. Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì công ty thuộc vùng I là 4.680.000 đồng/tháng.

>> Xem thêm: Công việc của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp chi tiết nhất

Một số chi phí sinh hoạt của người lao động phát sinh như sau:

– Tiền ăn bữa sáng, bữa tối trung bình 1 tháng của người lao động là 1.500.000 đồng.

– Tiền điện thoại trung bình 1 tháng 300.000 đồng/tháng.

– Hiện công nhân đang có 1 con nhỏ, tiền sữa và các chi phí khác là: 3.000.000 đồng/tháng

– Tiền mua các vật dụng đồ dùng sinh hoạt cần thiết khác: 500.000 đồng/tháng

Xác định tiền lương tối thiểu, tiền công danh nghĩa theo tháng và so sánh:

Dựa vào các thông tin ví dụ đưa ra, có thể xác định được tiền công danh nghĩa của công nhân như sau (Giả sử trong tháng tính tiền công danh nghĩa công nhân chưa có làm thêm giờ):

Đvt: đồng

Đầu mục các khoản tiền công

Tiền lương tối thiểu (1 tháng) Tiền công danh nghĩa (1 tháng)

So sánh tiền lương tối thiểu so với tiền công danh nghĩa

Tiền lương cơ bản 4.680.000 đồng

(Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì công ty thuộc vùng I)

3.800.000 đồng Cao hơn:

4.680.000 – 3.800.000 

= 880.000 đồng

Phụ cấp tiền ăn ca 30.000 x 6 = 780.000 đồng

(Hiện nay mức suất ăn bình dân tham khảo tại Hà Nội là 30.000đ/suất ăn)

250.000 đồng Cao hơn: 

780.000 – 250.000 

= 530.000 đồng

Phụ cấp tiền đi lại (xăng xe) Hiện nay giá xăng dầu đang ở mức từ 26.000 đồng/lít đến 30.000 đồng/lít

=> giá xăng tạm tính 28.000 đ/lít 

Khoảng cách từ nơi ở đến nơi làm việc trung bình là 10km, cả đi và về là 20km. Đối với các dòng xe máy phổ thông dưới 175cc, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình dao động từ 2 đến 2,6 lít/100km, nếu đi trong thành phố và có dừng tắc đường có thể tạm tính là 3,5 lít/100km 

=> ước tính số xăng tiêu thụ cho 20km:

3.5/100 x 20 = 0.7 lít

=> Ước tính số tiền xăng dầu:

0.7 x 26 x 28.000 = 509.600 đồng 

150.000 đồng Cao hơn:

509.600 – 150.000 

= 359.600 đồng

Phụ cấp tiền nhà ở 1.200.000 + 300.000 = 1.500.000 đồng 200.000 đồng Cao hơn:

1.500.000 – 200.000 

= 1.300.000 đồng

Tổng cộng 7.469.600 đồng 4.400.000 đồng 880.000 + 530.000 + 359.600 + 1.300.000

= 3.069.600 đồng

(Hay 7.469.600 – 4.400.000)

Bảng 2: Xác định và so sánh tiền lương tối thiểu và tiền công danh nghĩa

tiền công thực tế là gì

Nhìn vào bảng phân tích trên có thể thấy rằng: 

Tiền công danh nghĩa của công nhân là 4.400.000 đồng (chưa tính đến các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác theo quy định) còn chi phí tiền lương tối thiểu để bù đắp các chi phí cuộc sống của công nhân là: 7.469.600 đồng. Hay tiền lương danh nghĩa đang thấp hơn tổng mức tiền lương tối thiểu ước tính của công nhân là 3.069.600 đồng. 

So sánh tiền lương thực tế với tiền công danh nghĩa và tiền lương tối thiểu:

– Các chi phí sinh hoạt thực tế của người lao động phát sinh trong 1 tháng như đã nêu ở ví dụ gồm:

+ Tiền ăn bữa sáng, bữa tối trung bình 1 tháng của người lao động là 1.500.000 đồng.

+ Tiền điện thoại trung bình 1 tháng 300.000 đồng.

+ Nuôi 1 con nhỏ, tiền sữa và các chi phí khác là: 3.000.000 đồng/tháng

+ Tiền mua các vật dụng đồ dùng sinh hoạt cần thiết khác: 500.000 đồng/tháng

Như vậy, tổng chi phí sinh hoạt thực tế là: 

1.500.000 + 300.000 + 3.000.000 + 500.000 = 5.300.000 đồng

– Tổng chi phí ước tính người lao động phải chi trả để duy trì cuộc sống (bao gồm chi phí sinh hoạt thực tế và ước tính chi phí ăn ca, nhà ở, đi lại đã phân tích như bảng 2) là:

5.300.000 + 780.000 + 509.600 + 1.500.000 =  8.089.600 đồng.

– Tổng tiền công danh nghĩa (bao gồm cả lương cơ bản và các loại phụ cấp) như xác định tại bảng 2 là: 4.400.000 đồng

Như vậy, tiền công danh nghĩa trong trường hợp này chưa thể đảm bảo mức chi phí sinh hoạt thực tế cho người lao động. 

Xét tỷ lệ tiền công danh nghĩa so với tổng chi phí ước tính người lao động phải chi trả:

4.400.000/8.089.600 x 100% = 54.39%

Như vậy, tiền công danh nghĩa chỉ đáp ứng được 54.39% chi phí ước tính người lao động phải chi trả để duy trì cuộc sống. Hay tiền công danh nghĩa trong ví dụ chỉ chuyển hóa được thành 54.39% tiền lương thực tế cần phải có để đảm bảo chi trả các khoản chi phí tối thiểu hàng tháng.

Như vậy mức tiền công của người lao động được ký kết trên hợp đồng lao động chưa thực sự phù hợp và không đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Trong trường hợp này, người lao động hoặc Ban chấp hành Công đoàn công ty nên có đề xuất và trao đổi, đàm phán với người sử dụng lao động để có phương án tăng lương, bổ sung các khoản phụ cấp… cho phù hợp với mức tiền công thực tế, đảm bảo đủ chi trả các chi phí thiết yếu.

Trên đây là toàn bộ nội dung làm rõ khái niệm tiền công thực tế, tiền công danh nghĩa và sự khác biệt giữa hai nội dung này. MISA AMIS hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc và những người lao động có thể hiểu hơn về hai loại tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa, nắm được khái quát phương pháp xác định; qua đó, kịp thời đề xuất điều chỉnh mức lương hoặc thỏa thuận lại mức lương với người sử dụng lao động để phù hợp với điều kiện sinh hoạt cũng như đảm bảo mức sống của người lao động.

Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán không chỉ với riêng kế toán tiền lương mà còn với tất cả các phần hành, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với lợi ích vượt trội:

  • Tự động hạch toán từ Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… tiết kiệm tối đa thời gian nhập liệu.
  • Đầy đủ các phần hành công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho…Tự động tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tự động đối chiếu phát hiện sai sót.
  • Kết nối: Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện lợi

Tham khảo sử dụng thử 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác kế toán – tài chính trong doanh nghiệp và đáp ứng các xu hướng làm việc mới!

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả