Brand Loyalty là gì? 7 bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

30/07/2022
2494

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, xây dựng Brand Loyalty là việc vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Vậy Brand Loyalty là gì và các bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể nhất, mang đến bạn cái nhìn tổng quát về Brand Loyalty.

I. Brand Loyalty (Sự trung thành với thương hiệu) là gì?

Brand Loyalty – Sự trung thành với thương hiệu là một dạng hành vi của khách hàng lặp đi lặp lại theo thời gian. Họ được xem là những khách hàng trung thành của thương hiệu, và luôn tin tưởng, sẵn sàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu bạn, bất kể sự có mặt của những nhãn hàng khác trên thị trường có giá thành rẻ hơn, thậm chí khoảng cách mua sắm gần hơn. Điều này chỉ xảy ra khi khách hàng biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của họ và không cần phải dùng thử thương hiệu khác. 

Brand Loyalty (Sự trung thành với thương hiệu) là gì?
Brand Loyalty (Sự trung thành với thương hiệu) là gì?

Mọi thương hiệu đều mong muốn và tìm cách giữ chân khách hàng của mình quay trở lại càng nhiều càng tốt. Đây là một trong những thách thức khó đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp và quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng giảm tỷ lệ khách hàng rời đi đồng thời tăng tỉ lệ khách hàng ở lại. 

Thông thường, khách hàng sẽ dành sự trung thành cho một thương hiệu nào đó khi đã đủ sự tin tưởng. 

Coca Cola đã rất thành công trong việc tạo dựng Brand Loyalty. Thực tế, thị trường hiện nay có vô số hãng nước ngọt có ga ra đời, nhưng từ trước đến nay Coca Cola vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới, bất chấp Pepsi với những nỗ lực Marketing đình đám.

>> Đọc thêm: 7 cách để xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả nhất

II. Điểm khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty

Sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này có thể phân biệt như sau: Customer Loyalty (Mức độ trung thành của khách hàng) xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp đến khách hàng, còn Brand Loyalty được xây dựng dựa vào hình ảnh thương hiệu của bạn. 

Điểm khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty
Điểm khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty

Hơn nữa, Customer Loyalty hướng đến việc vận dụng các chương trình khuyến mãi, coupons, giảm giá để gắn kết khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 

Trong khi Brand Loyalty tập trung hướng đến sự liên kết về mặt cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu, nhiều hơn việc sử dụng các chiến lược giảm giá để kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Với Customer Loyalty, một khi doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động kích cầu bán hàng, khách hàng dễ dàng rời xa họ.

III. 3 mức độ trung thành với thương hiệu

1. Brand Recognition – Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên phát triển lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu đó. Trước khi người tiêu dùng ấn tượng về thương hiệu, bạn cần để khách hàng tiếp xúc với thương hiệu một cách liên tục và đều đặn. Đến lúc khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ, doanh nghiệp của bạn có thể là điều đầu tiên xuất hiện trong tư tưởng. 

Sự nhận diện thương hiệu được tạo ra bởi nỗ lực Marketing với mục tiêu trở thành một cái tên quen thuộc và tiếp cận những đối tượng khách hàng phù hợp. Doanh nghiệp có thể phát triển nhận diện thương hiệu thông qua Social Media Marketing, Website để dễ dàng thể hiện và truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình.

Brand Recognition - Nhận diện thương hiệu
Brand Recognition – Nhận diện thương hiệu

2. Brand Preference – Sự ưa chuộng thương hiệu

Khi khách hàng ưa chuộng thương hiệu của bạn, chắc chắn là họ sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn hơn những thương hiệu khác. 

Tuy nhiên, đứng trước sự cám giỗ từ chiến lược Marketing của thương hiệu khác, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng và lung lay tâm lý. Do đó, Marketer cần tạo ra một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ và duy trì nó ở mọi khía cạnh trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

3. Brand Insistence – Sự khẳng định thương hiệu

Ở mức độ này, sự khẳng định thương hiệu giúp doanh nghiệp luôn nằm trong tâm trí khách hàng. Nếu tâm trí khách hàng đã đồng điệu với thương hiệu của bạn, và bạn cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt, cùng với sản phẩm/ dịch vụ chất lượng, thì hiển nhiên bạn có thể biến khách hàng trở thành người truyền bá thương hiệu miễn phí. Đây cũng là mức độ trung thành cao nhất mà mọi doanh nghiệp muốn hướng đến.

IV. 7 bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

Xây dựng Brand Loyalty không phải là việc đơn giản mà nó đòi hỏi cả một quá trình nổ lực và xây dựng chiến dịch Marketing để lấy được “trái tim” của những vị khách hàng khó tính. Muốn làm được điều này, Marketer cần phải có phương hướng và các bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu rõ ràng.

Bước 1: Chiến lược thương hiệu mạnh mẽ

Bước đầu tiên mà bạn cần xây dựng để có được lòng trung thành khách hàng nhanh nhất là xác định chiến lược thương hiệu. Bằng cách xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất dài hạn. Việc nắm vững kế hoạch về chiến lược thương hiệu tạo cơ hội cho doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường và ghi dấu ấn với khách hàng tiềm năng. 

Chiến lược thương hiệu mạnh mẽ
Chiến lược thương hiệu mạnh mẽ

Nếu doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch thương hiệu đồng nhất thì rất dễ tạo ra những xung đột trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing trở nên không nhất quán, thiếu chuyên nghiệp và khó để lại ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.

>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần biết

Bước 2: Định vị thương hiệu doanh nghiệp

Một khi đã vạch ra chiến lược thương hiệu bằng kế hoạch phát triển lâu dài, bạn cần phải định hình rõ những gì thị trường đang nghĩ về bạn. Khảo sát các chiến lược Marketing, Sale trước đây có được khách hàng đón nhận? Khách hàng suy nghĩ thế nào về thương hiệu của bạn? Sau khi thiết lập các bản nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hoàn toàn xác định mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Bước 3: Đinh hình tính cách thương hiệu

Bước tiếp theo bạn cần thực hiện để xây dựng lòng trung thành của khách hàng là định hình tính cách thương hiệu qua logo, tên thương hiệu, slogan ý nghĩa mà bất cứ khi nào bắt gặp, khách hàng đều nhớ ngay đến thương hiệu của bạn. Chắc hẳn, khách hàng thường xu hướng cảm thấy thân thuộc và dễ dàng lựa chọn những thương hiệu có phẩm chất, tính cách rõ ràng. 

>> Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng brand guideline 

Bước 4: Truyền tải câu chuyện thương hiệu

Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) không chỉ là những công dụng khô khan mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại mà còn là câu chuyện có nhiều điểm bất ngờ, ý nghĩa. Bạn có thể kể câu chuyện về quá trình hình thành sản phẩm của doanh nghiệp, như cách mà Johnny Walker thuật lại ý nghĩa của biểu tượng logo và câu khẩu hiệu “Keep Walking”, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thương hiệu ra đời. Một câu chuyện hấp dẫn bao giờ cũng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.

Truyền tải câu chuyện thương hiệu
Truyền tải câu chuyện thương hiệu

Bước 5: Đánh giá tên thương hiệu

Xây dựng lòng trung thành còn phụ thuộc vào cách đánh giá tên thương hiệu. Tên thương hiệu luôn đóng vai trò chi phối và điều khiển cảm xúc, hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Việc lựa chọn tên thương hiệu hay, chuẩn, đơn giản và chứa đựng đầy đủ ý nghĩa không hề dễ dàng. Do vậy, sau khi đã cân nhắc kỹ để lựa chọn tên thương hiệu, bạn cần đánh giá lại để xem xét mức độ phù hợp, nhận dạng tên thương hiệu trên thị trường.

Bước 6: Tạo dựng cộng đồng, giữ chân khách hàng

Bước tiếp theo không thể thiếu khi xây dựng Brand Loyalty là khả năng tạo dựng cộng đồng và giữ chân khách hàng cho phép thương hiệu nhận diện và được yêu thích hơn trên thị trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp thu hút khách hàng mới hiệu quả, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng mới. Đồng thời, tạo dựng cộng đồng, giữ chân khách hàng giúp tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp so với các đối thủ khác.

Bước 7: Xây dựng kiến trúc thương hiệu (Brand architecture)

Kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc thể hiện sự kết nối giữa brand với các thương hiệu khác nhỏ hơn của doanh nghiệp. Nó giúp thúc đẩy sự nhận biết của khách hàng về các sản phẩm cùng một thương hiệu. Từ đó trở thành một kiến trúc vững chắc chi phối lòng trung thành của khách hàng với một thương hiệu. Động thời tăng hiệu quả bán hàng ở hệ sinh thái sản phẩm/ dịch vụ đa dạng của doanh nghiệp.

Xây dựng kiến trúc thương hiệu
Xây dựng kiến trúc thương hiệu

V. Tổng kết

Qua bài phân tích trên, AMIS MISA đã lý giải cho bạn đọc về Brand Loyalty là gì và 7 bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu tốt nhất. Hy vọng, bạn đã đúc kết cho mình kinh nghiệm quý giá khi xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Chúc bạn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả