Nhà quản trị nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp. Sự thành bại của công ty, doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc phần lớn vào chính vai trò của nhà quản trị. Để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của nhà quản trị đối với doanh nghiệp, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
MISA TẶNG BẠN BỘ TÀI LIỆU: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? |
1. Nhà quản trị là ai?
Nhà quản trị là những người làm việc trong doanh nghiệp tổ chức, họ có nhiệm vụ phân chia và chỉ đạo người khác đồng thời có trách nhiệm về những công việc mà người đó làm. Họ cũng tham gia vào quá trình chỉ huy bộ máy điều hành doanh nghiệp.
Nhà quản trị sẽ được doanh nghiệp phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Nhưng thông thường nhà quản trị sẽ được phân chia thành 3 nhóm như sau: Nhà quản trị cấp cơ sở, nhà quản trị cấp trung, nhà quản trị cấp cao.
Nhà quản trị cần có những chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính, thông tin tổ chức để có thể đạt được kết quả tốt nhất, đảm bảo mục tiêu đề ra.
2. Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Dưới đây là những vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp:
2.1. Vai trò đại diện
Với quyền hạn của mình, nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức và thực hiện nhiều chức năng để phát huy vai trò đại diện của mình. Vai trò này bao gồm cả tính hành chính cũng như mang tính khuyến khích, cổ vũ lòng người, nhưng nhìn chung đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người.
Trong một vài trường hợp, sự có mặt và tham gia của nhà quản trị là nguyên tắc bắt buộc để ký kết những văn bản quan trọng, đồng thời, nhà quản trị cũng chính là người chủ trì các cuộc họp, những sự kiện quan trọng trong doanh nghiệp để phát huy vai trò người đại diện của mình.
2.2. Vai trò lãnh đạo
Nhà quản trị giữ vai trò là quản trị doanh nghiệp, là đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi lãnh đạo của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng và cả việc cho dừng hợp đồng lao động.
Nhà quản trị không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào những công việc cụ thể, nhưng phải là người biết nhìn người và giao việc cho đúng, phân công công việc và giám sát, theo dõi tiến độ, kết quả công việc để có chính sách điều chỉnh quản trị phù hợp. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn là người động viên, khuyến khích nhân viên của mình để tiếp thêm động lực, ghi nhận sự cố gắng của nhân viên để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.
MISA AMIS – Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất cho nhà lãnh đạo. Nền tảng này bao gồm 40+ ứng dụng được kết nối và liên thông dữ liệu chặt chẽ với nhau từ Kế toán, Bán hàng, Nhân sự đến quản lý Quy trình công việc xuyên suốt,…
Điều này cho phép doanh nghiệp loại bỏ các khó khăn khi sử dụng phần mềm riêng lẻ để quản lý dữ liệu tập trung, tự động hóa các hoạt động vận hành. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.
2.3. Vai trò kết nối
Không chỉ giữ vai trò lãnh đạo và là cầu nối giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nhà quản trị còn là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân, tập thể, cơ quan bên ngoài doanh nghiệp.
Vai trò kết nối, liên lạc cũng là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của người đứng đầu. Kết nối và liên lạc với các cơ quan, tổ chức bên ngoài, duy trì những mối quan hệ hợp tác sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
2.4. Vai trò quyết định
Mọi quyết định quan trọng khi quản trị doanh nghiệp đều phải được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.
Việc giữ vai trò quyết định trong tất cả các vấn đề quan trọng sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau, đảm bảo phát huy hiệu quả và tính đúng đắn của các quyết định.Nếu vai trò này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản trị không ăn khớp và sự không thống nhất trong chiến lược.
2.5. Vai trò thông tin
Trong thời đại kỹ thuật số, thông tin là một tài sản quý giá, và việc quản lý thông tin đã trở thành một nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản trị. Nhà quản trị phải đảm bảo rằng thông tin từ cả bên ngoài và bên trong tổ chức được tiếp nhận, phân tích, và truyền tải một cách chính xác.
2.5.1. Thu thập và tiếp nhận thông tin
Bằng cách theo dõi môi trường xung quanh, từ bối cảnh kinh tế, chính trị đến các xu hướng thị trường, nhà quản trị có thể nhận biết các cơ hội và mối đe dọa tiềm năng đối với tổ chức. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược và giảm thiểu rủi ro, đồng thời tận dụng các cơ hội có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2.5.2. Phổ biến thông tin
Nhà quản trị có trách nhiệm truyền đạt thông tin cho các bộ phận và nhân viên trong tổ chức. Thông qua một đầu mối chính thức, mọi người đều được tiếp cận thông tin cần thiết để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống thông tin hiệu quả giúp nâng cao sự hiểu biết và phối hợp giữa các bộ phận, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc.
2.5.3. Cung cấp thông tin ra bên ngoài
Ngoài việc quản lý thông tin nội bộ, nhà quản trị còn có vai trò cung cấp thông tin ra bên ngoài. Hoạt động này có nhằm đích bảo vệ lợi ích và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì được lòng tin của các bên liên quan và tăng cường sự ủng hộ đối với tổ chức.
3. Chức năng của nhà quản trị trong quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp bao gồm 4 chức năng chính là: Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra:
3.1. Chức năng lập kế hoạch
Các kỹ năng của nhà quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới và phương hướng phát triển để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần vạch rõ chương trình hành động, các biện pháp để giám sát, kiểm tra hiệu quả hành động cũng như không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.
3.2. Chức năng tổ chức
Nhà quản trị phải là người đảm nhiệm việc xác lập và hình thành sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, xác định và mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, quy định nhân viên,….
3.3. Chức năng điều khiển
Giao việc và ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc, đào tạo, giám sát và chỉ huy nhân viên để tạo ra năng suất cho doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nhân viên. Ngày nay các nhà quản trị thông mình tường áp dụng những phần mềm quản lý công việc để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.
3.4. Chức năng kiểm soát
Quản lý và kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp, nắm bắt thông tin trong các bộ phận và kịp thời đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.
4. Tổng hợp các kỹ năng nhà quản trị cần có
4.1. Đối nhân xử thế khéo léo
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị là khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ con người. Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, các nhà lãnh đạo thành công là những người biết cách tạo dựng và duy trì lòng tin từ nhân viên và các bên liên quan. Để làm được điều này, quản trị viên cần có khả năng đối nhân xử thế khéo léo, dành thời gian tìm hiểu nhân viên ở cả cấp độ cá nhân và chuyên nghiệp.
4.2. Kỹ năng tư duy chiến lược
Theo McKinsey, nhà lãnh đạo với khả năng tư duy chiến lược vượt trội có khả năng giúp tổ chức tăng 60% cơ hội thành công trong các dự án quan trọng.
Tư duy chiến lược giúp nhà quản trị biến tầm nhìn thành hiện thực. Điều này không chỉ bao gồm việc hoạch định chiến lược mà còn cần khả năng theo dõi và quản lý nguồn lực nội bộ và bên ngoài.
4.3. Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Nhà quản trị không thể tránh khỏi việc phải đối diện với các vấn đề phát sinh hàng ngày và cần khả năng giải quyết nhanh chóng. Khả năng phân tích tình huống và đưa ra quyết định chính xác là kỹ năng cốt lõi.
4.4. Kỹ năng tổ chức và ủy quyền
Kỹ năng tổ chức tốt giúp nhà quản trị quản lý khối lượng công việc hiệu quả và tối ưu hóa thời gian. Nhà quản trị cần biết cách phân chia nhiệm vụ cho nhân viên một cách hợp lý để không bị quá tải. Việc ủy quyền công việc hiệu quả có thể giúp các nhà quản trị tăng năng suất lên 33% và giảm căng thẳng đáng kể (Gallup).
4.5. Trí tuệ cảm xúc (EQ)
Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò then chốt trong việc giúp nhà quản trị duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên và đối tác. EQ giúp họ có khả năng tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, và đồng cảm với nhân viên. Nghiên cứu từ Daniel Goleman (tác giả về trí tuệ cảm xúc) chỉ ra rằng 90% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số EQ cao.
5. Kết luận
Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp là rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc hình thành, vận động và phát triển của doanh nghiệp. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nhà quản trị cần nhận thức và xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của mình để có những chính sách phù hợp đưa doanh nghiệp ngày một phát triển.