Quản trị cảm xúc là kỹ năng cần thiết để bạn để tiến xa hơn trong công việc. Đặc biệt, nó càng quan trọng hơn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý. Vậy làm thế nào để kiểm soát cảm xúc hiệu quả? Cùng MISA AMIS tìm hiểu về các kỹ thuật quản trị cảm xúc hiệu quả ngay!
MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP |
I. Kỹ năng quản trị cảm xúc là gì?
Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức rõ cảm xúc của bản thân trong những tình huống nhất định. Đồng thời, bạn thấu hiểu được những ảnh hưởng của các cảm xúc này lên bản thân và người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ có cách điều chỉnh, kiểm soát và thể hiện chúng một cách phù hợp.
Một người biết kiểm soát cảm xúc hiệu quả thường sẽ có kỹ năng giao tiếp, thương lượng nhẹ nhàng và thông minh. Mâu thuẫn cũng được giải quyết một cách hài hòa mang tính xây dựng. Mối quan hệ giữa mọi người trong công sở hay cuộc sống hàng ngày cũng trở nên gắn bó hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc thường gắn liền với nhiều kỹ năng mềm khác như khả năng tự nhận thức, ứng xử, ứng phó với căng thẳng,… Việc rèn luyện và trau dồi nó cũng góp phần củng cố chuyên môn nghiệp vụ của bạn.
Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! |
II. Tại sao phải quản lý cảm xúc?
Câu hỏi đặt ra ở đây quản trị cảm xúc một cách khéo léo sẽ mang lại những lợi ích gì cho bạn? Để trở lời cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo các lý do dưới đây:
1. Quản lý chuẩn mực bản thân
Bạn có thể kiểm soát tốt cảm xúc trong những hoàn cảnh nhất định chứng tỏ bạn có khả năng quản trị bản thân. Khi bạn điều khiển cảm xúc của mình theo phương hướng lành mạnh, tuân thủ các cam kết được đặt ra đối với bản thân, bạn sẽ thích ứng nhanh hơn.
Dù hoàn cảnh thay đổi hay gặp phải các tình huống khó khăn, bạn vẫn bình tĩnh đối mặt, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất vì không để nhưng cảm xúc tiêu cực lấn át.
2. Củng cố khả năng tự nhận thức
Bạn nhận ra cảm xúc của chính mình và hiểu được tác động của nó lên mọi người xung quanh. Nhờ vậy, bạn mới có khả năng điều khiển và không để những cảm giác chủ quan ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, nó cũng có nghĩa là bạn hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu để trở nên tự tin hơn trong giao tiếp thường ngày.
>> Xem thêm: Tầm hạn quản trị là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị
3. Nhận thức xã hội
Nhận thức bản thân tốt là tiền đề để nhận thức xã hội và mọi người xung quanh. Quản trị cảm xúc giúp bạn có khả năng đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia với câu chuyện của mọi người xung quanh. Từ đó, bạn trở thành người lắng nghe tâm sự, nắm bắt được những nhu cầu và mối quan tâm của họ.
4. Củng cố mối quan hệ xung quanh
Trí thông minh xúc cảm khiến bạn duy trì và phát triển các mối quan hệ bền vững hơn. Việc kiểm soát và điều tiết hành vi giao tiếp một cách rõ ràng và truyền cảm sẽ đem đến những mối quan hệ thân thiện.
Nhờ vậy, các mối quan hệ trở nên hài hòa, sâu sắc và gắn bó hơn. Trong môi trường công sở, nó tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả và né tránh các xung đột nghiêm trọng xảy ra.
5. Xây dựng hình ảnh trong mắt người khác
Người có khả năng quản lý cảm xúc tốt luôn được người khác công nhận và coi trọng. Họ trở nên chuyên nghiệp, hiểu biết và kỷ luật hơn trong mắt bạn bè và đối tác. Nhờ lý do đó, hình ảnh và uy tín bản thân được nâng cao khiến bạn dễ dàng gặp được các cơ hội mới.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là lập kế hoạch và chiến lược hoạt động dài hạn cho doanh nghiệp. Thấu hiểu vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:
Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp |
III. Làm thế nào để nhận biết bản thân chưa quản trị cảm xúc hiệu quả?
Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân có đang quản trị cảm xúc tốt hay không? Khi một người không thể kiểm soát cảm xúc, họ thường có khuynh hướng phản ứng không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Hành vi này có thể là tạm thời hay chỉ do thói quen hoặc tính cách. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ đâu là giới hạn cảm xúc? Đâu là những giây phút bạn mất kiểm soát cảm xúc? Từ đó, bạn mới đặt ra được những khuôn khổ nhằm kiểm soát hành vi phù hợp hơn.
Sau đây là một vài dấu hiệu cho thấy bạn chưa kiểm soát cảm xúc bản thân hiệu quả:
- Bạn mất kiểm soát hành vi trong một vài tình huống nhất định.
- Tâm trạng bạn thường xuyên thay đổi nhưng không hiểu rõ nguyên nhân.
- Bạn ngại bày tỏ cảm xúc.
- Bạn bị choáng ngợp bởi cảm xúc của bản thân. Ví dụ như cảm giác tức giận, đau buồn ở mức độ cao.
- Bạn thường xuyên cảm thấy hối hận và dằn vặt vì hành vi của mình trong lúc không kiểm soát.
Trên thực tế, còn nhiều dấu hiệu khác nữa mà bạn cần lắng nghe bản thân mình để đưa ra nhận định phù hợp. Nhưng nguyên nhân dẫn đến việc khó kiểm soát cảm xúc của một người cũng vô cùng đa dạng. Điều bạn cần làm là rèn luyện các kỹ năng quản trị cảm xúc để luôn tỉnh táo, phán đoán chính xác.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
IV. Bí quyết giúp bạn quản trị tốt cảm xúc bản thân
Sau đây là một vài cách thức và kỹ thuật quản lý cảm xúc mà bạn có thể áp dụng vào công việc và cuộc sống:
1. Tự nhận thức cảm xúc bản thân
Nhận thức tốt bản thân là chìa khóa đầu tiên trong việc quản trị cảm xúc hiệu quả. Bạn hãy viết ra giấy những điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Tiếp theo, bạn nên gửi nó cho một vài người bạn, người thân và nhờ họ đánh giá. Từ đó, bạn có được cho mình cái nhìn khách quan về bản thân. Đây là cơ sở chắc chắn nhất cho những phương án điều tiết cảm xúc hiệu quả.
2. Học cách hít thở sâu
Trong những lúc nóng giận, hít thở sâu là bí quyết giúp bạn kiểm soát căng thẳng và giải tỏa cảm xúc nhanh nhất. Nó được xem là một khoảng lặng nhỏ cho tâm trí. Bạn sẽ suy nghĩ chậm lại, tránh hành vi “giận quá mất khôn”.
Các bài tập thở sâu được khuyến khích trong nhiều tình huống khác nhau. Chúng không chỉ giúp bạn bình tĩnh hơn mà còn làm dịu cảm xúc mãnh liệt hay phản ứng quá khích đang tuôn trào. Hãy tập các động tác sau đây:
- Hít vào từ từ hơi thở sâu, cảm nhận cơ hoành di chuyển.
- Giữ hơi thở của bạn và đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
- Chọn cho mình một câu động viên nào đó và tự nhủ thầm trong đầu để trấn an tâm trí của bạn. Ví dụ như “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” hoặc suy nghĩ về các bước tiếp theo để giải quyết vấn đề.
3. Viết nhật ký mỗi ngày
Viết nhật ký là một cách quản lý cảm xúc bản thân khá hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đôi khi, việc viết cảm xúc ra giấy cho phép bạn nhìn lại và suy ngẫm sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, bạn có thể luôn giữ cuốn nhật ký bên mình và ghi lại những cảm xúc thường ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến các yếu tố kích thích phản ứng mãnh liệt hơn cả. Nếu phản ứng đó không tốt, hãy cố gắng kiểm soát hoặc tránh cảm xúc tiêu cực đó khi làm việc.
4. Tạo không gian riêng cho bản thân
Đôi khi, cuộc sống bận rộn thường ngày khiến cảm xúc của bạn bị dồn nén. Lúc này, bạn cần có một không gian riêng cho bản thân để giải phóng chính mình thư giãn trọn vẹn.
Một vài cách làm hữu ích mà bạn có thể áp dụng bao gồm tản bộ, xem video hài hước hay tâm sự với bạn bè, người thân yêu,…
5. Thiền định
Thiền là biện pháp giảm căng thẳng và điều phối cảm xúc mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Khi thiền, bạn tập cho bản thân cách loại bỏ những yếu tố tiêu cực ra khỏi tâm trí. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc dễ dàng hơn.
6. Nhìn vấn đề theo góc độ lạc quan
Trong công việc, mỗi ngày đều sẽ có những nhiệm vụ bất ngờ phát sinh mà bạn cần thích ứng linh hoạt và thay đổi. Do đó, bạn cần có một thái độ sống tích cực và lạc quan trước những gì đã, đang và sẽ xảy ra.
Lạc quan là kết quả của một tâm hồn cởi mở và là yếu tố quan trọng giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn. Nhìn nhận sự việc ở góc độ này cho phép bạn cảm thấy dễ chịu và nhìn nhận vấn đề theo những quan điểm khác biệt, rộng mở hơn.
>> Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Khái niệm, vai trò và chiến lược quản trị hiệu quả
7. Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là yếu tố gây nên sự khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân. Bởi thế, tìm cách làm nhẹ và dịu đi những căng thẳng của mình sẽ giúp bạn quản trị cảm xúc dễ dàng, tránh tình trạng dẫn đến trầm cảm hay rối loạn cảm xúc quá độ.
8. Thích nghi với những thay đổi mới
Hiện nay, các công ty luôn phải đối mặt với những biến số khó lường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cả người quản lý hay nhân viên. Nó đòi hỏi bản thân mỗi người phải thích nghi và thay đổi.
Ví dụ như công việc yêu cầu cao hơn, định hướng công ty thay đổi, sếp mới thay thế sếp cũ,… Tất cả những biến số này đều yêu cầu bạn thích nghi và làm quen nhanh chóng. Nhìn nhận sự việc một cách sẵn sàng như thế sẽ giúp tâm trạng của bạn trở nên lạc quan và yêu đời hơn rất nhiều.
9. Giúp đỡ mọi người thường xuyên
Giúp đỡ người khác không chỉ nâng tầm giá trị của bạn trong mắt mọi người, mà còn nhằm gây dựng mối quan hệ hòa hợp trong công việc. Từ đó, công việc của bạn trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Hãy quên đi cái tôi và giúp đỡ bất cứ khi nào đồng nghiệp cần bạn. Thông qua việc này, khả năng giao tiếp, kết nối và gắn bó trong tập thể được nâng cao. Nhờ vậy, bạn dễ dàng quản trị cảm xúc bản thân cũng như gia tăng sức ảnh hưởng của mình lên người khác.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
V. Kết luận
Trên đây là khái niệm về quản trị cảm xúc cũng như một vài bí quyết giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả. Bạn có thể áp dụng nó trong cả công việc và đời sống thường nhật.
Quản lý cảm xúc tốt không chỉ giúp nâng tầm hình ảnh bản thân trong mắt mọi người, mà còn giúp cuộc sống của bạn trở nên thoải mái, tìm thấy nhiều niềm vui và động lực phấn đấu hơn. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới trên MISA AMIS để học thêm nhiều kiến thức về quản lý công việc nhé !