Gen Z nhảy việc: Tại sao gen Z thường ít gắn bó với doanh nghiệp? 

13/09/2022
3940

Gen Z nhảy việc là tình trạng khá “nóng hổi” và nhức nhối đối với các nhà tuyển dụng hiện nay. Không giống như thế hệ X, Y, thế hệ Z thường có xu hướng nhảy việc và ít gắn bó với doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thực trạng nhảy việc của gen Z.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Thực trạng nhảy việc của gen Z hiện nay 

Theo số liệu dự báo cho tới năm 2025, tại thị trường lao động Việt Nam, cứ 4 người đi làm sẽ có một người thuộc thế hệ Z. So với các thế hệ X, Y, các bạn trẻ gen Z thường có sự tự tin, khả năng độc lập và đi làm từ rất sớm. 

Anphabe – một đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng, việc làm đã có một cuộc khảo sát với gần 14.000 sinh viên trên toàn quốc, có tới 62% các bạn trẻ nhảy việc ngay trong năm đầu tiên đi làm. Bên cạnh đó, nhiều gen Z còn nhảy việc nhiều lần trong cùng một năm. Lý do chủ yếu là do các bạn trẻ cảm thấy chông chênh khi bước vào thị trường lao động, đồng thời cảm thấy chế độ lương thưởng không thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra. 

2. Vì sao gen Z thường nhảy việc trong thời gian ngắn?

2.1 Do thích trải nghiệm

Gen Z thường có ưu điểm là sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Lớn lên trong thời đại số, gen Z có cơ hội được tiếp cận kiến thức, văn hóa,…và nhiều điều mới mẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cũng chính vì thế, các bạn gen Z thường có xu hướng thích trải nghiệm, khám phá.

Nhiều bạn trẻ gen Z chỉ đi làm ở một doanh nghiệp khoảng 3-4 tháng cho tới 1 năm, sau đó quyết định nhảy việc để tìm kiếm một môi trường mới. Theo các bạn, môi trường cũ đã trở nên nhàm chán, hoặc không còn có nhiều điều thú vị để học hỏi nữa, các bạn muốn tìm kiếm một môi trường hoàn toàn mới để thử sức.

gen Z thích trải nghiệm
Gen Z nhảy việc để trải nghiệm nhiều công việc khác nhau

Bên cạnh đó, gen Z cũng được coi là một thế hệ hết sức đa-zi-năng, có khả năng thích nghi với nhiều công việc. Chính vì thế, trong những năm đầu đi làm, nhiều bạn không cố định cho mình một ngành nghề mà đề cao nhiều hơn về các trải nghiệm của bản thân, thử sức từ sales, marketing, chăm sóc khách hàng,…cho tới các công việc về sáng tạo, kỹ thuật,…

2.2 Do chưa tìm được định hướng phù hợp

Các bạn gen Z hiện nay thường là các bạn trẻ mới ra trường đi làm, hoặc đi làm được 1-2 năm, chính vì thế mà các bạn vẫn chưa thực sự có định hướng rõ ràng cho công việc của mình. 

Việc đi làm ở một môi trường không phù hợp vô hình chung tạo ra cho gen Z những áp lực nhất định. Hơn thế nữa, thế hệ Z cực kỳ nhạy cảm với những vấn đề về “sức khỏe tâm lý” so với các thế hệ trước đây. Do đó, nhiều bạn gen Z sẵn sàng quyết định nghỉ việc ngay khi họ cảm thấy rằng công việc đó đang gây sức ép và ảnh hưởng tới cuộc sống.  

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: GEN Z LÀ GÌ? TÍNH CÁCH VÀ NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA GEN Z

Gen Z nhảy việc do thiếu định hướng
Gen Z nhảy việc do thiếu định hướng trong công việc

2.3 Do cá tính mạnh, “cái tôi” lớn 

Đi đôi với khả năng học hỏi nhanh, sự năng động, sáng tạo, gen Z cũng có một đặc điểm đó là cá tính mạnh, thích thể hiện bản thân. 

Do đó, nhiều khi chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt ở chỗ làm, như bị quản lý phê bình, khúc mắc với đồng nghiệp, hay có điều gì chưa hài lòng, gen Z sẵn sàng nhảy việc. 

Cùng với đó, nhiều gen Z còn khá tự tin rằng họ có thể tìm được việc mới dễ dàng ngay khi từ bỏ công việc cũ, và gen Z nhảy việc mà không cần đắn đo quá nhiều. 

2.4 Do doanh nghiệp chưa đáp ứng được những kỳ vọng của gen Z 

Bên cạnh những vấn đề thuộc về gen Z, cũng cần thấy được một thực tế rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng của gen Z, từ môi trường làm việc, cơ hội phát triển, chế độ lương thưởng, đãi ngộ,…

Khác với các thế hệ trước, gen Z thường có kỳ vọng cao hơn về doanh nghiệp mà họ sẽ làm rất nhiều. 

Doanh nghiệp chưa đáp ứng kỳ vọng nhân viên
Thực tế không giống như kỳ vọng khiến nhiều bạn trẻ bị “vỡ mộng” khi đi làm

Đi đôi với sự nhiệt huyết, cống hiến, tính sáng tạo và linh hoạt trong công việc, gen Z cũng mong muốn có một môi trường làm việc thật chuyên nghiệp để gắn bó. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu rất nhiều để đáp ứng những kỳ vọng đó, khiến cho gen Z bị vỡ mộng và nảy sinh ý muốn nhảy việc. 

Để tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, giữ chân được gen Z trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, tổ chức có thể dùng đến các phần mềm quản lý nhân sự. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho cả HR và nhân viên, đồng thời ban lãnh đạo cũng đánhg giá được tổng quan tình hình biến động nhân sự của công ty.

3. Những khó khăn của nhà tuyển dụng khi gen Z nhảy việc? 

3.1 Mất chi phí tuyển dụng 

Thành công của người làm tuyển dụng không chỉ dừng lại ở việc tuyển được người vào, mà còn là làm thế nào để họ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và quyết định gắn bó lâu dài.

Có một thực tế là các HR dạo gần đây cực kỳ đau đầu với vấn đề tuyển dụng gen Z, khi sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp chưa tới một năm, khiến doanh nghiệp phải tiến hành tuyển dụng liên tục. 

Mỗi lần tuyển dụng là doanh nghiệp lại tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí. Do đó, việc các bạn trẻ gen Z nhảy việc thường xuyên sẽ gây áp lực rất lớn đến những người làm tuyển dụng. 

3.2 Mất công đào tạo 

Thông thường, nhân sự mới vào sẽ mất khoảng 1-2 tháng đầu tiên để học tập và làm quen với môi trường, với công việc. Sau đó, phải mất khoảng 5-7 tháng tiếp theo để tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu của doanh nghiệp, thì nhân sự mới thực sự thành thạo công việc của mình, thấu hiểu rõ hơn về sản phẩm và khách hàng. 

3.3 Tạo ra biến động nhân sự

Việc gen Z nhảy việc thường xuyên vô hình chung sẽ gây ra biến động nhân sự trong doanh nghiệp, nhất là khi gen Z càng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động. 

biến động nhân sự
Nhân viên nghỉ việc thường xuyên sẽ gây ra tình trạng biến động nhân sự trong doanh nghiệp

Biến động nhân sự là một điều không hề mong muốn, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của những người ở lại, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động, vận hành của bộ máy trong doanh nghiệp. 

4. Quan điểm của các nhà tuyển dụng về gen Z nhảy việc 

Nhận định về văn hóa nhảy việc của thế hệ Z, chị Ngô Thùy Trang (diễn giả Keira Ngo – Quản lý nội dung các chương trình đào tạo về Tâm lý học) cho biết: “Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến việc thay đổi công việc ở mọi lứa tuổi có thể kể đến: không hài lòng với quản lý, không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân, định hướng sự nghiệp, chế độ lương thưởng không tốt, công việc không phù hợp với sở thích và tính cách, môi trường làm việc chưa đáp ứng kỳ vọng.

Dien gia Keira Ngo
Diễn giả Keira Ngo. Nguồn ảnh: báo Tienphong

Đôi khi gen Z nhảy việc chỉ cần cảm thấy không hài lòng với một trong rất nhiều yếu tố công việc, họ sẵn sàng ra đi mà không cần quan tâm đến vẫn còn nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển trong tương lai”.

Chị Keira Ngo còn cho rằng, thực tế, nhiều bạn trẻ gen Z không chỉ chưa hiểu rõ về bản thân (điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm, sở thích) mà còn thiếu kiến thức về thị trường lao động (lộ trình phát triển nghề nghiệp, yêu cầu công việc, mức lương trung bình cho các vị trí, văn hóa làm việc tại mỗi doanh nghiệp,…) nên đôi khi họ hơi ảo tưởng về một công việc và môi trường hoàn hảo để gắn bó. 

Anh Hiếu Vũ (HR tuyển dụng) cho rằng: “Tôi không đánh đồng gen Z hay đối tượng nào cả, nhưng thực tế là tôi rất khó tuyển được bạn Gen Z về làm việc ổn định cho công ty. Các bạn yêu cầu cao, nhưng đôi khi hay tự ái, khi bị nhắc nhở thường cái tôi cao, khó tiếp thu và tỏ thái độ”.

Chị Nguyễn Thu Hà (Trưởng phòng quản trị nhân sự của CTCP phát triển TMĐT Thế hệ mới MetaTop) lại đưa ra quan điểm: “Nhiều bạn trẻ gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại mới, gia đình đầy đủ điều kiện, không bị áp lực tài chính. Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý thoải mái về tiền bạc, và khi phải đối mặt với áp lực công việc, nhiều bạn luôn có suy nghĩ rằng “không làm chỗ này thì làm chỗ khác”. 

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 CHIẾN LƯỢC TUYỂN DỤNG GEN Z GIÚP THU HÚT NHIỀU BẠN TRẺ TÀI NĂNG

Chi Nguyen Thu Ha
HRM Nguyễn Thu Hà. Nguồn ảnh: báo Tienphong

Tuy nhiên, theo chị Hà, thay vì phán xét hay dành những cái nhìn “không thiện cảm” cho ứng viên hay nhảy việc, nhà tuyển dụng nên cảm thông, bình tĩnh và tìm hiểu kỹ hơn về lý do tại sao ứng viên đó nghỉ việc ở công ty cũ. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng cần có vai trò khai thác kỹ về những mong muốn, nhu cầu của ứng viên để phân tích các cơ hội, và thách thức. Điều này giúp ứng viên hiểu hơn về công việc, bớt ảo tưởng về doanh nghiệp, cũng như góp phần giảm thiểu tình trạng nhảy việc trong tương lai.” 

Tuyển dụng và giữ chân gen Z với phần mềm MISA AMIS HRM

MISA AMIS HRM là phần mềm quản trị nhân sự tổng hợp hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, giúp giảm được nhiều công sức trong quá trình tuyển dụng, chấm công, tính lương, lưu trữ hồ sơ nhân viên. Giải pháp này làm giảm bớt những quy trình rườm rà trong tổ chức, giúp gen Z cảm thấy thoải mái hơn khi đi làm cũng như thực hiện các thủ tục liên quan.

Với AMIS HRM, doanh nghiệp có thể:

  • Tạo trải nghiệm tốt cho gen Z khi đi phỏng vấn, tự động nhắc nhở gửi email phản hồi kết quả, nâng cao thương hiệu bằng website tuyển dụng miễn phí với tính năng AMIS Tuyển dụng.
  • Dễ dàng chấm công mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức ngay cả khi nhân viên làm việc remote với tính năng AMIS Chấm Công.
  • Theo dõi lương thưởng, các khoản khấu trừ theo quy định, nhanh chóng phản hồi nếu có sai sót, giảm được rất nhiều thời gian, công sức cho cả HR và gen Z với tính năng AMIS Tiền Lương.
  • Ngoài ra, bộ phận HR có thể dễ dàng theo dõi thông tin nhân sự, quản lý hồ sơ, dữ liệu một cách khoa học với tính năng AMIS Thông tin nhân sự.
Demo một tính năng chấm công trên phần mềm
Demo một tính năng chấm công trên phần mềm

Có thể nói, AMIS HRM chính là phần mềm tuyệt vời để doanh nghiệp có thể quản trị gen Z một cách hiệu quả hơn, giúp gen Z hài lòng khi làm việc và ở lại với tổ chức lâu hơn.

Để nhận đăng ký sử dụng phần mềm quản trị nhân sự HRM của MISA AMIS, anh/chị hãy để lại thông tin tại đây.

Trên đây là một số phân tích xoay quanh vấn đề gen Z nhảy việc. Có lẽ mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những góc nhìn khác nhau về điều này. Tuy nhiên, có một điều không thay đổi đó là gen Z đang dần trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai. Chính vì thế, nhà tuyển dụng cần có những giải pháp phù hợp để tuyển dụng gen Z hiệu quả hơn. Chúc các anh/chị thành công. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả