Có rất nhiều phương pháp và nghệ thuật để quản trị doanh nghiệp, nhưng một trong những phương pháp đã được đúc rút ra từ rất lâu và đến ngày nay nó vẫn rất phù hợp với mọi doanh nghiệp đó là quản trị doanh nghiệp bằng tam trị. Vậy tam trị là gì? Và ứng dụng như thế nào vào doanh nghiệp, hãy cùng MISA đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MISA TẶNG BẠN EBOOK QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG XUẤT CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN DƯỚI QUYÊN |
1. Tam trị trong quản trị doanh nghiệp là gì?
Tam trị được xuất phát từ tư duy trị Quốc bao gồm 3 yếu tố chính đó là: Nhân trị (lấy nhân nghĩa làm gốc), Pháp trị (lấy nguyên tắc, luật lệ làm gốc), Kỵ trị (khoa học kỹ thuật làm gốc).
Những ngày gần đây, giới doanh nhân chia sẻ với nhau về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp: Tam trị. Vậy tam trị là gì? Và ứng dụng như thế nào vào doanh nghiệp?
Từ xưa, tam trị được hiểu là tư duy trị quốc bao gồm: nhân trị (lấy nhân nghĩa làm gốc) – pháp trị (lấy nguyên tắc, luật lệ làm gốc) – kỹ trị (lấy khoa học kỹ thuật làm gốc).
Không có một kết luận nào chính xác cho việc trường phái lãnh đạo nào là đúng tuyệt đối hay sai tuyệt đối, nó chỉ phù hợp hoặc không phù hợp cũng giống như có nhiều người lại ủng hộ Tào Tháo, Lưu Bị nhưng cũng có người ủng hộ Tôn Quyền. Giống như ở một số Quốc gia họ áp dụng pháp trị “cai trị bằng pháp luật” họ xem pháp luật là công cụ để cai trị.
1.1 Nhân trị
Khổng Tử là một trong những người đầu tiên đưa ra triết lý về nhân trị hay đức trị. Khổng Tử nói, nếu chúng ta lấy nhân nghĩa để đối xủ với mọi người, bản thân mình tốt, trở thành con ngường đáng kinh trọng, đang quý thì bạn không cần nói nhiều, không phải kêu gào thì mọi người cũng sẽ ủng hộ, không cần quá nỗ lực cũng xong. Ngược lại nếu lãnh đạo không làm gương, không chính đáng thì có ép thế nào nhân viên cũng không phục, không theo.
Một người lãnh đạo sử dụng nhân trị là nhà lãnh đạo bằng cả tấm lòng, rất tinh tế khi đối xử với cấp dưới. Họ coi nhân viên của mình là gia đình, giành nhiều thời gian để đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ nhân viên trong công việc cũng như đời sống. Họ khuyến khích và tạo ra văn hóa để mọi người có thể cởi mở, giúp đỡ và tha thứ.
Khi mọi nhân viên được gắn kết, sự yêu thương được hình thành sẽ giúp nhân viên có đam mê, mong muốn cống hiến. Họ coi văn phòng, nhà máy là ngôi nhà thứ 2, từ đó cố gắng lao động, kết quả tốt và gắn kết lâu dài.
>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
1.2 Pháp trị
Pháp trị là mọi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ phải hoạt động dựa trên luật lệ rõ ràng và hoàn chỉnh. Có thưởng, phạt rõ ràng và không ai được ngoại lệ. Hãy hình dung pháp trị giống như một chiếc xe lựa tốc độ cao, nếu đường ray tốt thì xe vẫn cứ vận hành ổn định và đi xa.
Nếu theo hướng pháp trị thì doanh nghiệp sẽ có tính chuyên nghiệp, môi trường làm việc văn minh, hạn chế tối đa sai lầm và những đặc điểm không phù hợp.
Trong 3 nguyên tắc của Tam Trị thì, pháp trị thường được sử dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Bởi ở thời gian đầu việc tạo ra các nội quy, chính sách rõ ràng và áp dụng một cách triệt để cho tất cả mọi người thì sẽ hiệu quả. Nhưng nếu áp dụng phương pháp này một cách thái quá sẽ gây nặng nề, tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả làm việc của nhân viên.
1.3 Kỹ trị
Tinh hoa thứ 3 trong tam trị đó là kỹ trị, đây là triết lý mới và hiện đại hơn so với hai triết lý bên trên. Kỹ trị bao gồm 3 đặc điểm cơ bản đó là: nhân viên phải biết rõ quy luật của công việc được giao phó, thứ 2 có khả năng lên kế hoạch và hành động hiệu quả, thứ 3 là không tạo mẫu thuẫn do phân phối lợi ích không đồng đều.
Một người lãnh đạo giỏi cần phải hiểu rõ được cả kề quản trị và kỹ thuật để phụ trách cũng như giao việc cho người giỏi nhất. Cần phải xác định được mục tiêu cũng như kế hoạch, đã vạch ra thì cần phải làm được. Luôn nắm bắt được tình hình doanh nghiệp, nếu cần hỗ trợ sẽ tư vấn. Dự báo và sẵn sàng với các rủi ro và kiểm soát nó thật tốt.
Hãy hình dung doanh nghiệp theo Kỹ trị là hệ thống bánh răng, thông qua việc gắn kết tốt sẽ có được năng suất và hạn chế những lãng phí sai lầm. Nhưng không một doanh nghiệp nào có thể quản trị 100% bằng công nghệ, cần phải kết hợp một cách khéo léo tránh bị làm dụng bởi công nghệ.
Đồng thời hạn chế của phương pháp này đó là, nếu xảy ra sau sót sẽ ảnh hưởng diện rộng, đồng thời nếu quá phụ thuộc sẽ dẫn đến tình trạng không gắn kết, quản trị thiếu tình người.
Với cả 3 quan điểm của tam trị, mỗi quan điểm sẽ đóng góp vào mỗi giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp. Nếu biết cách kết hợp khéo léo giữa 3 quan điểm trên thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ vững mạnh.
>> Xem Thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản trị doanh nghiệp SMEs
2. Nên áp dụng nhân trị, pháp trị hay kỹ trị để quản trị doanh nghiệp hiệu quả?
2.1 Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp của Chủ tịch HĐQT Thế giới di động
Trong sự kiện “Tinh hoa tam trị” anh Nguyễn Đức Tài chủ tịch HĐQT của thế giới di động đã chi sẻ nhiều về phương châm quản trị doanh nghiệp của mình cũng như việc áp dụng tam trị trong mỗi giai đoạn.
Theo anh Tài, thì vào năm 2004 khi doanh nghiệp mới được thành lập thfi ban lãnh đạo công ty đã sử dụng pháp trị là chủ yếu. Nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành lúc ban đầu, TGDĐ đã đưa ra những quy trình, quy định,nội quy, hướng dẫn để nhân viên tuân thủ. Lúc bấy giờ anh Tài cũng tóm gọn lại là nó có quá nhiều quy định và làm đúng sẽ được thưởng làm sau sẽ bị phạt.
Nhưng khi đến năm 2009, Thế giới di động đã hoạt động ổn định, nhưng nhân sự lại chia thành 2 phe rõ rệt: một là làm sao để doanh nghiệp phát triển, hai là họ chỉ mưu cầu làm việc tử tể hết tháng thì nhận lương. Thời điểm này là lúc mà anh Tài cùng với ban lãnh đào nhận thấy rằng phải thay đổi.
Lúc này chủ tịch HDDQT của Thế giới Di động cho rằng không phải đi học quá nhiều, hay việc tách bạch chuyện dùng phương thức gì mà chỉ cần mọi thứ xuất phát từ tâm. Một cách phát trị từ tâm sẽ khác với pháp trị giới hạn, một nhân trị từ tâm sẽ đưa ra những chính sách đãi ngộ từ tâm chứ không phải “chiêu trò” để giữ người.
và cuối cùng là nhân trị mới giúp việc xây dựng các đội ngũ, gắn kế nhân viên và hỗ trợ lẫn nhau để làm được những điều to lớn.
Nhưng cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng, tư duy quản trị sẽ phụ thuộc vào cấp bậc của người lãnh đạo
- Vị trí Chủ tịch HĐQT: đây là vị trí cần phải giỏi về nhân trị, vì họ là người có thể chèo lái cả doanh nghiệp cạnh tranh trên tầm chiến lược 10 – 20 năm, nên họ cần phải nhìn xu hướng thị trường cũng như xem xét đối thủ khác để có những chiến lược phù hợp.
- Vị trí Giám đốc điều hành: vị trí này thì việc sử dụng pháp trị sẽ giúp họ có thể đưa ra những đường lối và chủ trương đã định.
- Vị trí phụ trách chuyên môn: Tại vị trí này thì cần phải am hiểu kỹ trị bởi họ cần đảm bảo bộ phận của mình hoạt động đúng các chức năng, nhiệm vị và đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy mà kiến thức chuyên môn cần được đề cao phải là người am hiểu kỹ trị.
2.2 Vậy quản trị doanh nghiệp nên dựa vào nhân trị, pháp trị hay tam trị?
Có quan điểm cho rằng thì tình cảm là sợi dây giúp liên kết và giữ chân nhân tài, tại đây quy tụ nhiều đồng nghiệp đồng chí hướng, mục tiêu. Nhưng nếu chỉ có tình cảm thì chưa đủ bởi, nếu quản trị bằng tình cảm sẽ dẫn đến những bất công, như vậy chính nhân trị là nguyên nhân khiến doanh nghiệp có thể sụp đổ.
Ngày nay, doanh nghiệp sẽ không thể phụ thuộc vào nhân trị và pháp trị bởi công nghệ (kỹ trị) càng ngày càng phát triển và đóng vai trò rất lớn trong các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã uwngd dụng khoa học kỹ thuật vào quản trị, vận hạnh, tối ưu quy trình khuôn mẫu. Điển hình như sử dụng các hệ thống quản lý doanh nghiệp hay các phần mềm ERP hoặc phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Chính vì vậy để phát triển doanh nghiệp thành công nên lấy nhân trị làm gốc nhưng cũng không được phép bỏ qua pháp trị và kỹ trị, bởi để tạo nên thành công cho cả doanh nghiệp là tất cả mọi người chứ không phải riêng cá nhân ai cả. Chính vì vậy hãy áp dụng Tam Trị một cách khéo léo để chèo lái hướng đi của doanh nghiệp đúng đắn nhất.
(Bài viết có sự tham khảo từ cafef)
Trải nghiệm miễn phí các tính năng của MISA AMIS Công việc – tăng ngày từ 20% năng suất