Năng suất là gì? Cách nâng cao năng suất làm việc

08/04/2022
2578

Năng suất là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm. Vậy năng suất là gì? Có những cách nào để nâng cao năng suất làm việc? Hãy cùng MISA AMIS đi tìm câu trả lời ngay!

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN 

I. Năng suất là gì? 

1. Năng suất là gì?

Năng suất trong tiếng Anh là Productivity. Khái niệm này đã xuất hiện ngay từ lúc hoạt động sản xuất của con người bắt đầu.

Năng suất là gì được hiểu là kết quả phản ánh số lượng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động có thể làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất thường được tính là sản lượng/giờ công hoặc sản lượng/ngày công.

nâng cao năng suất
Năng suất phản ánh hiệu quả công việc của nhân viên

Trong đó, kết quả làm việc của mỗi người lao động là khác nhau. Tức là trong những cùng khoảng thời gian, người A có thể sẽ tạo ra ra nhiều sản lượng hơn người B. 

Việc đo lường năng suất làm việc như vậy giúp người quản lý so sánh hiệu quả làm việc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, chúng ta có thể đối chiếu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, với các ngành nghề hay các nước với nhau… Sau cùng, ban lãnh đạo sẽ phải tìm ra cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên hiệu quả nhất. 

2. Ví dụ về năng suất

Có thể giải thích đơn giản cho thuật ngữ “năng suất” trong kinh tế bằng khối lượng đầu ra cho mỗi đơn vị tài nguyên đầu vào. Công thức áp dụng như sau: Năng suất = Giá trị đầu ra/Thời gian và tài nguyên đầu vào.

Chẳng hạn, người ta đưa cho bạn và đồng nghiệp một số lượng nguyên liệu cần lắp ráp như nhau. Sau một giờ, bạn hoàn thành lắp ráp được 5 sản phẩm cuối cùng. Thế nhưng, nếu đồng nghiệp chỉ lắp được 4 sản phẩm trong cùng thời gian đó thì nhận thấy họ có năng suất làm việc thấp hơn. Vì trong trường hợp này họ sẽ cần dùng nhiều thời gian hơn để tạo ra cùng một số lượng sản phẩm như bạn. 

Tăng năng suất làm việc của đội ngũ đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho doanh nghiệp tối đa lợi nhuận cao hơn. Vì thế, nhà quản lý cần có những kiến thức và kỹ năng để không ngừng thúc đẩy nhân viên phát triển, quyết tâm nâng cao năng suất chung.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

II. Thực trạng về năng suất lao động ở Việt Nam

Trong thời kỳ kinh tế hiện nay, có thể thấy sự tăng trưởng tích cực trong năng suất lao động của nước ta. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn các năm từ 2016 – 2020 có sự tăng trưởng so với các giai đoạn trước đó. Cụ thể như: 

  • Tốc độ gia tăng năng suất trung bình của Việt Nam trong giai đoạn này tăng khoảng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn các năm 2011 – 2015 là 1,3%/năm. Với chỉ số này có thể thấy Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippines…
  • Vào năm 2019, năng suất lao động Việt Nam đạt 110,5 triệu đồng/ lao động, tương đương với 4.792 USD/ lao động theo giá hiện hành. 
  • Về cơ cấu, năng suất lao động khu vực nông sản – nông sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, lần lượt đạt 44,7 triệu đồng/lao động, 126,5 triệu đồng/lao động, 129,8 triệu đồng/ lao động. 

Những thông số trên thể hiện sự thay đổi tích cực về năng suất lao động trong cơ cấu kinh tế. Nhưng không thể không nói năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những điều này được phản ảnh rất rõ qua sự chênh lệch, năng suất lao động thực tế của Việt Nam chỉ bằng 7,6% năng suất của Singapore; bằng 37,9% của Thái Lan và bằng 19,5% của Malaysia…

GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN NĂNG SUẤT KÉM TRONG DOANH NGHIỆP: ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM CÁC TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

III. Tại sao cần đo lường và nâng cao năng suất làm việc?

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi về mục đích của việc đo lường năng suất là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

1. Kiểm soát và quản lý năng suất

Khi đo lường năng suất làm việc, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và quản lý năng suất của từng nhóm, từng cá nhân người lao động. Từ đó nhà quản lý có những đánh giá cũng như nhận xét về hiệu quả làm việc. Các kết quả sẽ được xem xét tổng quan trong mỗi bộ phận, trong toàn doanh nghiệp hay trong từng ngành nghề, lĩnh vực. 

quản lý năng suất
Đo lường năng suất giúp cấp trên quản lý công việc toàn diện

2. Mở ra cơ hội phát triển

Đo lường năng suất lao động còn là cách mà các doanh nghiệp thực hiện nhằm tìm ra cơ hội mới. Bạn sẽ so sánh được mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Qua đó, người quản lý có thể kịp thời đưa ra những định hướng đúng đắn hoặc đổi mới các biện pháp nhằm nâng cao năng suất một cách mạnh mẽ, nhanh chóng. 

3. Đề ra chính sách đãi ngộ 

Đo lường năng suất tạo tiền đề cho doanh nghiệp xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp đối với từng nhân viên. Quản lý sẽ đảm bảo được tính công bằng, khách quan trong việc xử phạt hay khen thưởng. Do vậy, việc đo lường hiệu quả làm việc được xem là một trong những nhiệm vụ bắt buộc cần phải có ở mỗi doanh nghiệp. 

4. Giảm thiếu chi phí không cần thiết

Việc giữ vững và nâng cao năng suất lao động cũng là cách để doanh nghiệp tránh lãng phí ngân sách. Dựa trên những báo cáo cụ thế, các công việc và khoản chi bất hợp lý sẽ được điều chỉnh kịp thời mà vẫn đảm bảo hài lòng các bên liên quan. Nó hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc mở rộng và nâng cao lợi thế trên thị trường. 

IV. Yếu tố nào quyết định đến năng suất làm việc?

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Có thể nói đến một vài yếu tố chính sau: 

1. Vốn vật chất

Vốn vật chất dùng để chỉ những công cụ, vật dụng, dụng cụ được sử dụng trong quá trình lao động. Công cụ lao động càng hiện đại, càng chất lượng thì người lao động càng có thể rút ngắn thời gian làm việc. Như vậy, nó nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả làm việc. 

yếu tố vật chất quyết định năng suất
Yếu tố vật chất cũng quyết định đến năng suất làm việc

Ví dụ, một người thợ mộc sẽ làm ra được sản phẩm đẹp, chất lượng hơn nếu người đó có đầy đủ các công cụ lao động cần thiết như bào, cưa, đục, máy tiện… 

2. Vốn nhân lực

Vốn năng lực là thuật ngữ mà các nhà kinh tế dùng để nói đến dùng để chỉ những kiến thức và kỹ năng mà người lao động tiếp nhận, tích lũy trong quá trình làm việc. Vốn nhân lực được coi là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc.

Những kỹ năng được hình thành trong quá trình sống, làm việc, học tập từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng đại học hay các trường dạy nghề cũng được coi là vốn nhân lực. 

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động. Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Ví dụ như đất đai, sông ngòi, khoáng sản, nông sản… 

TỐI ƯU QUY TRÌNH LÀM VIỆC, QUẢN LÝ NĂNG SUẤT NHÂN VIÊN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Đâu là tiêu chí đánh giá năng suất của người lao động?

Các doanh nghiệp có nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên họ vẫn đánh giá năng suất là gì dựa vào các tiêu chí chính sau đây:

tiêu chí đánh giá năng suất
Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá năng suất

1. Đánh giá dựa trên năng lực

Các doanh nghiệp thường có xu hướng đánh giá dựa trên năng lực của nhân viên qua các yếu tố sau:

  • Mức độ làm việc của nhân viên: Với tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào chỉ số, mục tiêu mà người lao động đề ra từ đầu giai đoạn làm việc để đánh giá hiệu suất công việc cũng như năng suất lao động
  • Sự phát triển của vị trí công việc: Nhà quản lý hoặc người lãnh đạo cũng sẽ đưa ra một vài chỉ tiêu KPI, một số yêu cầu cao hơn trong công việc nhằm giúp họ phát hiện ra những ứng viên tiềm năng. Đây có thể là nguồn nhân lực lãnh đạo trong tương lai. 
  • Kết quả hoàn thành công việc: Năng suất làm việc còn được đánh giá dựa trên khả năng làm việc của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, nhờ việc xem xét tiến trình công việc, người lãnh đạo còn có thể đưa ra kế hoạch để đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ. 

2. Đánh giá người lao động qua mục tiêu

Để đánh giá năng suất làm việc thông qua mục tiêu, doanh nghiệp đánh giá dựa trên những tiêu chí:

  • Đánh giá năng suất theo mục tiêu hành chính: Mỗi nhân viên ở mỗi phòng ban, bộ phận hay đội nhóm thường sẽ được đánh giá theo thang một thang điểm về KPI nhất định. Thông qua hệ thống này, nhân viên sẽ được khen thưởng, đề bạt một cách thích hợp. 
  • Kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển: Bên cạnh việc khen thưởng, đề bạt, thang điểm KPI còn giúp các nhà lãnh đạo biết được mục tiêu cũng như nguyện vọng phát triển của nhân viên. Nhờ đó, họ vừa đánh giá được năng suất vừa tìm ra kế hoạch phát triển tốt cho nhân sự của mình. 

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

VI. Bí kíp giúp nâng cao năng suất làm việc

Việc nâng cao năng suất làm việc là vấn đề mà các doanh nghiệp hay cá nhân mỗi nhân viên, người lao động đều rất trăn trở. Vậy bí kíp nâng cao năng suất là gì?

1. Phân công công việc dựa trên năng lực của người lao động

Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên là điểm mấu chốt để nâng cao năng suất làm việc. Điều này đòi hỏi cấp trên phải nhìn nhận đúng về năng lực cũng như điểm mạnh, điểm yếu ở mỗi nhân viên. Với căn cứ đó, phân công công việc phù hợp sẽ cho phép nhân viên phát huy toàn bộ lợi thế của mình trong công việc. 

>> Xem thêm: 10 phần mềm tăng năng suất công việc hiệu quả nhất 2022

2. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Một môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, thoáng mát sẽ giúp cho tinh thần của nhân viên thêm phấn khởi, thoải mái. Giữ được trạng thái tinh thần tốt thì sự tập trung, tốc độ làm việc cũng được nâng cao. 

cách nâng cao năng suất
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại sẽ thúc đẩy năng suất tăng cao

Ngoài ra, một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp còn tạo động lực rất lớn cho mỗi nhân viên cải thiện năng suất. Với những công việc đòi hỏi làm việc theo đội nhóm thì môi trường và kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng. 

3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu 

Nội bộ công ty đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu chung cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng suất lao động. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết, thấu hiểu giữa mỗi cá nhân, hỗ trợ nhau cùng đi lên. 

4. Có chính sách khen thưởng và phê bình hợp lý

Chính sách khen thưởng, phê bình đóng đóng vai trò thúc đẩy, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Khen thưởng kịp thời tạo động lực cho họ ra sức phấn đấu đạt được mục tiêu. Cùng với đó, phê bình đúng lúc cũng sẽ giúp nhân viên kịp thời nhìn nhận lại lỗi sai, thay đổi thái độ nghiêm túc hơn. 

Hệ thống chính sách khen thưởng và phê bình hợp lý còn góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh, năng động và chuyên nghiệp. Để quản lý tốt thông tin nhân sự, HR nên sử dụng AMIS thông tin nhân sự. Đây là phần mềm quản lý thông tin nhân sự được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

5. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ

Việc nắm chắc các kỹ năng chuyên môn trong công việc sẽ giúp người lao động tự tin hơn khi xử lý các nhiệm vụ được giao. Đây là tiền đề của sự phát triển chung của cả bộ máy. 

MISA AMIS – giải pháp quản lý toàn diện, tăng ngay năng suất 

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc quản lý điều hành. Doanh nghiệp có thể phân công cụ thể, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Với AMIS, người quản lý không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01

VII. Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu tổng quan về năng suất là gì, các biện pháp nâng cao năng suất làm việc. Hy vọng bạn đã có thêm các thông tin hữu ích để nâng cao năng suất của cá nhân, đội nhóm trong doanh nghiệp mình. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả