Thuật ngữ Lean Production là gì khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là ở khâu sản xuất. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm này và lợi ích của, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn.
MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN |
I. Tổng quan khái niệm Lean Production là gì?
Lean Production là mục tiêu hướng tới của bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả mô hình Lean vào sản xuất thì sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí và giảm lãng phí. Vì vậy, đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị về mô hình này.
1. Tìm hiểu Lean Production là gì?
Lean Production là gì? Đây là thuật ngữ tiếng anh của khái niệm “sản xuất tinh gọn” nó còn có cài tên khác là Lean manufacturing
Theo Theo trang searcherp thì sản xuất tinh gọi là phương pháp sản xuất tập trung vào việc giảm thiểu tối đa chất thải và tối đa hóa năng suất, tiết kiệm chi phí.
Từ “tinh gọn” trong thuật ngữ đơn giản có nghĩa là không thừa, vì vậy sản xuất tinh gọn có thể được dịch đơn giản thành sản xuất với chất thải tối thiểu. (Theo trang techopedia)
Vì lý do đó, Lean được đánh giá là một trong những phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại giúp tinh gọn hóa sản xuất. Nó ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp lớn khi mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Hệ thống sản xuất tinh gọn – Lean Production đã vượt ra khỏi ranh giới kinh doanh truyền thống. Hiện nay, nó thậm chí được ứng dụng để mở rộng ra khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Chúng bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện,…
>> Tìm hiểu thêm: Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
2. Các nguyên tắc chính của phương thức quản trị Lean Production
Quản trị Lean Production là gì được các nhà quản lý quan tâm. Để thực hiện quản trị tinh gọn, bạn cần phải đảm bảo thực hiện tốt các kỹ năng sau:
2.1. Xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ
Một trong những nguyên tắc khi làm kinh doanh đó chính là giành được giá trị khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể xác định bằng nhiều cách khách nhau như phỏng vấn, khảo sát, nghiên cứu thị trường,….
2.2. Xác định dòng chảy giá trị
Ở nguyên tắc này, các nhà quản trị cần phải xác định cả những lợi hoặc các yếu tố không cần thiết với sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp loại bỏ được những hoạt động đang gây lãng phí. Khi nó, các nguồn lực cũng được tập trung tốt hơn cho các nhiệm vụ quan trọng.
2.3. Thiết lập dòng chảy công việc
Sau khi loại bỏ các yêu tố gây nhiễu, nguyên tắc thiết lập dòng chảy công việc sẽ đảm bảo công việc được tiến hành một cách trôi chảy. Nếu doanh nghiệp sắp xếp các bước theo đúng trình tự, thao tác loại bỏ những lãng phí vẫn được thực hiện đồng thời với các hoạt động hiệu quả.
2.5. Nguyên tắc kéo
Trong quá trình tổ chức sản xuất, bạn thường gặp tình trạng nhiều nguồn hàng, nguyên liệu bị lãng phí. Đặc biệt, hàng tồn kho là đối tượng có khả năng lãng phí lớn nhất.
Nguyên tắc kéo giúp các nhà quản trị dự trữ được nguyên vật liệu theo nhu cầu được dự đoán trong quy trình quản trị tinh gọn. Do đó, đơn vị sản xuất chỉ cần tạo ra số lượng cần thiết của sản phẩm/ dịch vụ tại thời điểm nhất định.
Nguyên tắc này được thực hiện phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Nó đòi hỏi các nhà quản trị cần phải nghiên cứu thị trường một cách chính xác và sâu sắc nhất. Ngoài ra, tất cả quy trình phải được sắp xếp hợp lý để tránh làm tiêu phí thời gian của toàn bộ máy.
2.6. Tìm kiếm sự hoàn hảo
Đây là nguyên tắc cuối cùng trong 5 nguyên tắc nhưng là nguyên tắc quan trọng nhất. Quy trình ngăn sự lãng phí các nhà quản trị sẽ được thực hiện lần lượt qua các bước trên. Thế nhưng, ý nghĩa cốt lõi của quy trình quản trị tinh gọn là cải tiến liên tục. Chính vì vậy, mỗi nhân viên cần phải hướng tới sự hoàn hảo nhằm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.
Sự ra đời của Lean Production – sản xuất tinh gọn là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động quản lý, tăng năng suất cho toàn bộ nhân viên. Trong thị trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN |
>> Xem ngay: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp
III. Lợi ích trong sản xuất của phương pháp Lean Production
Sản xuất tinh gọn – Lean Production là chiến lược sản xuất dựa vào kỹ thuật của hệ thống cải tiến không ngừng. Phương pháp này yêu cầu người lao động tham gia vào các quy trình nhỏ nhất nhằm giảm thiểu lãng phí, tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả. Cùng AMIS tìm hiểu cụ thể hơn về 6 lợi ích chính của mô hình Lean dưới đây:
1. Giảm chi phí tồn kho
Như đã đề cập ở phần mục tiêu, giảm chi phí tồn kho cũng là một trong những lợi ích của Lean Production. Khi các doanh nghiệp áp dụng thành công, Lean sẽ góp phần làm giảm các nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm. Càng ít hàng tồn kho, doanh nghiệp càng tiết kiệm ngân sách để thuê kho chứa, nhân công.
2. Loại bỏ hao phí trong sản xuất
Phương pháp sản xuất tinh gọn tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình thức. Trong phương pháp này, dây chuyền sản xuất sẽ được xây dựng nhằm giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa các công đoạn.
Đồng thời, nó hạn chế thời gian chờ đợi giữa các bước trong sản xuất. Ngoài ra, Lean Production còn giải quyết nhanh chóng các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền.
3. Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Phương pháp Lean giúp các công nhân vận chuyển linh kiện ngay sau khi hoàn thành. Nó đảm bảo tiến độ công việc diễn ra nhanh chóng, tăng năng suất, linh hoạt trong công việc.
Thêm vào đó, Lean hạn chế vấn đề bất ngờ cũng như các hoạt động bất cập xảy ra giữa đội ngũ nhân sự, giảm thiểu khoảng thời gian chết.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
4. Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất, cung cấp dịch vụ
Với các ưu điểm như hạn chế thời gian rảnh rỗi, giảm thiểu hao phí sản xuất, hạn chế thời gian chờ đợi chuyển giao, Lean Production sẽ rút ngắn thời gian chu trình sản xuất, cung cấp đa dạng sản phẩm cho khách hàng.
5. Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt
Khả năng linh động nhanh chóng mà Lean đem lại cho doanh nghiệp là một trong những lợi thế to lớn. Trong một xã hội ohast triển nhanh như hiện nay, nó tạo nên sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
6. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Quản trị tinh gọn cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm các yếu tố gây áp lực. Nó cũng trao quyền cho người lao động để tham gia vào quy trình cải tiến sản phẩm. Tất cả tạo nên động lực làm việc chăm chỉ, tập trung hơn cho đội ngũ nhân viên.
Phần mềm MISA AMIS Công việc – giải pháp thực hiện Lean Production cho doanh nghiệp
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số.
IV. Kết luận
Áp dụng thành công phương pháp Lean Production là gì mang lại cho doanh nghiệp kết quả vượt trội. Nhiều công ty, doanh nghiệp đã có thể xử lý được tình trạng hàng tồn kho, giao hàng đúng hẹn. Ngoài ra, các hệ thống quản lý và lên lịch trong sản xuất diễn ra trơn tru giúp cho kế hoạch kinh doanh hoạt động ở mức hiệu suất cao.