Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại hiện nay

03/05/2022
1287

Trong nền kinh tế hiện nay, các loại hình doanh nghiệp đa dạng đang xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Vậy có các loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất? Hãy cùng AMIS tìm hiểu ngay. 

các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Các loại hình doanh nghiệp mô tả cách thức mà doanh nghiệp hoạt động

I. Loại hình doanh nghiệp là gì?

1. Khái niệm về doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về khái niệm các loại hình doanh nghiệp, trước tiên hãy cùng AMIS đi tìm hiểu định nghĩa về doanh nghiệp! Doanh nghiệp là từ dùng để chỉ một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

doanh nghiệp là gì
Doanh nghiệp là gì?

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách liên tục, một hay toàn bộ công đoạn của quá trình từ đầu tư cho tới sản xuất, tiêu thụ hay cung ứng dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lợi. Từ đây, có thể kết luận rằng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi. Thế nhưng trên thực tế cũng có một số các tổ chức doanh nghiệp tồn tại cũng như hoạt động không hoàn toàn dựa vào mục tiêu lợi nhuận.

Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

2. Đặc điểm của doanh nghiệp

2.1. Doanh nghiệp có tính hợp pháp

Khi muốn thành lập một doanh nghiệp, người đại diện nộp hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép. Doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được phép hoạt động dưới sự bảo hộ của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý liên quan.

đặc điểm của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp lại cóc những đặc điểm khác nhau

2.2. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ thường xuyên

Phần lớn các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng với mục đích lợi nhuận. Ngoài ra, cũng có một số tổ chức doanh nghiệp xã hội đặc thù chỉ hướng tới các yếu tố cộng đồng vì xã hội như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh…

2.3. Doanh nghiệp có tính tổ chức

Tính tổ chức này được biểu hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hay đăng ký có tài sản riêng để quản lý. Bên cạnh đó, họ còn có tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

3. Khái niệm loại hình doanh nghiệp

Như vậy, có thể hiểu các loại hình doanh nghiệp là cơ cấu, hình thức kinh doanh mà cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn để phát triển. Khái niệm này biểu hiện cho những mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng, ví dụ như hoạt động theo nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Mỗi một loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức cũng như cách xây dựng hệ thống, phát triển riêng theo quy định của pháp luật.

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TRONG MỌI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

II. Phân loại các loại hình doanh nghiệp

Nhìn chung, có 2 tiêu chí chính để phân loại các loại hình doanh nghiệp là: phân loại theo hình thức quản lý và chế độ trách nhiệm:

1. Theo hình thức quản lý

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

2. Theo chế độ trách nhiệm

  • Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

III. Ưu – nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

1. Công ty cổ phần

1.1. Đặc điểm

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp sở hữu những đặc điểm sau:

Công ty cổ phần
Công ty cổ phần
  • Có tư cách pháp nhân được Nhà nước công nhận doanh nghiệp có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập.
  • Các thành phần vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
  • Cổ đông tham gia góp vốn là các cá nhân, tổ chức. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
  • Các cổ đông tham gia góp vốn cho công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ hoặc có nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đóng góp.
  • Công ty cổ phần được pháp luật cho phép phát hành trái phiếu, cổ phần, chứng khoán.

1.2. Ưu điểm

  • Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn tốt cũng như linh hoạt trong nhiều trường hợp. Đó là do công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất trong các loại hình trên là không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn. Ngoài ra, công ty này cũng được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng.
  • Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong hầu hết các công ty cũng tương đối dễ dàng. Theo đó mà thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.
  • Nhờ vào ưu thế vượt trội là huy động vốn nhanh và linh hoạt mà công ty cổ phần có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

1.3. Nhược điểm

  • Niềm tin của đối tác không cao bởi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp.
  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần thường khó khăn phức tạp hơn là do số lượng cổ đông nhiều. Các cổ đông có thể không quen biết nhau hoặc có sự phân hóa giữa các nhóm trong công ty và đối kháng nhau về lợi ích.
  • Cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này có phần phức tạp hơn công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, quyền quản lý trong công ty cổ phần như sau:
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc hay tổng giám đốc
Bộ phận nắm giữ quyền hạn và có quyền quyết định cao nhất của công ty. Tuy nhiên, bộ phận này ít hoạt động, thường là 1 năm tổ chức họp 1 lần. Toàn quyền quản lý, ra quyết định chiến lược cho công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông Điều hành công việc kinh doanh thường niên và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị.
  • Quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hay nhóm cổ đông thiểu số không được đảm bảo.
  • Ở công ty cổ phần, khi đưa ra quyết định nào đó về kinh doanh hay quản lý kinh doanh phải thông qua Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị… Thủ tục này có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua những cơ hội kinh doanh bất ngờ.

TIẾT KIỆM THỜI GIAN, TĂNG NGAY NĂNG SUẤT VÀ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ KINH DOANH

2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)  

2.1. Đặc điểm

Công ty TNHH gồm 2 phân loại là công ty TNHH 1 thanh viên và công ty TNHH 2 thành viên. Đây được xem là loại hình kinh doanh phổ biến, phù hợp với quy mô vừa và nhỏ. Đặc điểm của loại hình công ty này gồm có:

  • Công ty có tư cách pháp nhân tính từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
  • Chủ thể thành lập nên doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Thành viên chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.
  • Khác với công ty cổ phần, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

>> Xem thêm: SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

2.2. So sánh hai loại hình của công ty TNHH

Ưu điểm Nhược điểm

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Công ty chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu nên chủ công ty có quyền định đến mọi hoạt động quản lý và điều hành công ty.
  • Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản giúp người đứng đầu quản lý dễ dàng.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, dẫn đến khả năng rủi ro ít hơn các doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết nên trong nhiều trường hợp, họ không được đối tác tín nhiệm tuyệt đối.
  • Công ty không được phát hành cổ phiếu nên chỉ có thể huy động vốn từ chủ sở hữu hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức khác.

Công ty TNHH 2 thành viên

  • Trong một vài trường hợp nhất định, thành viên của công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại những cổ phần góp vốn của mình.
  • Khi một thành viên trong công ty muốn chào bán, chuyển nhượng lại số cổ phần của mình thì phải ưu tiên chào bán cho những người trong công ty trước. Nhờ đó mà nhà quản lý cũng dễ dàng kiểm soát được số phần vốn, hạn chế người lạ gia nhập.
  • Các thành viên trong công ty cũng chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản, khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Pháp luật cho phép công ty TNHH 2 thành viên có tối đa 50 người góp vốn. Đây là điều thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn từ những thành viên này.
  • Vì chỉ chịu rủi ro trong phạm vi số vốn nên nhiều khách hàng phân vân khi hợp tác cùng công ty.
  • Công ty không được phát hành cổ phiếu ra thị trường nên không thể huy động vốn từ công chúng.

3. Công ty hợp danh

3.1. Đặc điểm

Công ty hợp danh
Công ty hợp danh

Để xác định một doanh nghiệp có phải là công ty hợp danh hay không, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Công ty có tư pháp, ít nhất 2 thành viên sở hữu chung công ty và cùng kinh doanh dưới 1 cái tên chung (được gọi là thành viên hợp danh). Ngoài hai thành viên chủ chốt còn có thành viên góp vốn khác trong công ty.
  • Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ với công ty.
  • Cá nhân, tổ chức góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về số vốn của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

3.2. Ưu điểm

  • Do số lượng thành viên ít, hầu hết là những người có uy tín nên việc quản lý và điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp.
  • Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên dễ dàng nhận được lòng tin từ các đối tác, khách hàng.

3.3. Nhược điểm

  • Trên thực tế, so với những loại hình khác doanh nghiệp hợp danh có số lượng ít hơn. Lý do là bởi các thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Điều này đồng nghĩa với tính rủi ro cao khi kinh doanh.
  • Loại hình doanh nghiệp cũng không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

4. Doanh nghiệp tư nhân

4.1. Đặc điểm

công ty tư nhân
Công ty tư nhân

Với những doanh nghiệp tư nhân thường sẽ có những đặc điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhấn không được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân đứng ra làm chủ, chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh và đảm bảo bằng toàn bộ tài sản riêng.

4.2. Ưu điểm

  • Thủ tục thành lập đơn giản.
  • Chủ của doanh nghiệp tư nhân có sự chủ động, toàn quyền quyết định trong các hoạt động điều hành và quản lý.
  • Doanh nghiệp tư nhân ít phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ từ pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm các khoản nợ không chỉ bằng tài sản cá nhân mà còn là tài sản của các doanh nghiệp nên tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.

4.3. Nhược điểm

  • Việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản luôn đem đến mức độ rủi ro nhất định.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được huy động vốn từ bên ngoài.
  • Doanh nghiệp tư nhân cũng không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần từ các loại hình doanh nghiệp khác.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

IV. Kết luận

Hy vọng bài viết tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp trên đây đã mang đến cái nhìn tổng quan cũng như trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS để cập nhật thêm những kiến thức quản lý điều hành doanh nghiệp từ cơ bản đến chuyên sâu!

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả