Quản lý - điều hành Kỹ năng lãnh đạo Các kỹ năng của nhà quản trị để vận hành doanh nghiệp...

Các kỹ năng của nhà quản trị để vận hành doanh nghiệp thành công

Để vận hành doanh nghiệp, bạn cần nắm vững các kỹ năng của nhà quản trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và có đủ kiến thức để rèn luyện những kỹ năng đó. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu thêm về các kỹ năng bạn cần có ngay hôm nay!

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP

I. Kỹ năng của nhà quản trị là gì?

Các kỹ năng của nhà quản trị được hiểu là khả năng, kinh nghiệm và sự thành thạo trong quá trình thực hiện một công việc. Tầm quan trọng của các kỹ năng này phụ thuộc vào vị trí cấp quản lý khác nhau.

Trong đó, những nhà quản lý cấp cao hơn sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng tư duy hơn. Ngược lại, đối với cấp quản lý thấp hơn, kỹ năng kỹ thuật trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý nhân sự sẽ cần thiết ở bất kỳ cấp độ nào.

kỹ năng của nhà quản trị
Khái niệm kỹ năng của nhà quản trị

Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có kỹ năng quản lý vì kiến ​​thức sâu rộng của họ về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như các chuyên môn kế toán, tiếp thị, bảo hiểm, tài chính, quản trị, khoa học quản lý và quản lý nguồn nhân lực.

Họ có thể giám sát hoạt động của các bộ phận khác nhau của công ty khi họ hiểu rõ về cách thức hoạt động của từng bộ phận. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng theo dõi xu hướng thị trường và tư vấn cho công ty để tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! 

II. Các kỹ năng nhà quản trị cần có

Các kỹ năng của nhà quản trị là kết quả của cả quá trình làm việc, tích lũy, học hỏi và phát triển nhiều bộ kỹ năng. Để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn phải đầu tư nghiêm túc theo một lộ trình rõ ràng để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của mình.

1. Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược

Sự khác biệt lớn nhất giữa nhân viên và người đứng đầu quản trị doanh nghiệp là kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược. Khi bạn là nhân viên, bạn luôn cố gắng hoàn thành các KPI đã đặt ra. Trên thực tế, bạn đang đi theo kế hoạch mà cấp trên giao cho mọi người thực hiện.

Đối với quản lý cấp cao, các kỹ năng của nhà quản trị có yêu cầu cao hơn về tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Lập kế hoạch và tư duy chiến lược trong công việc sẽ giúp bạn vạch ra phương hướng rõ ràng để phát triển.

kỹ năng lập kế hoạch chiến lược
Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược của người quản lý

Vì vậy, ngoài việc tập trung vào những công việc hiện tại, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho tương lai. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thiết lập các ưu tiên dựa trên mục tiêu của công ty.

Trên thực tế, các kế hoạch luôn thay đổi do các yếu tố khách quan và chủ quan. Thế nhưng, với tư duy chiến lược rõ ràng bạn sẽ có kế hoạch dự phòng để thích ứng với những thay đổi này.

>> Xem thêm: Tầm hạn quản trị là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị

2. Kỹ năng quản lý và đào tạo

Tiếp theo, bạn cần có kỹ năng quản lý và đào tạo nhân viên của mình. Các kĩ năng của nhà quản trị bao gồm vận hành, tổ chức công việc và hoạch định chiến lược tổng thể:

  • Công việc điều hành và tổ chức liên quan đến việc phân bổ hợp lý và hiệu quả các nguồn lực làm việc. Nó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên cấp dưới cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Kế hoạch là việc thiết lập từ mục tiêu nhỏ thành mục tiêu lớn, từ mục tiêu ngắn hạn đến mục tiêu dài hạn. Để có thể hoạch định mục tiêu, người quản lý cần có tầm nhìn xa để xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh việc đưa ra các quyết định trong công việc, nhà quản lý cũng cần đóng vai trò hỗ trợ, đào tạo nhân viên. Thêm vào đó, họ cũng có vai trò định hướng cho cấp dưới đi theo lộ trình thăng tiến phù hợp.

Là một nhà quản lý, bạn cần học cách chia sẻ những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết với nhóm của mình. Từ đó, bạn giúp họ hình thành sự tự tin và phát huy năng lực cá nhân để góp phần thúc đẩy tổ chức cùng phát triển.

Làm thế nào để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

3. Kỹ năng quản lý nguồn nhân lực

Kỹ năng quản lý nguồn nhân lực bao gồm kiến ​​thức về nguồn nhân lực, khả năng điều phối và phối hợp các mối quan hệ. Điều này giúp kết nối mọi nhân viên thành một mạng lưới vững chắc hướng về các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý nhân sự không hề dễ dàng vì mỗi cá nhân trong công ty lại có những sự khác biệt lớn. Do đó, nó đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi, nâng cao các kỹ năng của nhà quản trị. Thậm chí, bạn phải học cách thấu hiểu tâm lý nhân viên.

Việc quản lý nhân viên của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển chung của tổ chức. Khi các nhà quản lý đặt nhân viên vào đúng vị trí với năng lực, họ sẽ nâng cao khả năng đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu bạn giao nhiệm vụ cho sai người có thể cản trở quá trình làm việc.

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, TĂNG NGAY NĂNG SUẤT VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC 

CTA MGM 02

4. Kỹ năng giao tiếp và tạo động lực

Hiện nay, các kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, thuyết trình hay quản lý cảm xúc được coi là kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. Bởi lẽ, bạn cần làm việc với nhiều người qua nhiều cách thức khác nhau.

Họ có thể là nhân viên, trưởng bộ phận của công ty cho đến khách hàng, đối tác,… Tiếp theo đó, các kênh giao tiếp như email, gọi điện và gặp mặt trực tiếp lại yêu cầu những phong cách làm việc khác nhau.

các kỹ năng của nhà quản trị giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị vô cùng cần thiết trong công việc

Như vậy, việc đảm bảo giao tiếp rõ ràng, ngắn gọn và hiệu quả là yêu cầu thiết yếu. Thêm vào đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin dễ dàng hơn.

Bạn nên tổ chức các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe cảm nhận của nhân viên của mình. Thể hiện thái độ cởi mở, tích cực giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và tích cực.

Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt về trí tuệ và kinh nghiệm xã hội của người quản lý. Nó là tiền đề để bạn truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình và sự cống hiến của mỗi nhân viên.

5. Kỹ năng về kinh doanh, thương mại

Để phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, nhà quản lý định vị được vị thế hiện tại của doanh nghiệp. Cho dù bạn mới bắt đầu hay là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong sự nghiệp của bạn.

Với kỹ năng này, bạn sẽ đưa ra những quyết định hợp lý, đúng đắn nhất. Nếu không, những quyết định của bạn sẽ trở nên xa rời thực tế, không đem lại hiệu quả kinh doanh cụ thể.

Để xây dựng nhận thức kinh doanh tốt, bạn hãy bắt đầu với những nền tảng cơ bản. Bạn nên tìm hiểu sứ mệnh và mục đích của tổ chức, hiểu sâu hơn về ngành nghề cũng như các vấn đề chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

6. Kỹ năng thích ứng và đàm phán

Bằng cách nhanh chóng thích ứng với các tình huống bất ngờ, các kỹ năng của nhà quản trị sẽ giúp đội ngũ bắt kịp với xu hướng mới. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp người quản lý duy trì thái độ tích cực khi gặp khó khăn và giữ vững tinh thần quyết tâm cho nhân viên. Thích ứng cũng có nghĩa là suy nghĩ sáng tạo và tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề cũ.

kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán giúp người quản lý giành được nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp và đội nhóm

Ngoài ra, một nhà quản lý giỏi, có kỹ năng đàm phán tốt sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Điều này cũng diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ cần đòn bẩy, khuyến khích, điều kiện và các tác động bên ngoài để tiến xa hơn trong tương lai.

7. Kỹ năng phát triển nhân viên và phát triển bản thân

Những nhà quản lý tốt luôn tìm ra thời điểm thích hợp để phát triển nhân viên của mình. Họ sẽ đào tạo và tạo điều kiện để đội ngũ của mình được nâng cao trình độ, kỹ năng.

Bạn cũng phải biết cách động viên kịp thời những nhân viên có đóng góp và đạt thành tích cao. Việc này sẽ tiếp thêm động lực và thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh trong tập thể.

Mặt khác, bạn nên xác định tầm quan trọng của việc nâng cao các kỹ năng của nhà quản trị cho bản thân. Khi học hỏi một cách cởi mở, xem xét những sai lầm và rút ra bài học, bạn sẽ cải thiện hiệu quả công việc một cách rõ rệt. Về phía nhân viên, họ cũng sẽ có cái nhìn thiện cảm, tôn trọng và tin tưởng đi theo định hướng của bạn.

>> Xem thêm: Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào? 

8. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Các nhà quản lý hiệu quả luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ gắn kết với đội nhóm bên dưới. Nhờ sự đoàn kết đó, nhân viên sẽ có niềm tin, động lực và phấn đấu mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu.

Trong nhiều trường hợp, người quản lý còn hoạt động dưới tư cách một người hòa giải. Dưới áp lực công việc, bạn không thể tránh khỏi những bất đồng hay sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các cá nhân, phòng ban. Lúc này, người quản trị cần nhanh chóng hòa giải xung đột để tránh nó ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

III. Kết luận

Trên đây là các kỹ năng của nhà quản trị mà bất kỳ người lãnh đạo quản lý nào cũng cần có để vận hành doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về những kỹ năng quản trị quan trọng.

Nếu bạn mong muốn phát triển hơn nữa trong vai trò lãnh đạo, quản lý, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của MISA AMIS. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhập nhiều kiến thức thực tế, hữu ích nhất cho bạn ứng dụng thành công vào công việc của mình!

.

 1,426 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]