“Làm thế nào để tạo ra giá trị cho sản phẩm và làm cho khách hàng biết đến giá trị đó?”. Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, các marketer cần nắm chắc trong lòng bàn tay các kiến thức về Product Marketing. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu từ A-Z về Product Marketing qua bài viết dưới đây.
I. Tổng quan về Product Marketing
Product marketing là gì?
Product marketing là quá trình đưa sản phẩm ra thị trường và nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm đó. Quá trình này bao gồm việc định vị, đưa ra thông điệp, truyền thông giá trị của sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
Làm product marketing là làm gì?
Khi thực hiện hành vi mua sắm, khách hàng không chỉ mua một sản phẩm đơn thuần vì tính năng mà còn vì giải pháp cho vấn đề của họ. Những người làm product marketing cần phải thấu hiểu insight, tiếng nói của khách hàng và nâng cao nhận thức của khách hàng về giá trị của sản phẩm.
Công việc của những người làm product marketing sẽ bắt đầu từ những bước đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm cho đến khi sản phẩm chính thức ra mắt trên thị trường. Cụ thể là:
- Định vị sản phẩm
- Chịu trách nhiệm về chiến lược tiếp cận thị trường (GTM)
- Hỗ trợ đội ngũ bán hàng.
- Nghiên cứu thị trường và khách hàng.
- Định hướng lộ trình phát triển sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm mới.
- Thúc đẩy nhận diện thương hiệu, nhu cầu, mức độ chấp nhận, tỷ lệ thắng, và giá trị giao dịch.
Những người làm product marketing sẽ phải phối hợp với các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả:
- Đội ngũ Phát triển Sản phẩm: Đóng vai trò cung cấp thông tin chi tiết về các tính năng của sản phẩm và xác định thời điểm ra mắt phù hợp.
- Đội ngũ Marketing: Triển khai các chiến dịch quảng bá và tối ưu hóa các kênh truyền thông nhằm giúp khách hàng thấu hiểu rõ giá trị và lợi ích của sản phẩm.
- Đội ngũ Bán hàng: Tập trung kết nối giá trị của sản phẩm với nhu cầu thực tế của khách hàng.
Mục tiêu của product marketing
- Tạo ra một sản phẩm có giá trị cho khách hàng: Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp cho khách hàng nhận thấy được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ tốt đến đâu và có giá trị như thế nào trong cuộc sống của họ.
- Khác biệt hoá sản phẩm trên thị trường: Để có thể chiến thắng trên thị trường đầy cạnh tranh thì sản phẩm phải có những yếu tố khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để khách hàng chú ý tới. Nhiệm vụ của những người làm product marketing là tìm ra và truyền thông những điểm khác biệt đó đến khách hàng mục tiêu.
II. Tại sao phải làm product marketing?
Gia tăng nhận thức và sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm
Product marketing đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao nhận thức của khách hàng mục tiêu về các sản phẩm mới.
Một sản phẩm mới ra mắt dù được coi là tiềm năng vẫn có thể thất bại nếu khách hàng không hề biết đến sự tồn tại của nó.
Thông qua việc triển khai các hoạt động product marketing, các marketer có thể thu hút khách hàng mục tiêu, khiến họ quan tâm và muốn tìm hiểu về sản phẩm.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động product marketing giúp cho các marketer đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu hiểu đúng về những lợi ích và giá trị mà sản phẩm có thể đem lại cho họ.
Định vị sản phẩm trên thị trường
Thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hành vi khách hàng và đối thủ cạnh tranh, những người làm product marketing xác định được các điểm khác biệt của sản phẩm; tạo ra một tuyên bố giá trị rõ ràng, thuyết phục. Từ đó, họ có thể truyền tải các thông điệp về sản phẩm một cách nhất quán và xây dựng một vị thế đặc biệt trong tâm trí của khách hàng.
Đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
Như đã đề cập từ trước, công việc của những người làm product marketing đòi hỏi việc phối hợp giữa các đội ngũ, phòng ban khác nhau trong đó có đội ngũ phát triển sản phẩm. Những người làm product marketing sẽ đưa ra những định hướng dựa trên insight, pain points của khách hàng cho đội ngũ phát triển sản phẩm. Bộ phận phát triển sản phẩm lại vận dụng các kỹ thuật và sự hiểu biết về các công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm theo như định hướng của bộ phận product marketing.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 đội ngũ chính là yếu tố quyết định việc sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng và có thể cạnh tranh trên thị trường hay không.
Hỗ trợ đội ngũ bán hàng
Những người làm product marketing chính là những người hiểu rõ nhất về sản phẩm. Họ có thể cung cấp những thông tin chi tiết và giúp đội ngũ bán hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm để có thể giới thiệu, tư vấn và truyền đạt những giá trị của sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả.
III. 4 vị trí chuyên môn trong product marketing
1. Chuyên viên nghiên cứu sản phẩm và phân tích thị trường
Nhiệm vụ của chuyên viên nghiên cứu thị trường sẽ tập trung nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng. Sau đó, họ sẽ áp dụng những kỹ năng, tư duy của mình để phân tích và đưa ra một dữ liệu cụ thể trong chiến dịch Marketing.
Theo đó, yêu cầu các chuyên viên nghiên cứu thị trường phải có kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, kiến thức về sản phẩm, có khả năng sử dụng các công cụ đo lường tiếp thị cùng một số kiến thức về công nghệ để phân tích dữ liệu đã thu thập được và biến chúng thành một nguồn tài nguyên hữu ích.
2. Chuyên viên thiết kế sản phẩm
Trong thời buổi hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ lần lượt thâm nhập thị trường thì Product Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ của chuyên viên thiết kế sản phẩm sẽ thiết kế ra những banner, poster, hình ảnh… liên quan đến sản phẩm một cách chân thực, bắt mắt, ấn tượng nhất. Để làm tốt được việc này, các designers cần có khả năng thiết kế tốt, kiến thức chắc chắn về sản phẩm để truyền đạt thông điệp đến khách hàng hiệu quả nhất.
3. Chuyên viên sáng tạo nội dung
Khi thuật ngữ Digital Marketing ngày càng được nhiều người biết đến thì hoạt động Content Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nhiệm vụ của người sáng tạo nội dung cần có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của mình để truyền tải thông điệp quảng cáo đến khách hàng một cách dễ hiểu, chân thực. Nếu như lúc trước, Digital Marketing chưa quá phát triển, yêu cầu của một bài content không đặt quá nặng trong những chiến dịch Marketing. Nhưng giờ đây, khi Google ngày càng thông minh, có thể hiểu hết được những hành vi của người dùng khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet thì lúc này người ta vẫn thường nói “Content is king” (Nội dung là vua).
Một chuyên viên Content cần tạo ra những bài viết giá trị cho người đọc và có khả năng điều hướng về sản phẩm một cách khéo léo thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Có thể truyền thông online qua các kênh mạng xã hội, viết content cho Website….hoặc truyền thông offline thông qua catalogue, tờ rơi, poster… Và đương nhiên, với vị trí công việc này, yêu cầu người sáng tạo nội dung phải có liên kết với bộ phận thiết kế để mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng.
4. Chuyên viên triển khai các kênh Marketing
Chuyên viên triển khai các kênh Marketing bao gồm: Nhân viên Digital (quản trị Web, chạy quảng cáo…), nhân viên thiết kế, nhân viên IT… Tất cả các phòng ban sẽ phối hợp với nhau để triển khai chiến lược Product Marketing hiệu quả.
IV. Các bước triển khai chiến lược Product Marketing
1. Xác định chân dung khách hàng và mục tiêu marketing
Xác định chân dung khách hàng hay còn gọi là cách xác định đúng đối tượng cho nhóm sản phẩm của doanh nghiệp là bước quan trọng trong hoạt động tiếp thị. Theo đó, mỗi Product Marketing Manager (quản lý tiếp thị sản phẩm) sẽ xác định được chân dung của khách hàng để tiếp thị một cách chính xác nhất. Hiểu rõ chân dung khách hàng sẽ giúp công ty đi đúng hướng và điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp theo từng thời điểm. Đồng thời, công việc này còn giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh tính năng, chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp nhất với Insight và phản hồi của khách hàng.
Thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu với MISA AMIS CRM
Phần mềm quản lý bán hàng & chăm sóc khách hàng MISA AMIS CRM tập hợp các tính năng giúp doanh nghiệp chăm sóc hiệu quả & tối ưu các điểm chạm khách hàng. Cụ thể:
- Thu thập và quản lý mọi thông tin khách hàng tập trung: mọi lịch sử giao dịch, trao đổi với khách hàng đều được lưu trữ tập trung, giúp đội ngũ có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng, thấu hiểu khách hàng 360 độ để chủ động trong các giao dịch.
- Liên thông, đồng bộ dữ liệu: liên thông dữ liệu khách hàng tiềm năng giữa bộ phận Marketing – Bán hàng – Chăm sóc khách hàng – Kế toán
- Hỗ trợ phân tích khách hàng tiềm năng: phân tích & đánh giá các thương vụ với khách hàng, thương vụ nào cần phải tập trung đẩy mạnh, đang tắc ở khâu nào, khách hàng nào cần chăm sóc “đặc biệt”…
- Kiểm soát tiến độ công việc: từng hoạt động của nhân viên, đang làm việc gì và tiến độ như thế nào đối với mỗi khách hàng, đều được phần mềm AMIS CRM ghi nhận.
ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM CSKH MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:
2. Định vị sản phẩm trên thị trường
Để định vị sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp cần giải đáp được những câu hỏi:
- Sản phẩm này có mặt trên thị trường có mục đích gì?
- Ai là người sử dụng sản phẩm này?
- Khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ giải quyết được những vấn đề gì?
- Điểm khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ?
Tìm câu trả lời cho những vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp định vị được sản phẩm của mình trên thị trường và có những mục tiêu chiến lược phù hợp nhất.
3. Lên kế hoạch triển khai Product Marketing chi tiết
Sau khi đã vẽ được chân dung khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo doanh nghiệp cần làm là xây dựng kế hoạch Product Marketing tổng quan lẫn chi tiết. Kế hoạch này bao gồm: hoạt động định hướng mục tiêu cụ thể theo từng con số, lên chiến dịch truyền thông, đưa ra chiến lược được lựa chọn, hoạt động Marketing sẽ thực hiện trên kênh nào, thời gian trong bao lâu và ngân sách bao nhiêu, kết quả cần đạt là gì…
4. Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện chiến dịch
Sau khi đã có một bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm cụ thể, bộ phận Marketing sẽ phối hợp với bộ phận bán hàng để phối hợp tiếp thị sản phẩm. Quá trình này yêu cầu công ty cần xác định đúng đối tượng mục tiêu của sản phẩm mình đang tiếp thị và hỗ trợ khách hàng để giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm (sử dụng catalogue, tính năng đi kèm…)
Việc phối hợp giữa các phòng ban sẽ giúp hoạt động truyền thông được thống nhất để mang đến khách hàng những thông tin chuẩn xác và đồng bộ nhất. Việc này sẽ mang đến niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
5. Triển khai chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm
Hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm sẽ giúp quý công ty nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu theo kế hoạch đã được lập ra trước đó. Quảng bá sản phẩm bao gồm nhiều hoạt động: Các chiến dịch giảm giá, các chương trình ưu đãi khuyến mãi, sử dụng KOL làm hình ảnh thương hiệu…
Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu – MISA AMIS aiMarketing
MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.
- Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
- Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
- Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
- Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
- Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
- Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:
V. Xu hướng Product Marketing
1. AI được tích hợp trong các nhiệm vụ chiến lược
Với sự phát triển của công nghệ, những người làm product marketing sẽ tích cực áp dụng các công cụ AI cho các hoạt động mang tính chiến lược như như tạo chân dung khách hàng (persona) và phân tích dữ liệu khách hàng chuyên sâu, dự đoán nhu cầu khách hàng
Việc áp dụng AI vào xây dựng sản phẩm làm tăng tính linh hoạt, cho phép những người làm product marketing hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ họ trong việc tạo ra thông điệp marketing mang tính cá nhân hóa, phù hợp với sở thích của khách hàng.
2. Ứng dụng các sản phẩm công nghệ và phần mềm tự động hóa
Ngân sách dành cho việc ứng dụng công nghệ trong marketing được dự đoán sẽ tăng đáng kể trong tương lai do những hiệu quả mà nó đem lại. Các sản phẩm công nghệ, phần mềm tự động hóa sẽ tối ưu quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất và giúp cho các marketer triển khai các hoạt động product marketing một cách trơn tru và hiệu quả hơn.
Phần mềm AMIS aiMarketing là là bộ công cụ Automation Marketing hợp nhất trên một nền tảng giúp: tự động hóa hoạt động thu hút, nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng.
AMIS aiMarketing hỗ trợ các marketer làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, đo lường chính xác hiệu quả các hoạt động marketing và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
VI. Case Study: Chiến lược product marketing của Coca-cola
Trên thực tế, product marketing đã được thực hiện từ năm 1982 khi Coca-cola ra mắt sản phẩm Diet Coke. Diet Coke là một công thức hoàn toàn khác với Coke cổ điển. Nó được giới thiệu là một loại thức uống có ga không có đường, cho người ăn kiêng.
Theo Công ty Coca-Cola, trong vòng hai năm, Diet Coke đã “hất cẳng 7UP để giành vị trí nước giải khát số 3 ở Mỹ sau Coca-Cola và Pepsi”. Và để đạt được thành công này, các nhà làm product marketing cho Coca-Cola đã xem xét một cách kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh như:
- Giá của Diet Coke nói lên điều gì về vị thế của nó trên thị trường?
- Đây có phải là sản phẩm cao cấp mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền không?
- Nên bán Diet Coke ở cửa hàng hay thông qua dịch vụ đặt hàng qua thư?
- Nên bán ở dạng lon 330ml hay 500ml?
- Ai là khách hàng của chúng ta? Là nhân viên văn phòng hay công nhân tại công trường?
- Liệu mọi người có thích hương vị của sản phẩm không?
Khi phòng thí nghiệm của Coca-Cola phát minh ra công thức cho một loại cola ít calo, hàng ngàn câu hỏi như trên cần được trả lời. Những câu trả lời này phải được chuyển lại cho công ty để đảm bảo họ tạo ra sản phẩm mà mọi người muốn mua, muốn tiêu thụ.
VII. Tổng kết
Qua những thông tin trên, chúng ta đã hiểu Product Marketing là gì, và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thành công của một chiến dịch tiếp thị nói chung cho toàn doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết trên đây, các doanh nghiệp đã hiểu hơn về hoạt động tiếp thị sản phẩm và sẽ áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình, giúp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng nhiều khách hàng biết đến hơn và gia tăng sự nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.