Tài chính - kế toán Mẫu biểu, quy định Nội dung thông tư 107/2017/tt-btc chế độ kế toán hành chính sự...

Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và áp dụng từ ngày 01/01/2018. Thông tư 107 thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.

1. Thông tư 107 hướng dẫn các vấn đề nào?

Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về các vấn đề sau đây:

  • Danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc;
  • Danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán;
  • Danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán;
  • Danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị tại Điều 2 của Thông tư này.

thông tư 107>>> Có thể bạn quan tâm: Thông tư 80/2021 của bộ tài chính & biểu mẫu chi tiết nhất

2. Thời gian hiệu lực của thông tư 107/2017

Thông tư 107/2017/TT-BTC có thời gian hiệu lực từ ngày 24/11/2017. Đến nay, thông tư này vẫn còn hiệu lực

3. Một số điểm đáng chú ý của thông tư 107:

3.1. Về chứng từ kế toán

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 107 thì các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này và không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.

3.2. Về tài khoản kế toán

Căn cứ theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC thì hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại, từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 107/TT-BTC thì hệ thống tài khoản có nhiều sự thay đổi bao gồm 10 loại, trong đó:

  • Từ tài khoản loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) dùng để kế toán tài chính phản ánh tình hình: tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
  • Tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) dùng để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước (gọi tắt là kế toán ngân sách) đối với các đơn vị được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. Nếu một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán tài chính và đồng thời hạch toán kế toán ngân sách.

3.3. Về sổ kế toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 107/TT-BTC, tất cả các nghiệp vụ tài chính và kinh tế phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán đều bắt buộc phải được ghi chép trong sổ kế toán. Đồng thời, phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng các nguồn ngân sách sử dụng từ nguồn viện trợ, trợ cấp từ bên ngoài.

Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Đối với sổ kế toán có các mẫu sổ sau:

  • Sổ Nhật ký: Đây là loại sổ ghi lại các phát sinh về nghiệp vụ kinh tế tài chính  theo thời gian.
  • Sổ Cái: Đây là loại sổ ghi lại các phát sinh về nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Những số liệu ghi trên sổ này sẽ phản ánh rõ về tình hình tài sản các đơn vị cũng như nguồn kinh phí và tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp.
  • Sổ thẻ kế toán chi tiết: Đây là sổ ghi lại tình hình tài chính chi tiết nhất của các đơn vị hành chính, sự nghiệp và những điều này thì sổ Cái chưa phản ánh hết.

3.4. Về báo cáo quyết toán

So với Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC thì kỳ hạn lập báo cáo tài chính theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC có sự khác biệt, cụ thể:

Tiêu chí

Theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC

Theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

Về kỳ hạn lập báo cáo tài chính
  • Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm. 
  • Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm; 
  • Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
  • Báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm (thời điểm 31/12) theo quy định của Luật Kế toán.
  • Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
  • Đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước: Đơn vị lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Số liệu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm là số liệu thu, chi của năm ngân sách, tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/1 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác: Đơn vị lập báo cáo quyết toán năm. Đơn vị phải lập báo cáo quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán năm (sau ngày 31/12). Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

4. Tải ngay các mẫu văn bản đính kèm Thông tư 107

>>> Tải ngay các văn bản:

  • PHỤ LỤC SỐ 01: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẮT BUỘC
  • Mẫu phiếu thu – Mẫu số: C40-BB
  • Mẫu phiếu chi – Mẫu số: C41-BB
  • Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng – Mẫu số: C42-BB
  • Biên lai thu tiền – Mẫu số: C45-BB
  • … và các mẫu văn bản khác đính kèm Thông tư 107
TẢI NGAY CÁC VĂN BẢN ĐÍNH KÈM THÔNG TƯ 107

Hiện nay, kế toán doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần được cập nhật các quy định nhanh chóng kịp thời để có những quyết định đúng đắn. Các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME… thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định, các thông tư, nghị định mới nhất để đảm bảo kế toán doanh nghiệp sẽ kịp thời nắm bắt được thông tin. 

Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán doanh nghiệp:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]