Đánh giá 360 độ là gì? Nội dung và vai trò của phương pháp 360 độ

27/04/2022
1617

Đánh giá 360 độ là một phương pháp đánh giá nhân viên bằng cách thu thập dữ liệu về cách họ làm việc và sản phẩm của họ. Bất kỳ ai được tín nhiệm và hiểu rõ về công việc của cá nhân đều có thể tham gia vào quá trình đánh giá này. Vậy cụ thể phương pháp này được ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp? Cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay! 

tìm hiểu phương pháp đánh giá 360
Phương pháp đánh giá 360 giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn

I. Phương pháp đánh giá 360 độ là gì?

Đánh giá 360 độ là một hệ thống hoặc quy trình trong đó nhân viên nhận được phản hồi bí mật, ẩn danh từ những người xung quanh. Điều này thường bao gồm người quản lý, đồng nghiệp hay qua các báo cáo định kỳ.

Cụ thể, khoảng 8 đến 12 người sẽ điền vào biểu mẫu phản hồi trực tuyến ẩn danh trả lời về các năng lực khác nhau tại nơi làm việc. Biểu mẫu này bao gồm các câu hỏi được đo trên thang điểm đánh giá và yêu cầu người đánh giá cung cấp nhận xét bằng văn bản. Những người được hỏi cũng cần điền vào một bản khảo sát tự đánh giá.

Việc ứng dụng phương pháp 360 độ cho phép nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn về các kỹ năng và hành vi của từng cá nhân. Với những thông tin khách quan đó, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định hoặc sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để thúc đẩy đội nhóm tăng nhanh năng suất, hoạt động bám mục tiêu quyết tâm hơn.

Thấu hiểu những khó khăn cũng như mong muốn hỗ trợ của các nhà quản lý, lãnh đạo áp dụng phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả. MISA AMIS mời bạn đăng ký nhận ngay:

EBOOk MIỄN PHÍ: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XUẤT SẮC 

II. Tại sao cần dùng phương pháp 360 độ?

Phương pháp đánh giá 360 độ là một cách thiết thực để thu hút sự chú ý của không chỉ nhân viên mà của tất cả mọi người trong công ty. Cách tiếp cận này giúp ích cho các cá nhân cũng như các nhóm và toàn bộ tổ chức.

1. Cải thiện chất lượng đánh giá

Đầu tiên, đánh giá 360 độ giúp cải thiện chất lượng của quá trình đánh giá. Cách tiếp cận 360 độ kết hợp thông tin và phản hồi đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là phản hồi từ những người thường xuyên tiếp xúc với đối tượng đánh giá. Nhờ đó, kết quả đánh giá chính xác, khách quan và đối tượng được đánh giá ở nhiều khía cạnh công việc hơn.

>> Xem thêm: 5 phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho người lãnh đạo

2. Nhận về phản hồi đa dạng 

Đối với nhân viên, cách tiếp cận này sẽ giúp họ nhận được hai phản hồi: một từ người quản lý trực tiếp và một từ đồng nghiệp của họ. Dựa vào các thông tin trên họ có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc.

định nghĩa đánh giá 360 độ
Ưu điểm của đánh giá nhân viên 360 độ

Đôi khi đồng nghiệp hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Tuy nhiên, kết quả của việc đánh giá không phải là một hình phạt hay một lời cảnh cáo. Nó chỉ là một cơ hội để nhân viên nhìn lại bản thân và điều chỉnh thái độ làm việc để tiến lên.

3. Phát triển đội nhóm đồng đều

Ngoài ra, phản hồi 360 độ cũng giúp ích cho sự phát triển của toàn bộ nhóm. Các thành viên trong nhóm hiểu rõ về hiệu suất của nhau hơn người giám sát của họ. Do đó, những nhận xét này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và phát triển của toàn đội.

Trong quá trình đánh giá, mọi người trong nhóm đều có thể phát biểu ý kiến, nhận xét về các thành viên trong nhóm. Điều này có tác động tích cực giúp mỗi thành viên xác định được vai trò, trách nhiệm của bản thân.

4. Cải thiện dịch vụ khách hàng

Đặc biệt, cách tiếp cận 360 độ giúp tổ chức cải thiện dịch vụ khách hàng. Khi một khách hàng hoặc nhà cung cấp cũng tham gia vào quá trình đánh giá, các cá nhân và công ty sẽ nhận được kết quả khách quan, thực tế nhất.

Những thông tin từ phía người dùng có thể giúp cải thiện chất lượng, độ tin cậy và tính toàn diện của sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ tìm ra cách tiếp tục khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

III. Điểm yếu của đánh giá 360 độ

Nhìn chung, đánh giá 360 độ là một hoạt động thiết thực, hữu ích và cần thiết vì tính khách quan. Thế nhưng thực tế là nó vẫn tồn tại nhiều hẹn chế khiến nhiều nhà quản lý đau đầu. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, việc kiểm điểm đồng cấp rất rườm rà, quan liêu, thậm chí gây căng thẳng và mất nhiều thời gian.

Một số câu hỏi khiến các nhà quản lý băn khoăn là: Làm thế nào để đánh giá đồng nghiệp một cách chính trực, công tâm nhất? Làm thế nào để thiết kế các bảng hỏi hiệu quả nhưng không gây mâu thuẫn?

1. Nghịch lý về vai trò ngang bằng

Việc đánh giá đồng nghiệp bắt nguồn từ quan điểm cho rằng người có khả năng đánh giá tốt nhất là người có liên hệ gần gũi nhất. Đặc biệt  trong một doanh nghiệp mở, các nhà quản lý rất dễ bỏ sót thông tin cần thiết vì phong cách quản lý dân chủ. Vì vậy, chỉ những đồng nghiệp tiếp xúc hàng ngày mới các cảm nhận chân thực nhất.

nhược điểm của đánh giá 360
Đánh giá 360 độ có một số hạn chế mà nhà quản lý cần lưu ý khắc phục

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là bất kỳ ai cũng sẵn sàng đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác. Họ sẽ được người ẩn danh nhưng vẫn sẽ tồn tại sự miễn cưỡng khi đưa ra một số đánh giá tiêu cực. Những đánh giá đó được ghi nhận một cách chính thức để khen thưởng / phạt đồng nghiệp của họ thì việc này càng khó khăn hơn.

Như vậy, các đánh giá từ đồng nghiệp thường tích cực quá mức, kết quả bị bóp méo và không phản ánh chính xác hiệu quả công việc của nhân viên.

2. Nghịch lý hoạt động nhóm 

Hầu hết các hoạt động bình chọn đồng đẳng không làm nổi bật kết quả hoạt động của nhóm. Thay vào đó, nó chỉ tập trung vào một người nhất định.

Kết quả là, nếu một nhóm đang hoạt động tốt, các thành viên sẽ không chỉ trích lẫn nhau. Nếu một nhóm làm việc không hiệu quả, họ dễ dàng coi đánh giá này là một cách để quy trách nhiệm cho cá nhân. Họ có thể cùng nhau từ chối đưa ra đánh giá.

Cuối cùng, phương pháp đánh giá 360 độ thậm chí đem đến hiệu ứng ngược. Nó tạo ra cảm giác không tin tưởng, chống lại tinh thần chung và ảnh hưởng tiêu cực đến cho môi trường kinh doanh.

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC 360 ĐỘ VỚI AMIS CÔNG VIỆC

3. Nghịch lý đo lường: Đánh giá càng kỹ càng khó áp dụng 

Về mặt logic, hệ thống tính điểm thẳng thắn như bảng đánh giá nhân viên 360 độ sẽ giúp người quản lý dễ dàng tổng hợp ra những kết luận khách quan và chính xác nhất. Tuy nhiên, trên thực tế xếp hạng này không đem lại những đánh giá định tính hay hiểu biết sâu sắc về những gì nhân viên đã có và đang thiếu, hoặc những gì cần được cải thiện.

IV. Làm thế nào để triển khai đánh giá 360 độ?

Có thể nói rằng, sự thành công của việc đánh giá nhân viên phần lớn bị ảnh hưởng bởi năng lực lãnh đạo quản lý của người quản lý. Nhân viên sẽ cần một hình mẫu, một nhà phê bình thiện chí chứ không phải với tư cách là người phán xét gay gắt.

1. Các hoạt động chung

Một số điều mà nhà quản lý có thể làm để cải thiện hiệu quả đánh giá 360 độ là:

  • Thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích mà việc này có thể mang lại.
  • Hướng dẫn nhân viên về cách đưa và nhận đánh giá: đánh giá mang tính xây dựng là gì và cách sử dụng kết quả của nó.
  • Tạo một biểu mẫu đánh giá phù hợp. Người quản lý có thể đưa ra đề xuất và luôn yêu cầu cấp dưới đánh giá định kỳ hoặc sau khi hoàn thành dự án.
  • Nếu bạn thấy đánh giá không công bằng, hãy khuyến khích để nhân viên đưa ra các bình luận cởi mở, khách quan hơn.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải xác định rõ quy mô và mục tiêu trước khi tiến hành đánh giá nhân viên.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

2. Mục đích hành động

Trong hầu hết các trường hợp, mục đích của việc đánh giá nhân viên là đưa ra những gợi ý hữu ích và kịp thời để giúp họ cải thiện hiệu quả công việc một cách nhanh chóng. Đây là lúc mà đánh giá định tính rất quan trọng cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo và quản lý.

Nếu những người tham gia hiểu được mục đích này, bạn sẽ có thể hạn chế hậu quả của nghịch lý đo lường. Tuy nhiên, đôi khi mục đích của cuộc đánh giá chỉ đơn giản là kiểm tra hoạt động kinh doanh và giải quyết các xung đột tiềm ẩn giữa các thành viên.

mục đích của đánh giá 360
Nhà quản lý cần xác định mực đích đánh giá trước khi thực hiện

Lúc này, bạn có thể chỉ cần tiến hành đánh giá trực tiếp giữa một số ít nhân viên liên quan. Nếu nhận thấy giữa hai nhân viên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, bạn có thể yêu cầu hai nhân viên gặp mặt để giải quyết hiểu lầm giữa họ.

Ngoài ra, việc tham gia đánh giá của đồng nghiệp cũng có thể tạo ra tinh thần trách nhiệm cho nhân viên. Cách làm này có tầm quan trọng nhất định đối với tổ chức.

Vì khi bạn muốn thúc đẩy văn hóa tự chủ và trao quyền trong tổ chức của mình, cách tiếp cận tốt nhất là yêu cầu nhân viên của bạn thiết kế các chương trình đánh giá thành viên nội bộ của riêng họ.

Bằng cách đó, họ không bị cuốn vào mục tiêu lương thưởng. Thay vào đó, đánh giá trở nên đúng với mục tiêu cải thiện hiệu suất. Như vậy, nhà quản lý và doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề cốt lõi.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

3. Quy mô hoạt động

Như trong nghịch lý đo lường và khen thưởng, hoạt động đánh giá càng nhanh và đơn giản thì hiệu quả càng kém. Nhưng câu hỏi đặt ra cho người đứng đầu là khiến các cá nhân đánh giá một cách nghiêm túc. Bạn phải tìm ra phương pháp để họ cảm thấy hiệu quả liên quan trực tiếp đến mình. Vì vậy, các nhà quản lý cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn mức độ đánh giá.

quy mô đánh giá 360 độ
Quy mô đánh giá 360 độ sẽ phụ thuộc vào mục đích của người đứng đầu

Mặt khác, không phải tất cả các vị trí đều được cấu tạo như nhau. Vì vậy, hình thức lý tưởng nhất là bạn xây dựng được các quy trình đánh giá phù hợp với từng vị trí chuyên môn.

Bảng câu hỏi càng chi tiết, sát với thực tế thì nhân viên càng có cơ sở để đánh giá đúng một người theo quan điểm của họ. Với các làm trên, hiệu quả từ phương pháp 360 độ sẽ được tối ưu.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01


 

V. Kết luận 

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn đọc phương pháp đánh giá 360 độ trong tổ chức, doanh nghiệp. Nếu bạn phát huy và thực hiện đúng cách, việc đánh giá nhân viên này sẽ đem lại những cái nhìn tổng quan, chính xác hơn để người đứng đầu quản lý nhân sự. Từ đó, doanh nghiệp có phương hướng thưởng phạt công bằng cũng như điều hòa quan hệ giữa các thành viên.

Như vậy, đánh giá nhân viên 360 độ được xem như một biện pháp hỗ trợ nhà quản lý giải quyết bài toán khó về nhân viên, thúc đẩy họ phát huy tốt hơn trên vị trí làm việc của mình. Thêm vào đó, nó cũng tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Để biết thêm nhiều kiến thức quản lý điều hành hữu ích khác, bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của MISA AMIS. Chúc bạn thành công ứng dụng những nội dung này vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả